Đại sứ Israel bất ngờ rời Ai Cập
Đại sứ Israel tại Ai Cập đã bất ngờ về nước để phản đối việc Tổng thống Ai Cập triệu Đại sứ Ai Cập tại Israel về nước. Trước đó, Đại sứ Israel cũng đã bị Tổng thống Morsi triệu tới để phản đối về các vụ tấn công của Tel Aviv ở dải Gaza.
Các vụ tấn công của Israel vào dải Daza gây thương vong cho hàng chục dân thường Palestine.
Một nguồn tin từ sân bay ngày 14/11 cho hay Đại sứ Israel và cácnhân viên đã chính thức rời Ai Cập.
“Đại sứ Israel đã bất ngờ rời Ai Cập cùng với các nhân viên trong Đại sứ quán sau khi Ai Cập triệu hồi Đại sứ tại Tel Aviv để phản đối vụ Israel không kích dải Gaza”, nguồn tin trên xác nhận.
Trước đó, trong tuyên bố phát trên truyền hình nhà nước, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Ai Cập Yasser Ali cho biết Tổng thống Morsi rất quan ngại về các vụ tấn công liên tiếp trong những ngày gần đây của Israel vào dải Gaza.
Video đang HOT
“Tổng thống Mohamed Morsi đã theo dõi các vụ tấn công giết hại nhiều dân thường Palestin của Israel. Do vậy, ông đã triệu hồi Đại sứ tại Tel Aviv và chỉ thị cho phái đoàn đại diện của Ai Cập tại Liên hợp quốc kêu gọi Hội đồng Bảo an tổ chức một cuộc họp khẩn cấp”, người phát ngôn Yasser Ali nói.
Trước tình hình này, các ngoại trưởng Liên đoàn Arập (AL) tuyên bố sẽ nhóm họp khẩn cấp vào ngày 17/11 để giải quyết vụ việc liên quan tới các đợt không kích của Israel vào Gaza.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày bày tỏ vô cùng quan ngại về tình trạng leo thang căng thăng ở Gada, đồng thời yêu cầu chấm dứt mọi hành động bạo lực ở khu vực này.
Liên tiếp 4 ngày qua, quân đội Israel đã mở hàng chục cuộc tấn công cả trên bộ và trên không vào dải Gaza để trả đũa các vụ tấn công trước đó của các tay súng Palestin vào các thành phố ở phía Nam nước này.
Các cuộc tấn công của hai bên đã làm hàng chục người thương vong, gây quan ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh trong khu vực.
Theo Dantri
Thi hài cựu hoàng Campuchia hôm nay về nước
Linh cữu của cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk sẽ được đưa từ Trung Quốc về Campuchia vào chiều 17/10, dự kiến hàng nghìn người dân sẽ ra đón linh cữu cựu hoàng.
Các tăng lữ tụng kinh và cầu nguyện cho hương hồn cựu quốc vương Norodom Sihanouk trước cửa Cung điện Hoàng gia tại Phnom Penh. Ảnh: AFP
Thông tin trên do Hoàng tử Sisowath Thomico, trợ lý riêng của ông Sihanouk, cho biết. Theo kế hoạch, quốc vương Norodom Sihamoni và Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ hộ tống thi hài ông Sihanouk về nước.
"Theo truyền thống của nền quân chủ Campuchia, thi hài của cựu hoàng sẽ được quàn trong ba tháng tại Cung điện Hoàng gia để người dân đến nói lời từ biệt trước khi ông được hỏa táng", Xinhua dẫn lời Hoàng tử Thomico nói.
Người phát ngôn chính phủ Campuchia kiêm Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith cũng cho biết nước này sẽ tổ chức lễ quốc tang một tuần từ ngày 17 đến ngày 23/10 khi thi hài cựu quốc vương về đến Campuchia.
Sau khi tin tức ông Sihanouk qua đời được phát đi, người dân Campuchia vô cùng tiếc thương và tụng kinh, đốt hương để tưởng nhớ cựu quốc vương. Tại thủ đô Phnom Penh, cờ được treo rủ và hàng trăm người tụ tập bên ngoài Cung điện Hoàng gia và những ngôi chùa để cầu nguyện. "Ngài nên sống lâu hơn cùng Campuchia. Cá nhân tôi thấy rất buồn", một nhà sư nói khi hàng trăm nhà tu hành khác đang tụng kinh đều đặn.
Trong dòng người đên đặt hoa hông và hoa sen bên dưới tâm ảnh nhà vua quá cô, cô Chhuon Chenda, 32 tuôi, công nhân ngành may mặc, khóc nức nở và nói: "Tôi yêu kính đức vua". Chhuon nói rằng nhà vua là bâc tôn kính nhât vì đã giành được đôc lâp cho Campuchia và xây nên nhiêu thành tựu cho đât nước. "Nêu tôi chêt thay được ngài, tôi xin nguyên chêt", cô này nói thêm. Trong điên thoại của Chhuon lưu giữ hàng chục hình ảnh vê vua Sihanouk.
Nhiều người dân cạo trọc đầu để để tang cựu quốc vương. "Tôi biết ơn ngài, tôi cạo trọc đầu và tôi cầu nguyện để ngài được an nghỉ, tôi rất buồn", một phụ nữ nói. Với nhiều người dân Campuchia, cựu quốc vương Sihanouk như cha mẹ và là đại diện của thời kỳ hoàng kim của Campuchia những năm 1950, 1960 khi đất nước giành được độc lập từ Pháp và sống trong nền hòa bình ngắn ngủi trước thời Khmer Đỏ những năm 1970.
Cuộc đời ông Sihanouk trải qua nhiều sóng gió cùng với sự thăng trầm của lịch sử đất nước. Cuối đời, ông nhiều năm phải sang Trung Quốc điều trị các bệnh khác nhau, và trút hơi thở cuối cùng tại Bắc Kinh lúc 1h20 sáng 15/10 vì bệnh tuổi già, chỉ ít ngày trước khi tròn 90 tuôi.
Theo VNE
Israel 'tố' Iran biến Li-băng thành trung tâm khủng bố Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc cho rằng, Iran đang cung cấp vũ khí và tài chính cho lực lượng Hezbollah ở Li-băng. Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Ron Prosor. Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Ron Prosor ngày 15/10 cáo buộc Iran cung cấp vũ khí và tài chính cho các tay súng thuộc Phong trào Hồi giáo...