Đại sứ Lê Văn Bàng: Bầu cử Tổng thống Mỹ và tác động tới Việt Nam
Sự thay đổi lãnh đạo trong Nhà Trắng có tác động gì tới quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong tương lai cũng như chính sách hiện nay của Washington về Biển Đông?
Tờ Business Insider ngày 3/9 đưa tin cho biết, ông trùm bất động sản Donald Trump tiếp tục mở rộng khoảng cách của mình với các đối thủ khác trong đảng Cộng hòa của ông và có những dấu hiệu mới cho thấy độ bền của ông như một ứng cử viên nổi bật nhất của đảng này trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh ABC News.
Một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth mới công bố hôm 3/9 cho thấy ông Trump đang bỏ xa hơn 10 đối thủ khác trong đảng khi 30% cử tri của đảng Cộng hòa nói ngay rằng ông Trump sẽ là lựa chọn của họ khi đề cử ứng viên cho đảng ra tranh cử chính thức. Trong khi đó, đối thủ gần nhất của ông là Ben Carson chỉ nhận được 18% sự hỗ trợ như vậy.
Báo cáo của Monmouth có thể được coi là điểm sáng nhất trong một chuỗi các cuộc thăm dò được tiến hành, nhưng phần lớn chỉ cho thấy sự bất mãn sâu sắc giữa các cử tri đảng Cộng hòa với một ứng cử viên ít kinh nghiệm chính trị như ông Trump.
“Trong thực tế, mọi nỗ lực ngăn cản ông Trump trở thành ứng cử viên chính thức chỉ làm cho ông mạnh mẽ hơn,” người đứng đầu chương trình khảo sát Monmouth Patrick Murray tuyên bố.
Một trong những rào cản chính của ông Trump trong cuộc chay đua vào Nhà Trắng hiện nay là tính hợp pháp của một ứng cử viên. Nguyên do là ông Trump chưa được đảng Cộng hòa chính thức đề cử làm đại diện của mình.
Mặc dù đã tạo ra nhiều tranh cãi, nhưng ông Trump hiện được xem là nhân vật hoạt động tích cực nhất so với các ứng viên khác và đang ngày càng giành được nhiều sự ủng hộ của các cử tri trong đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, ứng viên nổi bật nhất của đảng Dân chủ vẫn là cựu Đệ nhất phu nhân, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Bà Clinton và ông Trump được xem là hai ứng viên sáng giá nhất hiện nay trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 ở Mỹ.
Trái ngược với những tiến bộ của ông Trump, tờ Sputnik của Nga hôm 4/9 dẫn kết quả thăm dò gần đây của Gallup cho biết, bà Clinton có độ sụt giảm tồi tệ nhất trong bảng xếp hạng kể từ khi rời chức Ngoại trưởng Mỹ và cảnh báo rằng, động thái này có thể kích động các cử tri đảng Dân chủ lựa chọn một ứng viên khác đại diện cho họ tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016.
“Hiện nay, chỉ có 41% người lớn Mỹ nói rằng họ đảng Dân chủ đang dẫn trước, trong khi đó 51% vẫn giữ quan điểm không thuận lợi”, Gallup cho biết trong một thông cáo báo chí.
“Khi còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, tín nhiệm của bà không bao giờ giảm xuống dưới 60%. Nhưng sau khi rời nội các và bắt đầu tham gia tranh cử Tổng thống, có các dấu hiệu cho thấy bà Clinton bắt đầu tuột dốc”, báo cáo cho biết thêm.
Đáng quan ngại hơn là báo cáo của Gallup cho thấy bà Clinton đang phải đối mặt với những khó khăn giống như đã trải qua trong chiến dịch tranh cử không thành công vào năm 2008 và làm dấy lên lo ngại rằng thất bại có thể lặp lại một lần nữa với bà Clinton.
Tuy nhiên, có một tia hy vọng nhỏ dành cho bà Clinton là hiện bà vẫn là ứng cử viên được yêu thích nhất, hơn cả các đối thủ khác trong thời điểm hiện nay.
Khả năng thắng cuộc của bà Clinton và ông Trump
Nhân sự kiện này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại sứ Lê Văn Bàng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ và là người đã góp công rất lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đã đưa ra một số đánh giá riêng về khả năng thắng cử của hai ứng cử viên trên cũng như tác động tới quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai.
