Đại sứ EU cùng các em nhỏ Việt Nam ‘chơi mà học’ về bình đẳng giới
Trong chuyến thăm đến hai trường mầm non thuộc tỉnh Quảng Nam hôm 11/12, đại sứ EU nhấn mạnh vai trò của giáo dục sớm và bình đẳng giới đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam.
Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, tân Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti hôm 11/12 đã có chuyến thăm đến hai trường mầm non ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trường mẫu giáo Cà Dy và Tà Bhing – Tà Pơơ là hai địa điểm triển khai dự án Giáo dục mầm non quan tâm đến giới (GENTLE) do chính phủ Bỉ và EU tài trợ.
Đại sứ Aliberti cùng một em nhỏ trong sân chơi tại trường mẫu giáo Cà Dy. Theo đại sứ EU, giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ tương lai. “Tại đây, chúng tôi chú trọng vấn đề về giới để mang lại nhiều cơ hội cho cả trẻ em trai và trẻ em gái từ giai đoạn đầu của quá trình giáo dục. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của dự án”. Ảnh: VVOB.
Dĩ nhiên giáo dục là một quá trình dài hạn, và đây cũng là một dự án “dài hơi”, đại sứ EU chia sẻ. “Chúng tôi bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn trước và đầu tiên là cung cấp kiến thức cho chính giáo viên mầm non. Sau khi được tập huấn qua dự án, họ sẽ có cơ sở đưa thông tin tới những người khác. Chúng tôi mong muốn có thể truyền tải nội dung của mình từng bước một như vậy”. Trong ảnh, ông Aliberti và các em nhỏ tại trường mầm non Tà Bhing – Tà Pơơ.
Đại sứ Aliberti thăm hỏi giáo viên và hai em nhỏ tại trường Tà Bhing – Tà Pơơ. Cả trẻ em trai và trẻ em gái tại đây được khuyến khích chơi các trò chơi nhằm giảm thiểu rào cản giới. Nếu trước kia giáo viên định hướng bé gái không nên tham gia góc xây dựng hay bé trai không nên chơi bán hàng, thì giờ đây bé trai cũng có thể tham gia kết dây để nhảy dây, trò chơi vốn thường được coi chỉ dành cho bé gái.
Video đang HOT
Trong khi đó, trò Bingo với tranh vẽ thể hiện các hoạt động và nghề nghiệp khác nhau giúp các bé học thông qua chơi. Bé gái cũng có thể lái xe buýt và bắn bi, Bé trai vẫn có thể chơi búp bê và làm việc nhà… là những thông điệp bằng hình ảnh giúp trẻ hiểu rằng bất cứ công việc nào, trò chơi và đồ dùng nào cũng đều dành cho cả trẻ trai và trẻ gái.
Trả lời Zing.vn, Đại sứ Aliberti cho biết bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc mà EU luôn có cam kết đầy đủ và cùng Việt Nam hợp tác thực hiện. “Chúng ta cần phải bắt đầu thực hiện mục tiêu này từ rất sớm bởi vẫn có những định kiến lệch lạc về bình đẳng giới ngay từ giai đoạn đầu trong sự phát triển của trẻ, về lâu dài sẽ rất khó thay đổi. Do đó cần sớm có tư duy mở để tạo ra cơ hội phát triển cho tương lai các em”.
Đại sứ Aliberti trao đổi với bà Nguyễn Thị Bé, Hiệu trưởng trường mầm non Cà Dy. Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó hiệu trưởng trường Cà Dy, cho biết sau thời gian triển khai dự án, có sự thay đổi dễ nhận thấy kể từ phụ huynh học sinh. “Cha các bé cũng tham gia đưa đón con đến trường hàng ngày chứ không chỉ có các mẹ như trước. Còn trong lớp học, nhiều bé gái đã trở nên năng động và tự tin bước vào khu đồ chơi xây dựng, không còn sợ các bạn nam trêu đùa”, bà Hiền chia sẻ. Ảnh: VVOB.
Đại sứ EU cho biết trong tương lai, EU cũng có dự định nhân rộng mô hình dự án tại các địa phương khác của Việt Nam và đặt trong một khuôn khổ rộng hơn là Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa hai bên. “Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng trong hiệp định này. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu với những bước nhỏ cụ thể từ bây giờ”. Trong ảnh, đại sứ Aliberti (phải) trao đổi với ông Wouter Boesman (trái), Giám đốc Quốc gia của tổ chức phi lợi nhuận VVOB tại Việt Nam.
Đại diện cho VVOB, phía tổ chức và triển khai dự án, ông Boesman cho biết dự án được ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa của Việt Nam vì theo khảo sát, tỷ lệ trẻ em Việt Nam được đến trường là tương đối cao trên cả nước. Tuy nhiên, kết quả học tập của trẻ ở mỗi vùng miền lại khác nhau.
“Tại các vùng núi, tỷ lệ dân tộc thiểu số thường cao và chúng tôi thấy các em có rất nhiều rào cản so với những vùng khác, trong đó có ngôn ngữ. Đó là lý do chúng tôi chú trọng triển khai ở những khu vực như huyện Nam Giang để các em có cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục chất lượng và bình đẳng”, Giám đốc Boesman trả lời Zing.vn.
