Đại sứ Mỹ Kritenbrink chúc Tết bằng… rap Việt
Trong video chúc Tết Nguyên đán ấn tượng bằng hình thức hát rap, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink chia sẻ: “Tết ở Việt Nam là vui nhất!”. Ông nhấn mạnh về tình hữu nghị Việt – Mỹ, về mối quan hệ đối tác tin cậy giữa hai nước.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink và rapper Wowy trong video chúc Tết Nguyên đán – Ảnh chụp màn hình
Tối 8-2 (27 Tết), tài khoản Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tung ra đoạn video chúc Tết ấn tượng từ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: “Khi đại sứ Mỹ chúc Tết bằng rap Việt!”.
“Bằng tất cả tình cảm quý mến dành cho Việt Nam, cộng thêm sự trợ giúp nhiệt tình từ huấn luyện viên ‘mát tay’ (rapper) Wowy thì những lời chúc mừng năm mới cực kỳ chân thành của ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã khiến (rapper) Binz Da Poet phải thốt lên: “Ờ mây ding! Gút chóp (Amazing! Good job)” – Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mô tả trên Facebook.
Đoạn video dài gần 3 phút mở đầu với hình ảnh Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink xuất hiện trên đường phố xen lẫn với cảnh ông xem “Rap Việt” – chương trình tìm kiếm tài năng về rap “gây sốt” thời gian qua tại Việt Nam – và việc bày tỏ rất hứng thú với cuộc thi này. Ông đã có cuộc gặp gỡ với Wowy – một trong các huấn luyện viên của Rap Việt.
Dạo bước trong không khí Tết trên những con phố của Hà Nội và TP.HCM cùng rapper Wowy, ông Kritenbrink đã giới thiệu về bản thân mình, về chuyến đi tới Hà Nội 3 năm trước với vai trò đại sứ và sau đó vào phần chính là chúc Tết. Tuy nhiên, Đại sứ Kritenbrink truyền tải những điều này thông qua hình thức có lẽ chưa từng thấy ở ông: “hát rap”.
“Mở lịch ra nào, Tết đang tới rồi! Cần Thơ và Đà Nẵng đều đã sẵn sàng. Xuân xuân ơi xuân đã về. Dọn dẹp nhà cửa đón bạn bè. Chuẩn bị hoa mai và hoa đào. Sẵn sàng để mở tiệc từ Hà Giang tới Cà Mau. Tết ở Việt Nam là vui nhất!” – Đại sứ Kritenbrink mở màn bản rap.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chúc Tết – Video: Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết ông yêu thích món lẩu nóng, khoái cà phê sữa đá và ngay dịp Tết Nguyên đán mang theo lì xì để tặng con nít.
Và đặc biệt sau nhiệm kỳ 3 năm qua tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink đã nhấn mạnh về quan hệ Việt – Mỹ: “Từ biên giới nước tôi tới biên giới Việt Nam, tình đoàn kết bền vững qua năm tháng. Mỹ và Việt Nam, tình hữu nghị vĩnh cửu. Chúng ta là đối tác tin cậy, cùng phát triển”.
Ông gửi lời chúc bình an tới mọi người nhân dịp Tết Nguyên đán. “Chúc mừng năm mới! Hãy lan tỏa niềm vui này! Chúc mừng năm mới, khắp mọi nơi! Tết Tết Tết, Tết đến rồi!”.
Đại sứ Mỹ: Chất lượng không khí Việt Nam 'đáng lo ngại'
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam rất nghiêm trọng và cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết.
"Chỉ số chất lượng không khí của Việt Nam thường ở mức không tốt cho sức khỏe và đây là vấn đề đáng lo ngại", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nói tại buổi tọa đàm "Giải quyết vấn đề Khủng hoảng Chất lượng Không khí: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam" ở Hà Nội chiều 25/1. Ông cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông, mà một trong những nguyên nhân là do gió, thời tiết, đốt chất thải hoặc rơm rạ, khí thải từ phương tiện giao thông và sản xuất điện.
Nhiều ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức "rất xấu", như trong ngày 21/1, 5 điểm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ở Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200. Hơn 30 điểm quan trắc của Hà Nội không có điểm nào AQI trung bình, đa phần là "xấu" (tập trung ở nội thành) và "kém" (ở ngoại thành).
Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu tại tọa đàm về chất lượng không khí tại trụ sở Trung tâm Mỹ ở Hà Nội chiều 25/1. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.
Đại sứ Kritenbrink cho biết phái đoàn Mỹ đã thiết lập những hệ thống giám sát chất lượng không khí ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp các chỉ số chất lượng không khí cho nhân viên, công dân Mỹ ở Việt Nam cũng như tất cả ai quan tâm.
"Chúng tôi là một trong những cơ quan đầu tiên công bố dữ liệu về chất lượng không khí trực tuyến cho Việt Nam và hy vọng nỗ lực này sẽ cổ vũ các cơ quan khác làm điều tương tự", ông Kritenbrink nói.
Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí hàng chục năm qua và mong muốn được chia sẻ điều đó với Việt Nam.
"Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, dự định và mục tiêu của chúng tôi là muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà Mỹ vất vả có được, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chúng ta có thể có được bầu không khí sạch", ông cho hay.
Mỹ ban hành Đạo luật Không khí sạch vào năm 1970 cùng nhiều biện pháp phối hợp tích cực cấp liên bang và địa phương. Đến năm 2017 nước này đã giảm 73% khí phát thải gây ô nhiễm.
Ông Kritenbrink cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chính phủ Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc giám sát môi trường và thực thi các quy định, xử lý chất thải phù hợp, thay thế năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch.
Bà Brittany Thomas, đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cũng chia sẻ nhiều hoạt động của tổ chức nàycùng chính phủ Mỹ, nhằm hỗ trợ Việt Nam đối phó với ô nhiễm trong khí, như chương trình Clean Air Green City (CAGC, Thành phố xanh không khí sạch) hay dự án Hành động giảm ô nhiễm trị giá 11,3 triệu USD.
Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông tại Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết thành phố đã có những động thái tích cực nhằm đối phó với ô nhiễm không khí. Nổi bật là hai chỉ thị 15, ban hành năm 2019 và 2020, về việc loại bỏ bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, cùng chỉ thị 19 về các giải pháp giải quyết chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo bà, Hà Nội đã giảm 91,61% bếp than tổ ong kể từ năm 2017 tới tháng 12/2020.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội hiện chưa giảm. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hồi đầu tháng công bố hàng loạt nguyên nhân gây ô nhiễm như thời tiết, các cụm công nghiệp xung quanh phát triển manh, giao thông tăng cao, rác ùn ứ, đốt rác thải, hoạt động xây dựng, trong đó có lát đá vỉa hè, sản xuất cuối năm gia tăng.
Cấp trên kiên quyết không nhận quà biếu, cấp dưới nào dám đưa Trong quan hệ xã hội thì không có chuyện tặng, cho giá trị vật chất quá lớn, trừ trường hợp con cái tặng, biếu bố mẹ, hoặc bố, mẹ thừa kế tài sản cho con.... Ngày 20/1/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 209/BGDĐT-VP về việc tổ chức Tết năm 2021. Điều 5 Công văn 209/BGDĐT-VP ghi rõ: Thực...