Video đang HOT
Theo Đại sứ Lê Văn Bàng, việc dự đoán ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới ở thời điểm này vẫn còn là quá sớm. Tuy nhiên, các ứng viên nổi bật nhất hiện nay như bà Clinton và ông Trump đều ít có khả năng tạo ra bất ngờ hay đột phá.
Đại sứ Lê Văn Bàng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (2002-2007), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (1997-2001), Đại biện Lâm thời Việt Nam tại Mỹ (1995-1997). Ông từng tham gia và đóng góp rất nhiều công sức cho tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Ảnh Nguyễn Hường.
Nguyên do là đảng Cộng hòa hiện có tới hơn 10 ứng cử viên, trong đó ông Donald Trump là người sáng giá nhất. Tuy nhiên, ông Trump hiện chưa phải là đại diện chính thức của đảng Cộng hòa vì đảng này chưa chính thức đề cử ông. Nhưng dù có được đề cử chính thức, khả năng chiến thắng của một người ít kinh nghiệm chính trị và ngoại giao như ông Trump cũng rất ít.
Về phần bà Clinton, khả năng chiến thắng cũng không cao. Lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ cho thấy nó có sự trao đổi luân phiên giữa hai đảng trong công cuộc lãnh đạo nước Mỹ. Trước đó, ông Bill Clinton (đại diện của đảng Dân chủ) là ông chủ Nhà Trắng. Sau ông Clinton là George Bush của đảng Cộng hòa. Thay thế ông Bush là Tổng thống Barack Obama, đại diện của đảng Dân chủ. Và theo trình tự này, lượt tới Tổng thống Mỹ sẽ là một người của đảng Cộng hòa.
Hơn nữa, trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, đảng Dân chủ đã thua thảm hại trước đảng Cộng hòa, thua cả ở Thượng viện lẫn Hạ viện và số lượng Thống đốc.
Mặc dù bà Hillary hiện nay là một trong những ứng cử viên mạnh, nhưng khả năng chiến thắng vẫn chưa chắc chắn. Sự thành công hay thất bại của bà sẽ phụ thuộc rất lớn và việc các ứng viên tiếp theo của đảng Cộng hòa là ai.
Tác động đến quan hệ Việt-Mỹ
Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của người Việt Nam đối với cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ là liệu sự thay đổi lãnh đạo trong Nhà Trắng có tác động gì tới quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong tương lai cũng như chính sách hiện nay của Washington về Biển Đông hay không.
Là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm về quan hệ Việt – Mỹ, Đại sứ Lê Văn Bàng cho rằng dù ai là người chiến thắng cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chính sách của Washington đối với Việt Nam và khu vực.
Từ trước đến nay, lưỡng đảng của Mỹ thường đối đầu nhau về vấn đề nội bộ là chủ yếu. Dù chính sách bên ngoài có chút khác, nhưng với vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Biển Đông hay Trung Quốc cơ bản sẽ không thay đổi vì đây là vấn đề chiến lược, gắn liền với lợi ích cốt lõi của nước Mỹ.
Trong thực tế, Ngoại trưởng John Kerry và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain thuộc hai đảng khác nhau, nhưng vẫn bắt tay nhau để thúc đẩy các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam trong thời gian gần đây.
Sự khác biệt có thể xảy ra ở cách cư xử. Đảng Dân chủ thường hay chú ý đến vấn đề công đoàn, vấn đề người lao động, môi trường, trong khi đảng Cộng hòa thì chú ý đến vấn đề tôn giáo. Ví dụ, trong quá trình cải thiện quan hệ với Việt Nam, ông Bush thường chú trọng đến vấn đề đạo Tin Lành, trong khi ông Obama đề cao vấn đề quyền lao động.
Nguyên do của điều này xuất phát từ sự khác biệt về xuất phát điểm giữa hai đảng. Cộng hòa xuất phát từ giới địa chủ, tư bản thân với giới chóp bu, giàu có. Đảng Dân chủ là những người trẻ, nghèo, mới nổi. Do đó, mối quan tâm chính của hai đảng này sẽ khác nhau.
