Đại sứ học đường trong tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại
Đại sứ học đường trong tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại .
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn, vật nổ (BMVN) còn sót lại sau chiến tranh.
Theo số liệu điều tra đã được công bố ngày 3-4-2018, Việt Nam có tổng số 9.116 xã (tương đương 81.87%) thuộc 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước còn bị ô nhiễm bom mìn vật nổ (BMVN) ở các mức độ khác nhau.
Tổng diện tích đất đai hiện còn bị ô nhiễm BMVN tính đến thời điểm tháng 12-2017 là khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,71 % diện tích đất cả nước.
Hiện còn khoảng 600.000 – 800.000 tấn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
Các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam là những nơi có mật độ ô nhiễm BMVN lớn. Trong đó, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là tỉnh có tỷ lệ diện tích đất đai bị ô nhiễm BMVN lớn nhất cả nước.
Với khối lượng trên và với tốc độ triển khai khắc phục như hiện nay, ước tính phải mất rất nhiều năm nữa, Việt Nam mới có thể khắc phục, làm sạch bom mìn một cách triệt để.
Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng gây các hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng đến con người và mọi mặt đời sống xã hội.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ năm 1975 đến nay cả nước đã có trên 42.000 người chết và 62.0000 người bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Như vậy, bình quân mỗi năm ở Việt Nam có trên 1.500 người chết và gần 2.300 người bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra, trong đó có rất nhiều trẻ em.
Video đang HOT
Hiện nay, phần lớn trẻ em không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng an toàn khi gặp phải bom mìn và vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Sự nhận thức không đầy đủ dẫn tới thiếu trách nhiệm, bất cẩn và sao nhãng của cha mẹ, thầy giáo, cô giáo trong việc bảo vệ cho trẻ em có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Lễ phát động cuộc thi
Để phòng tránh tai nạn bom mìn và vật liệu nổ cho trẻ em, cần nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên, cộng đồng.., đặc biệt là trẻ em về mối nguy hiểm này và các biện pháp phòng tránh, nhận biết, cách xử lý khi phát hiện các vật nghi là bom, mìn, vật nổ.
Nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các em học sinh tìm hiểu và cùng sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, nâng cao ý thức tuyên truyền tới những người thân xung quanh về các vấn đề liên quan đến nhận biết, phòng, chống, khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh; Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức cuộc thi “Đại sứ học đường trong tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại”.
Đây là cuộc thi khuyến khích sự sáng tạo của học sinh nên các em có thể tự chọn các hình thức như: Vẽ tranh, viết kịch, sáng tác truyện, sáng tác thơ, photo show (tối đa 10 ảnh), làm thơ, sáng tác slogan và các hình thức sáng tạo khác theo chủ đề của cuộc thi để làm nổi bật thông điệp về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thông tin về sai phạm tại dự án nâng cấp đê biển Tây Cà Mau
Liên quan đến sai phạm nghiêm trọng tại dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây ở Cà Mau, ngày 7/9, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp báo thông tin một số vấn đề.
Tại đây, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận công tác quản lý đầu tư có nhiều hạn chế.
Thông tin tại buổi họp báo, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, sau khi thực hiện các hoạt động kiểm toán đối với dự án thì Kiểm toán Nhà nước KV5 đã có văn bản báo cáo kết quả. Theo đó, kiểm toán đề cập 8 nhóm vấn đề. Cụ thể như những vấn đề liên quan đến thiết kế, như là tiêu chuẩn thiết kế, định mức, đơn giá thiết kế; thẩm quyền thẩm định dự án qua các lần điều chỉnh; vấn đề thi công và giảm sát thi công; nghiệm thu, quản lý chi phí đầu tư;...
Theo ông Sử, dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây được triển khai trong thời gian khá dài, trải qua gần 10 năm. Trong 10 năm này, quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư cũng có những thay đổi, đòi hỏi đơn vị quản lý đầu tư phải có sự cập nhật.
Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì buổi họp báo chiều tối 7/9. Ảnh: Chúc Ly.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và phức tạp, có hiện trạng 10 năm trước đây liên quan dự án nay đã thay đổi. Địa bàn triển khai dự án đặc thù, dự án triển khai trong vùng có nền đất yếu, vùng rừng. Dự án này nâng cấp trên cơ sở đê được xây dựng trước đây.
Bên cạnh đó, ông Sử cũng nhìn nhận: "Công tác quản lý đầu tư của chủ đầu tư, của các cơ quan đơn vị có liên quan, qua xem xét chúng tôi thấy còn những hạn chế cần khắc phục. Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến sau khi kiểm toán phát hiện các vấn đề, cần có sự chỉ đạo để chấn chỉnh, khắc phục, xử lý theo đúng quy định", ông Sử thông tin.
