Đại sứ Mỹ: Chất lượng không khí Việt Nam ‘đáng lo ngại’
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam rất nghiêm trọng và cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết.
“Chỉ số chất lượng không khí của Việt Nam thường ở mức không tốt cho sức khỏe và đây là vấn đề đáng lo ngại”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nói tại buổi tọa đàm “Giải quyết vấn đề Khủng hoảng Chất lượng Không khí: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam” ở Hà Nội chiều 25/1. Ông cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông, mà một trong những nguyên nhân là do gió, thời tiết, đốt chất thải hoặc rơm rạ, khí thải từ phương tiện giao thông và sản xuất điện.
Nhiều ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức “rất xấu”, như trong ngày 21/1, 5 điểm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ở Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200. Hơn 30 điểm quan trắc của Hà Nội không có điểm nào AQI trung bình, đa phần là “xấu” (tập trung ở nội thành) và “kém” (ở ngoại thành).
Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu tại tọa đàm về chất lượng không khí tại trụ sở Trung tâm Mỹ ở Hà Nội chiều 25/1. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.
Đại sứ Kritenbrink cho biết phái đoàn Mỹ đã thiết lập những hệ thống giám sát chất lượng không khí ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp các chỉ số chất lượng không khí cho nhân viên, công dân Mỹ ở Việt Nam cũng như tất cả ai quan tâm.
“Chúng tôi là một trong những cơ quan đầu tiên công bố dữ liệu về chất lượng không khí trực tuyến cho Việt Nam và hy vọng nỗ lực này sẽ cổ vũ các cơ quan khác làm điều tương tự”, ông Kritenbrink nói.
Video đang HOT
Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí hàng chục năm qua và mong muốn được chia sẻ điều đó với Việt Nam.
“Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, dự định và mục tiêu của chúng tôi là muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà Mỹ vất vả có được, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chúng ta có thể có được bầu không khí sạch”, ông cho hay.
Mỹ ban hành Đạo luật Không khí sạch vào năm 1970 cùng nhiều biện pháp phối hợp tích cực cấp liên bang và địa phương. Đến năm 2017 nước này đã giảm 73% khí phát thải gây ô nhiễm.
Ông Kritenbrink cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chính phủ Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc giám sát môi trường và thực thi các quy định, xử lý chất thải phù hợp, thay thế năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch.
Bà Brittany Thomas, đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cũng chia sẻ nhiều hoạt động của tổ chức nàycùng chính phủ Mỹ, nhằm hỗ trợ Việt Nam đối phó với ô nhiễm trong khí, như chương trình Clean Air Green City (CAGC, Thành phố xanh không khí sạch) hay dự án Hành động giảm ô nhiễm trị giá 11,3 triệu USD.
Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông tại Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết thành phố đã có những động thái tích cực nhằm đối phó với ô nhiễm không khí. Nổi bật là hai chỉ thị 15, ban hành năm 2019 và 2020, về việc loại bỏ bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, cùng chỉ thị 19 về các giải pháp giải quyết chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo bà, Hà Nội đã giảm 91,61% bếp than tổ ong kể từ năm 2017 tới tháng 12/2020.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội hiện chưa giảm. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hồi đầu tháng công bố hàng loạt nguyên nhân gây ô nhiễm như thời tiết, các cụm công nghiệp xung quanh phát triển manh, giao thông tăng cao, rác ùn ứ, đốt rác thải, hoạt động xây dựng, trong đó có lát đá vỉa hè, sản xuất cuối năm gia tăng.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...