Đại sứ Anh ở Saudi Arabia cải sang đạo Hồi
Đại sứ Anh ở Saudi Arabia cải sang đạo Hồi để hợp pháp lấy vợ là phụ nữ Syria.
Đại sứ Anh ở Saudi Arabia Simon Collis đang được cả thế giới Hồi giáo tung hô vì hành động cải đạo từ Công giáo sang Hồi giáo, và tham gia hành hương đến Thánh đường Mecca.
Hành động cải đạo đã được đại sứ Simon Collis thực hiện từ năm 2011, trước khi lấy vợ là một phụ nữ Hồi giáo Syria tên Huda Mujarkesh. Tuy nhiên đại sứ Simon Collis chỉ mới thừa nhận ngày 15-9 sau khi hình ảnh ông và vợ mặc trang phục Hồi giáo truyền thống màu trắng đứng trước lãnh sự quán Anh ở Mecca lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội.
Bức ảnh đại sứ Collis và vợ trong trang phục Hồi giáo trước lãnh sự quán Anh ở Saudi Arabia. Ảnh:TWITTER
“Thánh Alah phù hộ bạn. Nói ngắn gọn, tôi cải sang đạo Hồi sau 30 năm sống trong xã hội Hồi giáo và trước khi cưới vợ tôi – Huda”- đại sứ Simon Collis xác nhận thông tin trên trang Twitter của mình. Cải đạo sang đạo Hồi là yêu cầu bắt buộc với một nam giới muốn cưới một phụ nữ Hồi giáo.
Trong số những người chúc mừng ông trên Twitter có hai thành viên của gia đình hoàng gia Saudi.
Bộ Ngoại giao Anh xác nhận thông tin này nhưng từ chối bình luận, nói rằng tín ngưỡng là chuyện cá nhân của ông Collis.
Video đang HOT
Đại sứ Simon Collis năm nay 60 tuổi, nói tiếng Ả Rập rất sõi, đã có 5 người con, đảm nhiệm vị trí đại sứ Anh ở Saudi Arabia năm 2015.
Trong bức ảnh chụp những người Hồi giáo hành hương đến Thánh đường Mecca này có đại sứ Simon Collis. Ảnh: DAILY MAIL
Trước đó ông làm đại sứ Syria thời gian 2007-2012 và rời đi sau khi Syria lâm vào nội chiến và quan hệ ngoại giao giữa Anh với chính phủ Syria đổ vỡ. Trước đó nữa ông Collis là đại sứ ở Qatar, và là nhà ngoại giao ở các nước Bahrain, Tunisia, Ấn Độ, Jordan, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen.
Ông Collis không phải là nhà ngoại giao đầu tiên của Anh cải sang đạo Hồi, nhưng là nhà ngoại giao đầu tiên thực hiện cuộc hành hương đến Thánh đường Mecca – điều mà mỗi người Hồi giáo phải thực hiện ít nhất một lần trong đời.
Người Hồi giáo ở Saudi Arabia trên đường hành hương đến Thánh đường Mecca. Ảnh: REUTERS
Trước ông, nhà ngoại giao và là nhà văn Anh Charles le Gai Eaton từng cải đạo sang đạo Hồi thập kỷ 1950 trước khi phục vụ ở Ấn Độ, Trinidad, Ghana.
Đại sứ Anh ở Đế chế Ottoman Abdullah William Quilliam là nhà ngoại giao Anh đầu tiên cải đạo sang đạo Hồi từ thế kỷ 19.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Iran đòi Ả Rập Xê Út xin lỗi vụ giẫm đạp khiến gần 770 người chết
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei hôm 27.9 đòi Ả Rập Xê Út xin lỗi về vụ giẫm đạp khiến gần 770 người hành hương thiệt mạng, bao gồm ít nhất 144 công dân của Iran.
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trước một nhóm giáo sĩ ở Tehran hôm 27.9 - Ảnh: AFP
"Thay vì đổ lỗi cho người khác, Ả Rập Xê Út nên nhận trách nhiệm và xin lỗi những người Hồi giáo của thế giới và gia đình đau khổ của họ", hãng thông tấn IRNA dẫn phát biểu của ông Khamenei trước một nhóm giáo sĩ ở thủ đô Tehran.
Giới chức Iran chỉ trích nặng nề cách xử lý vấn đề an toàn tại cuộc hành hương của chính quyền Ả Rập Xê Út và nêu nghi vấn về việc liệu Riyadh có phù hợp để tiếp tục tổ chức sự kiện hàng năm quan trọng này của người Hồi giáo hay không.
Theo hãng tin AFP, phát biểu của ông Khamenei được đưa ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir đáp trả sự chỉ trích từ đối thủ láng giềng, khẳng định Iran "không nên chơi trò chính trị bằng một thảm kịch".
Bộ trưởng Văn hóa Iran, Ali Janati theo kế hoạch sẽ dẫn đầu một phái đoàn sang Ả Rập Xê Út để theo dõi 323 người Iran mà Tehran nói là đang mất tích, nhưng hãng IRNA cho biết đoàn của ông chưa nhận được thị thực.
Hôm 26.9, Tehran đã triệu tập đại biện lâm thời của Ả Rập Xê Út lần thứ 3 kể từ khi xảy ra thảm họa hôm 24.9 nhằm gây áp lực buộc Riyadh hợp tác nhiều hơn.
Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani cũng đã yêu cầu LHQ điều đình với phía Ả Rập Xê Út trong một cuộc gặp với tổng thư ký Ban Ki-moon ở New York, theo truyền hình Iran.
"Thật đáng buồn, Riyadh không hợp tác đầy đủ về những người hành hương mất tích cũng như chuyển giao những người thiệt mạng và bị thương", ông Rouhani nói. "LHQ cần nhắc nhở Riyadh về những trách nhiệm pháp lý và nhân đạo của mình".
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Vì sao người Hồi giáo phải hành hương về Thánh địa Mecca? Hành hương về Thánh địa Mecca một lần trong đời là một trong năm nghĩa vụ của người theo đạo Hồi. Vụ giẫm đạp khiến hơn 1.000 người thương vong ở Mecca hôm 24/9 cũng không khiến người Hồi giáo từ bỏ nghi lễ này. Mỗi tín đồ Hồi giáo phải hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời Mecca, tên...