Đại sứ Mỹ cáo buộc Dòng chảy Phương Bắc 2 đe dọa sự thống nhất của châu Âu
Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell trong một cuộc phỏng vấn với tờ Điện tín Rheinische nói rằng Dòng chảy phương Bắc 2 không ảnh hưởng lớn đến Đức, nhưng sự thống nhất châu Âu đang bị đe dọa vì dự án này
Đại sứ Mỹ tại Đức cáo buộc Dòng chảy Phương Bắc 2 đe dọa sự thống nhất của châu Âu.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Điện tín Rheinische đăng ngày 15/1, Đại sứ Richard Grenell tuyên bố Mỹ có thể áp trừng phạt đối với các công ty Đức tham gia xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga là do lo ngại về an ninh năng lượng châu Âu và việc trung chuyển khí đốt từ Moscow qua Ukraine.
Đối với câu hỏi liệu việc gửi thư đe dọa trừng phạt các công ty Đức tham gia dự án khí đốt của Nga có phải là nhiệm vụ của một nhà ngoại giao hay không, ông Grenell nói rằng nhiệm vụ của ông với tư cách là một đại sứ Mỹ đại diện cho chính sách của Washington trước chính phủ và các DN ở Đức.
Tuy nhiên, Đại sứ Grenell không trả lời câu hỏi Chính phủ Mỹ có thể áp dụng hình thức trừng phạt nào đối với các công ty Đức.
Đại sứ Grenell lý giải ràng nhiệm vụ chính của một nhà ngoại giao là bảo vệ công dân và bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã có những cảnh báo rõ ràng liên quan đến an ninh năng lượng và ảnh hưởng địa chính trị của dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 và tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề này.
Video đang HOT
Ông cũng tuyên bố Washington sẽ không tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về tuyến đường ống khí đốt này mặc dù Mỹ là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy trên thị trường thế giới.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, Dòng chảy Phương Bắc 2 không phải là một dự án kinh tế thuần túy và việc xây dựng này chỉ nhằm mục đích tạo ra một tuyến đường vận chuyển khí không thể thay thế đến châu Âu, bỏ qua Ukraine.
Đại sứ Grenell nói thêm rằng sự tồn tại của dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ có tác động lớn không chỉ đối với Đức, mà còn đối với toàn bộ châu Âu. Vì vậy, theo ông Grenell, đã có nhiều nước châu Âu phản đối việc thực hiện dự án.
“Đức nên tính đến mối quan tâm của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác và các nước láng giềng về tác động tiêu cực của dự án đường ống khí đốt này đối với họ”, ông Grenell nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 13/1 vừa qua, tờ Bild của Đức đưa tin, Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đã gửi thư cho một loạt công ty Đức, trong đó bóng gió đề cập tới khả năng Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những công ty của Đức ủng hộ dự án xây dựng đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 14/1 đã phản đối việc gửi thư đe dọa của Đại sứ Grenell, nói rằng hành động này là “không thể chấp nhận được”.
Được biết, Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom của Nga cùng 5 công ty châu Âu. Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối dự án này. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Tổng thống Donald Trump chỉ trích dự án nhằm giành lợi thế cho DN Mỹ trong việc cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.
Theo kinhtedothi
10 người mất tích do tàu chìm ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ
Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 10 người đã mất tích ngày 12/11 sau khi một chiếc tàu chở người di cư bất hợp pháp chìm ở bờ biển phía Tây nước này.
Xác người di cư trôi dạt vào bờ biển quận Kusadasi ở tỉnh Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 3/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hai người di cư trái phép đã bơi vào bờ biển ở huyện Dikili, tỉnh Izmir và cho biết chiếc tàu chở họ đã bị chìm cùng với 10 người mất tích.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã điều 3 tàu và 1 máy bay trực thăng tham gia chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ những người mất tích.
Hãng thông tấn nhà nước Anadolu ngày 12/11 đưa tin trong một vụ việc khác, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã vây bắt 73 người nhập cư bất hợp pháp mang các quốc tịch Iraq, Iran, Afghanistan và Pakistan tại tỉnh Kirklareli, phía Tây Bắc nước này, giáp giới với Bulgaria. Những người này đang tìm cách tới châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường trung chuyển chính của những người di cư tìm cách tới châu Âu, đặc biệt là từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria năm 2011.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn Syria và 300.000 người Iraq.
Số người di cư tới châu Âu đã giảm kể từ mức đỉnh điểm năm 2015 khi hơn 1 triệu người đến Hy Lạp qua đường Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu bằng tàu thuyền.
Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đạt một thỏa thuận nhằm ngăn dòng người di cư, trong đó Ankara đồng ý tiếp nhận trở lại những người di cư đến các đảo của Hy Lạp để đổi lấy các khoản hỗ trợ tài chính của EU.
Tuy nhiên, sau đó Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần chỉ trích EU không thực hiện đúng các cam kết.
Theo vietnamplus
Quan hệ nồng ấm bất ngờ giữa tổng thống Nga và Mỹ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay ông đã cuộc trao đổi ngắn nhưng tốt đẹp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump bên lề sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày chấm dứt Thế chiến 1 tại Pháp. Cái bắt tay nhiệt tình giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga tại Khải Hoàn Môn hôm 11.11 AFP Dù Nga và Mỹ...