Ngoài ra, nếu ứng viên của Đảng cộng hòa thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, vấn đề Biển Đông có thể sẽ còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Ảnh chưa từng công bố về phản ứng của chính phủ Mỹ với vụ 11/9
Mỹ hôm qua công bố hơn 350 bức ảnh chụp ngày 11/9/2001, cho thấy nỗi sợ hãi, cơn sốc hiện rõ trên gương mặt của các lãnh đạo như tổng thống, phó tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia, ngay sau khi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra.
Những bức ảnh do nhiếp ảnh gia của phó tổng thống Mỹ Dick Cheney chụp cho thấy ông đang ngồi trong văn phòng, xem đoạn phim khói bốc lên từ Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Các bức ảnh lần đầu được công bố hôm qua cho thấy phản ứng của Cheney, Tổng thống George Bush và các thành viên khác của chính quyền vào ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố.
Hơn 350 bức ảnh được công bố theo một yêu cầu dựa trên đạo luật Tự do Thông tin. Trong ảnh, vợ chồng phó tổng thống được đưa đến Nhà Trắng và xuống Trung tâm Chiến dịch Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), trong một boong-ke dưới lòng đất.
POEC nằm dưới cánh đông của Nhà Trắng, được xây dựng với khả năng chống được một cuộc tấn công hạt nhân. Trong ảnh, Đệ nhất phu nhân Laura Bush đứng cùng vợ chồng Cheney khi các cuộc liên lạc mật được thiết lập trong căn phòng ngầm.
Ông Cheney thực hiện một loạt cuộc gọi từ PEOC, trong đó có cuộc gọi tới Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Những kẻ khủng bố tấn công Lầu Năm Góc vào lúc 9h37.
Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice ngồi cạnh ông Cheney trong PEOC. Suốt buổi sáng, họ nhận được những báo cáo về các máy bay hướng về phía Nhà Trắng.
Luật sư hàng đầu của phó tổng thống, ông David Addington quỳ bên cạnh, tham vấn với Cheney. Addington bắt đầu đảm bảo quyền pháp lý để phản ứng với vụ tấn công.
Những người có mặt trong căn phòng vào hôm đó cho biết các cuộc tấn công có tác động sâu sắc đến Cheney và định hình toàn bộ thời gian ông giữ chức.
Richard Clarke, cố vấn đặc trách chống khủng bố (đứng), đang tìm phương án phản ứng tại Nhà Trắng.
Cheney thảo luận với Tổng thống Bush, người đến PEOC vào lúc 19h, sau khi máy bay chở ông đổi hướng tới Louisiana và Nebraska.
Trước khi phát biểu trước toàn dân, ông Bush trao đổi trước với Tham mưu trưởng Andrew Card, ông Cheney và bà Rice.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) George Tenet (trái) và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller xem Tổng thống Bush phát biểu. Ông Bush hứa với đất nước chính phủ sẽ săn lùng "những kẻ khủng bố thực hiện những hành động này và những kẻ chứa chấp chúng". Bài phát biểu của tổng thống Mỹ bắt đầu lúc 20h30.
Vợ chồng Cheney rời Nhà Trắng tới "một địa điểm không được tiết lộ".
Máy bay Marine Two cất cánh, chở theo vợ chồng phó tổng thống Mỹ.
Việc đưa phó tổng thống đi là một phần trong kế hoạch của đội mật vụ nhằm bảo đảm tính liên tục của sự lãnh đạo.
Ảnh được công bố cho thấy ông Cheney đã tới Trại David. Vào ngày 11/9/2001, hai máy bay đâm vào Tháp đôi, những chiếc khác đâm vào Lầu Năm Góc và rơi xuống Pennsylvania. Các cuộc tấn công làm gần 3.000 người chết.
Trọng Giáp
Ảnh: US National Archives
Theo VNE
Cựu Tổng thống Bush thu của thương binh 100.000 USD tiền phát biểu Cựu Tổng thống George W.Bush (Bush con) đang bị cộng đồng mạng chỉ trích te tua sau thông tin ông thu đến 100.000 USD cho bài phát biểu trong một buổi vận động gây quỹ cho thương binh. Cựu Tổng thống Bush thường thu phí từ 100.000 - 175.000 USD cho 1 bài phát biểu - Ảnh: Reuters Nghề "nói ra tiền" của...