Đại sứ mới của Mỹ tại Liên hợp quốc gây tranh cãi
Kelly Craft, vợ tỷ phú ngành than hiện đang là đại sứ tại Canada, trở thành đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc bất chấp sự phản đối của một số thành viên Dân chủ.
Thượng viện Mỹ xác nhận bà Craft trở thành Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bất chấp sự phản đối của đảng Dân chủ khi cho rằng ứng cử viên của Tổng thống Donald Trump quá thiếu kinh nghiệm cho vị trí này.
Việc bổ nhiệm này giúp kết thúc thời kỳ 7 tháng Mỹ không có phái viên thường trực tại Liên hợp quốc.
Bà Kelly Craft. (Ảnh: Reuters)
Đại sứ tại Liên hợp quốc là một trong số các vị trí cấp cao trong chính quyền ông Trump và phải trải qua nhiều quy trình bổ nhiệm. Nhà Trắng đã phải đấu tranh để có được sự ủng hộ của các quan chức.
Ông Trump đã đề cử bà Craft, 57 tuổi, cho vị trí Đại sứ tại Liên hợp quốc sau lời giới thiệu từ Lãnh đạo đa số Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell. Bà Craft đối mặt với sự phản đối quyết liệt từ một số thành viên đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Bob Menendez, thành viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại, cho rằng Craft thiếu sự nghiêm túc và chuyên nghiệp cho vị trí tại cơ quan thế giới. Craft, vợ của một tỷ phú ngành than, gây ra tranh cãi từ khi nhận chức vụ ở Ottawa vì phát biểu trên đài truyền hình Canada rằng bà tin vào “cả hai phía” của cuộc tranh luận biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, bà thừa nhận trong phiên điều trần trước bổ nhiệm cho vị trí mới này rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa toàn cầu và cam kết sẽ rút khỏi bất kỳ cuộc đàm phán nào của Liên hợp quốc về vấn đề liên quan đến than đá vì vị trí của chồng bà.
Menendez hôm 31/7 công bố một báo cáo cho biết bà Craft khi làm đại sứ tại Canada dành phần lớn thời gian của mình bên ngoài nước này. Trong khi những người ủng hộ Craft gọi bà là một nhà đàm phán cứng rắn trong thỏa thuận thương mại với Canada và Mexico, người đã thiết lập mối quan hệ làm việc tốt với cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Theo Reuters, Craft sẽ có công việc khó khăn trong việc bảo vệ chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước hết” của ông Trump và điều hướng các chỉ trích của ông về Liên hợp quốc, trong khi khiến các nhà ngoại giao toàn cầu ủng hộ các chính sách của Mỹ.
Đại sứ đầu tiên của ông Trump tại Liên hợp quốc, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley, tuyên bố từ chức vào tháng 10 và rời vị trí này vào cuối năm 2018.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Giúp các quốc gia Trung Á đối phó với tình trạng sông băng tan chảy
Văn phòng UNESCO tại Almaty hợp tác với Chương trình thủy văn quốc tế của UNESCO (IHP) và phối hợp với UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) tại Istanbul đã tổ chức một cuộc họp nhằm thiết lập chương trình hành động liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đối với các sông băng tan chảy, và đặc biệt là tăng cường khả năng phục hồi bằng cách giảm thiểu các lỗ hổng của các nước Trung Á nhằm đối phó với băng tan.
Ảnh Kristine Tovmasyan
Diễn đàn Chuyên gia trẻ lĩnh vực Di sản Thế giới 2019Thành lập Quỹ Bảo vệ Truyền thông toàn cầuTrung tâm di sản tư liệu quốc tế Hàn - UNESCO đi vào hoạt động năm 2020
Các cuộc thảo luận tập trung vào hai dự án của UNESCO, được phê duyệt cấp vốn bởi quỹ Thích ứng và GEF-UNDP (Quỹ Môi trường toàn cầu của LHQ):
Giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của dân cư ở khu vực Trung Á đối với lũ lụt băng hà (GLOFs) trong điều kiện khí hậu thay đổi (Quỹ thích ứng)
Tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia Trung Á bằng cách cho phép hợp tác khu vực để đánh giá, phát triển các phương pháp tích hợp vì sự phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (GEF-UNDP)
Cuộc họp, được tổ chức vào ngày 24-26/7 tại Almaty, Kazakhstan, đã quy tụ các đại diện của các đầu mối quốc gia thành viên của GEF và các cơ quan được chỉ định cho Quỹ thích ứng ở các nước Trung Á, các tổ chức chính phủ có liên quan trong khu vực cũng như các tổ chức khoa học, các tổ chức quốc tế và đối tác.
Trong ngày đầu tiên, các bên đã trình bày các nội dung chính của dự án GLOFs tài trợ bởi Quỹ Thích ứng, kết quả của các cuộc tham vấn cộng đồng và quốc gia được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các bước tiếp theo và các cơ chế thực hiện dự án. Ngày thứ hai, các đại biểu đã thảo luận về các yếu tố chính của dự án GEF-UNDP-UNESCO giữa các đại diện của các nước Trung Á, các nhà khoa học, đầu mối dự án của GEF và các bên liên quan khác nhằm xác định đề cương và thời gian thực hiện toàn dự án.
Một chuyến đi thực địa được tổ chức sau hội thảo hai ngày, với sự hợp tác với cơ quan quốc gia Kazakhstan về vấn đề bảo vệ dòng chảy bùn và Viện Địa lý của Kazakhstan. Trong chuyến đi thực địa, những người tham gia hội thảo được tận mắt tìm hiểu về hậu quả của dòng chảy bùn ở vùng lân cận Almaty, ghé thăm đập bảo vệ dòng chảy bùn và làm quen với công việc của chính quyền Kazakhstan cũng như các tổ chức khoa học trong việc giải quyết các rủi ro từ dòng chảy bùn.
Hội thảo và chuyến đi thực địa là cơ hội để tăng cường sự phối hợp giữa hai dự án, xác định nhu cầu và khoảng cách, xác định mối quan tâm của các quốc gia tham gia để xem xét trong quá trình thực hiện các hoạt động của dự án.
Hani
Theo Ngaynay
Thủ tướng Nhật Bản ít khả năng gặp riêng Tổng thống Hàn Quốc Theo tờ Sankei, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ít khả năng sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa 2 nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tờ Sankei dẫn nguồn tin cho biết, Thủ tướng Abe sẽ không gặp Tổng thống Moon ở Liên...