Đại sứ Ấn Độ chia sẻ về hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho biết hợp tác quốc phòng Việt – Ấn diễn ra tích cực trong năm 2020 bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19.
“Hai nước thích ứng một cách thận trọng với tình hình mới và duy trì động lực cho các cam kết thông qua các nền tảng trực tuyến”, Đại sứ Pranay Verma cho biết với VnExpress . “Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, hợp tác quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ diễn ra tích cực trong năm 2020″.
Việt – Ấn năm 2020 duy trì liên lạc chặt chẽ về hoạt động chống Covid-19 và vai trò của quân đội hai nước trong nỗ lực này. Cục quân y hai nước đã tổ chức hội đàm trực tuyến để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận biện pháp ứng phó, chẩn đoán và điều trị Covid-19.
“Hải quân và cảnh sát biển Ấn Độ thường xuyên điều tàu thăm cảng Việt Nam. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là một lĩnh vực hợp tác chính khác của hai nước”, Đại sứ Verma nói.
Tàu INS Kiltan của hải quân Ấn Độ tới thăm thăm TP HCM hồi tháng 12/2020, mang theo 1.500 tấn hàng hóa hỗ trợ nạn nhân lũ lụt tại miền trung Việt Nam. Tàu sau đó tham gia diễn tập điều động đội hình với hải quân Việt Nam.
Quân đội Ấn Độ diễn tập chung cùng Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh khi làm nhiệm vụ tại thực địa. Lần diễn tập gần nhất là vào tháng 7/2019, với sự tham gia của 30 chuyên gia và sĩ quân Ấn Độ.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, ngày 23/2. Ảnh: Nguyễn Tiến .
Các gói tín dụng quốc phòng của Ấn Độ dành cho Việt Nam, với tổng trị giá 600 triệu USD, tiếp tục được triển khai trong năm 2020 với trọng tâm là tăng cường năng lực sản xuất quốc phòng của Việt Nam.
Video đang HOT
Gói tín dụng trị giá 100 triệu USD được triển khai cho dự án chế tạo 12 tàu tuần tra cao tốc cho Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam, với 5 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 7 chiếc do Việt Nam sản xuất. Ấn Độ bàn giao tàu tuần tra đầu tiên năm 2020 và Việt Nam bắt đầu đóng cùng năm.
“Dự án là ví dụ điển hình về hợp tác công nghiệp quốc phòng của hai nước và sẽ hoàn tất trong năm 2021″, Đại sứ Verma nói. “Khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD cũng trong giai đoạn hoàn tất và hai bên hy vọng sẽ sớm triển khai”.
Khoản tín dụng 500 triệu USD đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố khi thăm Việt Nam vào tháng 9/2016, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng hai bên. Năm 2020, Ấn Độ ký với Việt Nam thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu USD để để thành lập Công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Nha Trang. Các thỏa thuận song phương khác được ký năm ngoái gồm hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và lĩnh vực thủy văn.
Đại sứ Verma cho biết hợp tác quốc phòng giữa hai nước gần đây phát triển nhờ khuôn khổ thể chế được xác lập trong Bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng ký năm 2009 và tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam – Ấn Độ về hợp tác quốc phòng năm 2015.
Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ đã mở rộng từ trao đổi truyền thống sang các cuộc tiếp xúc trên phạm vi rộng và trao đổi quân sự, gồm những chuyến thăm của lãnh đạo quân đội cấp cao, các đợt diễn tập song phương cùng nhiều chương trình đào tạo và nâng cao năng lực.
“Hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, phản ánh mức độ tin cậy và hiểu biết sâu sắc giữa hai nước”, Đại sứ Verma đánh giá.
Hộ vệ hạm cỡ nhỏ INS Kiltan của Ấn Độ tại nhà máy đóng tàu Vizag, thành phố Visakhapatnam, tháng 10/2017. Ảnh: ANI .
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc hội đàm trực tuyến hồi tháng 12/2020 thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa binh, Thịnh vượng và Người dân. Thủ tướng hai nước nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh trao đổi quốc phòng song phương, khẳng định quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam với Ấn Độ sẽ được tăng cường và “trở thành nhân tố quan trọng của sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa binh, Thịnh vượng và Người dân, “sẽ định hình hợp tác quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ trong tương lai”, Đại sứ Verma nói. “Hoạt động hợp tác trong công nghệ cùng công nghiệp quốc phòng giữa Việt Nam với Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng, tăng cường hơn nữa các cam kết quốc phòng giữa hai nước”.
Theo Đại sứ Verma, Việt Nam là “đối tác không thể thiếu trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Ấn Độ, với tư cách là đối tác thân thiết trong nhiều lĩnh vực và mắt xích chính trong cam kết của New Delhi với ASEAN.
Tuyên bố Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, được Thủ tướng Modi công bố trong Đốii thoại Shangri La tháng 6/2018, khẳng định “không thể tách rời cơ hội và thách thức một cách giả tạo”, đồng thời ghi nhận những thực trạng mới nổi tại đây.
“Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là vì một khu vực tự do, cởi mở, hòa bình, thịnh vượng và trên tất cả là một khu vực bao trùm có trật tự dựa trên luật pháp lẫn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia”, Đại sứ Verma nói và khẳng định Ấn Độ “có lợi ích tự nhiên với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”.
Đại sứ Verma cho biết Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ “dựa trên vai trò trung tâm của ASEAN” và có động lực chính là Chính sách Hành động hướng Đông của nước này. Ông khẳng định tuyên bố của Ấn Độ tập trung vào kinh tế và nhấn mạnh vào thịnh vượng chung thông qua hợp tác và kết nối.
“Chúng tôi rất vui khi các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nêu Triển vọng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) tương tự Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ. Chúng ta cùng nhau đưa ra lộ trình hữu ích để thúc đẩy hội nhập khu vực, kết nối vật lý và kỹ thuật số, hợp tác kinh tế”, Đại sứ Verma nói.
Ấn Độ muốn mua gấp trinh sát cơ Mỹ
Quân đội Ấn Độ muốn sớm thông qua hợp đồng mua 30 máy bay MQ-9B từ Mỹ, trong đó 6 chiếc dự kiến được bàn giao trong vài tháng tới.
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hôm 23/9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của máy bay không người lái (UAV) Mỹ sẽ được trình lên Hội đồng Mua sắm Quốc phòng để thúc đẩy thương vụ mua 30 UAV MQ-9B của nước này.
Hợp đồng sẽ chia làm hai giai đoạn, trong đó 6 chiếc MQ-9B với giá trị khoảng 600 triệu USD được đặt mua lập tức và bàn giao trong vài tháng, 24 chiếc còn lại bàn giao trong 3 năm tiếp theo.
Nguyên mẫu MQ-9B của Mỹ bay thử. Ảnh: General Atomics.
Ấn Độ hồi năm 2017 lên kế hoạch mua 22 UAV Sea Guardian, phiên bản tuần thám hàng hải phi vũ trang của dòng MQ-9 Reaper, cho hải quân. New Delhi sau đó thay đổi ý định và quyết định mua các phiên bản vũ trang của dòng Reaper để trang bị cho cả ba quân chủng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thường mất vài năm để hoàn thành một hợp đồng mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới dường như thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh quy trình, nhằm nhanh chóng sở hữu phi đội 6 máy bay MQ-9B và tăng cường khả năng trinh sát ở khu vực tranh chấp.
"Các phi cơ có thể lấy từ những chiếc vừa xuất xưởng, vốn dự kiến trang bị cho quân đội Mỹ và đồng minh. Chưa rõ chúng có kèm theo tên lửa Hellfire và các loại vũ khí đối đất khác hay không", nguồn tin cho hay.
Hải quân Ấn Độ coi những chiếc MQ-9 là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khu vực, nhờ hàng loạt thiết bị trinh sát và vũ khí hiện đại, cùng khả năng hoạt động liên tục đến 35 giờ và tầm bay lớn. Chúng cũng có thể hiệp đồng tác chiến cùng máy bay tuần thám P-8I Poseidon và trực thăng đa năng MH-60R trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ hồi năm ngoái tỏ ý nghi ngờ năng lực UAV Mỹ sau vụ Iran bắn hạ chiếc RQ-4N trị giá 200 triệu USD. "Chúng tôi đặc biệt lo ngại về hiệu quả tác chiến và khả năng sống sót của UAV Mỹ trong không phận nguy hiểm dọc biên giới giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc, những nước sở hữu hệ thống phòng không hiện đại", quan chức không quân Ấn Độ giấu tên cho hay.
Binh sĩ Ấn - Trung nhiều lần đụng độ trên biên giới từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát. 20 lính Ấn Độ thiệt mạng trong trận đụng độ, phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong song chưa công bố số liệu cụ thể.
Vụ ẩu đả đẫm máu khiến căng thẳng song phương lên cao chưa từng có, thúc đẩy hai nước tăng cường triển khai binh sĩ và các loại khí tài hạng nặng lên biên giới. Ấn Độ đang tiến hành chiến dịch hậu cần quy mô lớn nhằm tích trữ lương thực, đạn dược, trang thiết bị, nhiên liệu, vật tư phục vụ hoạt động trong mùa đông tới vùng Ladakh, trong khi Trung Quốc cũng tăng cường diễn tập ở cao nguyên Tây Tạng và khu tự trị Tân Cương giáp với Ấn Độ.
Giới chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột vũ trang toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cùng sở hữu vũ khí hạt nhân. Giới chức quân sự hai nước mới đây nhất trí sẽ không tăng thêm lực lượng ở biên giới, nhưng chưa thảo luận phương án rút bớt quân.
Trung Quốc lần đầu tiết lộ số lính chết trong đụng độ với Ấn Độ Trung Quốc cho biết 4 binh sĩ chết trong cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới Himalaya với quân đội Ấn Độ tháng 6/2020 và đã được truy tặng. Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) hôm nay thông báo Chen Hongjun, Chen Xiangrong, Xiao Siyuan và Wang Zhuoran "hy sinh" trong "cuộc đấu tranh ác liệt" chống lại "quân đội nước...