Tại buổi họp báo, ông Sử cũng nhấn mạnh: "Quan điểm của lãnh đạo UBND Cà Mau là thực hiện nghiêm túc có hiệu quả kết luận của Kiểm toán Nhà nước KV5 đối với dự án này. Mục tiêu là việc xử lý phải hướng tới đảm bảo yêu cầu về chất lượng công trình, xử lý không để thất thoát ngân sách của Nhà nước. Trong quá trình xử lý phải xem xét xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, trên quan điểm xử lý nghiêm túc, triệt để, thấu tình đạt lý".
Sụt lún nghiêm trọng tại đê biển Tây Cà Mau ở mùa khô năm nay. Ảnh: Chúc Ly.
Được biết, hiện UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện toàn diện nội dung kiến nghị của kiểm toán. Đồng thời, chỉ đạo Sở NNPTNT khẩn trương thực hiện các nội dung mà kết luận của kiểm toán đã nêu rõ, có thể thực hiện ngay.
"Đối với Ban Quản lý dự án công trình nông nghiệp phối hợp Sở NNPTNT thực hiện ưu tiên khắc phục vấn đề liên quan an toàn đê; đồng thời triển khai những nội dung kiểm toán đã rõ liên quan trách nhiệm của Ban. Ban quản lý dự án phải thực hiện theo thẩm quyền của mình đối với đơn vị tư vấn có sai sót", ông Sử đề cập.
Cũng theo ông Sử, ở dự án này có nhiều đơn vị tư vấn, trong đó có tư vấn thiết kế, chúng tôi chỉ đạo Sở NNPTNT yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục giải trình, làm rõ việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn trong quá trình thiết kế công trình này. Nếu như giải trình chưa thuyết phục dẫn đến có những sai sót thì tư vấn phải chịu trách nhiệm.
Đối với các đơn vị thi công, xây lắp, ông Sử thông tin: "Ở đây có nhiều nhóm thi công, trong đó có nhóm thi công xây dựng công trình. Đối với nhóm này, chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cùng với các đơn vị thi công khắc phục ngay đối với các hạng mục chưa thực hiện đúng thiết kế. Đặc biệt đối với hạng mục có ảnh hưởng đến an toàn công trình, ví dụ như thi công khoan đào lấy đất sâu hơn thiết kế".
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước KV5 có kết luận kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án đầu xây dựng nâng cấp đê biển Tây tại Sở NNPTNT Cà Mau, phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng.
Dự án đê biển Tây Cà Mau có vị trí quan trọng trong việc ngăn mặn, bảo vệ sản xuất cho hàng chục ngàn hộ dân. Ảnh: Chúc Ly.
Kiểm toán Nhà nước KV5 đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án với số tiền sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách, giảm thanh toán và giảm giá trị hợp đồng lên gần 96 tỷ đồng. Trong đó, hơn 90 tỷ đồng sai do dự toán được duyệt sai dẫn đến thanh toán sai, thanh toán sai so với khối lượng thi công thực tế khoảng 5,4 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2010, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp đê biển Tây, nhưng sau đó điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi. Khi công tác đo đạc bản đồ, kiểm kê giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn đã thực hiện xong thì mới điều chỉnh nên gây lãng phí hơn 25,4 tỷ đồng ngân sách. Trong phần rà phá bom mìn, nhiều diện tích không được rà phá nhưng đã thanh toán toàn bộ hơn 16 tỷ đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau quyết định đầu tư đường và cầu giao thông với việc nâng cấp đê biển nhưng không báo cáo Bộ NNPTNT và Bộ GTVT là chưa đúng quy định. Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định dự án điều chỉnh lần 2 được Sở NNPTNT thẩm định là chưa đúng thẩm quyền.
Kiểm toán Nhà nước dựa trên cơ sở ảnh vệ tinh và các báo cáo tiến độ thi công mà Ban quản lý dự án báo cáo UBND tỉnh thể hiện vào thời điểm giá cát tăng đột biến 2017, các gói thầu 87, 88, 89 chưa thi công. Nhưng hồ sơ nghiệm thu thanh toán lại thể hiện đã thi công, nghiệm thu đúng thời điểm giá cát đột biến tăng.
Trong công tác quản lý chất lượng công trình, Kết luận Kiểm toán kết luận chủ đầu tư đã để xảy ra tình trạng nhà thầu thi công không đúng thiết kế, có thể ảnh hưởng đến tính an toàn đê và dân cư lân cận.
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra các sai phạm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đê. Việc phê duyệt thiết kế cơ sở là hành vi bị nghiêm cấm của luật Đê điều 2006.
Cà Mau còn 2 đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công Đơn vị đứng đầu và cũng là duy nhất hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Cà Mau là Sở Giao thông - Vận tải. Ngày 3/9, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức họp Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 8. Trong đó, vấn đề giải ngân vốn đầu...