Dự án Giáo dục mầm non quan tâm đến giới hiện được triển khai tại 15 huyện thuộc tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi trong thời gian từ tháng 10/2018-5/2021. Mức tài trợ từ chính phủ Bỉ và EU cho dự án này là 14 tỷ đồng. Ngoài Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo (cấp huyện) các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, dự án còn hợp tác với Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) để thực hiện.
Theo Zing
Đưa kiến thức bình đẳng giới vào trường học
Không chỉ là sân chơi để nâng cao kiến thức, hội thi tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới do Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai diễn ra lần lượt ở các cụm trường THPT trong tỉnh còn là dịp để học sinh bày tỏ, nêu lên thực trạng còn tồn tại về những bất bình đẳng trong xã hội hiện nay.
Hội thi diễn ra với chuỗi hoạt động: triển lãm tranh, sách, mô hình và tranh tài kiến thức, với mục đích phát huy hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em gái... Đặc biệt, các nội dung về ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; vai trò phụ nữ trong phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; phòng, chống mua bán người; phòng, chống xâm hại phụ nữ... được xoáy sâu ở phần thi kiến thức, với các hình thức: "Rung chuông vàng", diễn tiểu phẩm, thuyết trình, xử lý tình huống.
Góc tuyên truyền, triễn lãm sách, tài liệu về bình đẳng giới.
Em Lê Thị Mỹ Hoa (học sinh Trường THPT Chu Văn An, Phú Tân) cho rằng, vấn đề bình đẳng giới hiện nay rất đáng quan tâm, nhất là còn bộ phận thế hệ ông bà có tư tưởng thương cháu trai hơn cháu gái. Nhiều gia đình vẫn có sự đối đãi, yêu thương khác biệt giữa con cháu trong một nhà khiến những người còn lại chịu thiệt thòi. Trước thực trạng đó, Mỹ Hoa và nhóm bạn cùng lớp đã nghiên cứu biểu diễn tiểu phẩm "Đứa cháu gái" với thông điệp mong xã hội hãy thực sự bình đẳng, dù sinh con trai, con gái cũng cần yêu thương như nhau, nhất là cần tôn trọng, bảo vệ người phụ nữ trong gia đình.
Bên cạnh quan niệm "trọng nam, khinh nữ" còn tồn tại, theo cô Nguyễn Thị Mai Trinh (giáo viên Trường THPT Bình Thạnh Đông, Phú Tân), hiện nay "les" (đồng tính nữ) và "gay" (đồng tính nam) rất cần được quan tâm. Dù xã hội hiện nay đã tiến bộ, nhiều học sinh đến trường, hòa nhập vào xã hội đã mạnh dạn thể hiện mình, nhưng ngay trong gia đình lại là nơi chưa chấp nhận họ. Một số phụ huynh khi biết về tình trạng của con cái đã có thái độ hững hờ, không chấp nhận, thậm chí đánh đập khiến các em không dám sống thật với giới tính, phải che giấu, trầm cảm. Để có thể thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau không phải là chuyện "một sớm một chiều", mà phải dùng giải pháp "mưa dầm thấm lâu".
Bên cạnh những kiến thức do nhà trường cung cấp, lồng ghép giảng dạy ở các môn phù hợp, thì bình đẳng giới rất cần được tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú hơn, gần gũi hơn. Từ những sân chơi này, giáo viên tin rằng, được giáo dục tốt về bình đẳng giới từ sớm sẽ giúp học sinh định hình suy nghĩ, hình thành tính cách, thói quen và hành vi ứng xử bình đẳng, góp phần xây dựng xã hội bình đẳng thực chất. Gắn liền với nội dung này, kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình... đã được đưa vào chương trình ngoại khóa qua tranh vẽ do học sinh tự làm.
Tranh vẽ do học sinh thực hiện tại hội thi.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An Phạm Thị Hồng Sương cho biết, cụm huyện Phú Tân có 5 trường tham gia, là hoạt động rất thiết thực trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cũng như thực hiện Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ về "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027". Các hoạt động giúp các học sinh hiểu thêm về giới, cho các em thể hiện chính mình, hòa hợp với cộng đồng. Mục đích ngành giáo dục và đào tạo hướng đến là tuyên truyền trong nhân dân, phụ huynh, học sinh biết về Luật Bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình để từ đó tất cả mọi người đều có vai trò, trách nhiệm trong đấu tranh, phòng chống bạo lực gia đình.
"Học sinh chứng tỏ kiến thức qua cuộc thi "Rung chuông vàng", sáng tạo tiểu phẩm và thuyết trình, gửi gắm tiếng nói của các em đến các bạn của mình, tâm tư gửi đến thầy cô giáo, phụ huynh về bình đẳng giới rất bổ ích, ý nghĩa. Những giải pháp giáo dục trong nhà trường cùng với sân chơi ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh như thế này sẽ giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về sự bình đẳng" - cô Phạm Thị Hồng Sương chia sẻ.
MỸ HẠNH
Theo baoangiang
Bảo hiểm y tế đồng hành cùng đồng bào dân tộc Nhờ có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa không còn phai vao rưng tim la đê chưa bênh hay ơ nha chơ chêt vi không co tiên. Giơ đây ba con đươc chăm soc sưc khoe miên phi vi đươc quy BHYT thanh toan 100%, nhơ đo ba con co cơ hôi keo...