Đại sứ ẩm thực Gò Công cách đây khoảng 180 năm
Chuyến đi xa nhất đầu tiên của mắm tôm chua Gò Công chắc là chuyến ra Huế theo nỗi nhớ của bà Từ Dụ Phạm Thị Hằng cách đây xấp xỉ khoảng 180 năm. Nhờ đó người dân đất Thần kinh mới biết đến ẩm thực Gò Công.
Phải chăng cũng chính qua vị đại sứ ẩm thực của Gò Công này mà có phiên bản mắm tôm chua Huế. Thậm chí thương hiệu Huế nặng hơn Gò Công nên có người còn viết đại loại: mắm tôm chua Gò Công ngon không thua gì mắm tôm chua Huế. Nghĩa là lấy “con” làm chuẩn để so với “mẹ”. Thật là bất khả tư nghì kiểu sen từ bùn mà lớn lên lại õng ẹo tẩy chay bùn.
Ảnh: Thanh Hảo
Video đang HOT
Mắm ở miền Nam mang một nét nghĩa khác hơn mắm nói chung. Chúng không còn là loại nước chấm nữa mà là những sản vật địa phương được cất ủ để dùng lâu ngày, vào những lúc không đang mùa sản vật ấy. Chúng là món ăn mà người dân miền Tây nào cũng đủ thẩm mỹ để cảm được cái ngon của chúng. Có khi phải giới hạn phát ngôn này, vì hiện nay nhiều người miền Tây ở Sài Gòn lứa tuổi 0x chỉ biết loại “mắm ăn liền” của Tây hơn là mắm miền Tây, nếu như ở nhà họ không được quy hoạch những ngày ăn mắm – một thứ mỹ thực rất khẩn hoang – trong thực đơn tuần của gia đình. Trong các món mắm ấy, mắm tôm chua Gò Công đứng vào hàng đỉnh. Nó được làm từ con tôm đất nước lợ ở cái xứ có câu ca dao buồn da diết: “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng”.
Tôm tươi qua tuyển “nguyện vọng một” đem ngâm nước phèn chua, rồi sau đó ngâm khử rượu, cắt bỏ râu, đuôi. Và, đưa vào công thức chế biến riêng của từng nhà sản xuất. Trong cái công thức ấy quan trọng là các thảo vị tạo hương, tạo chua, tạo ngọt, tạo cay cùng với muối như là chất bảo quản.
Món tôm chua này có thể trộn thêm đu đủ hườm thái sợi, gia thêm các loại rau mùi, ớt, tỏi, dứa. Rồi cuốn bánh tráng rau sống với thịt đầu heo hoặc thịt ba chỉ thì đạt đến thập thành ngon.
Theo SGTT
Đậu Mơ - Phần 1: Món ngon dân dã đất Hà Thành
Không ai còn xa lạ với món ăn giản dị và dân dã: đậu phụ. Nghề làm đậu phụ thì vùng miền nào cũng có.
Thế nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đậu phụ làng Mơ. Người Hà Nội coi đậu Mơ như một loại đặc sản vì nó khác hẳn với những loại đậu phụ thông thường khác: đậu không nhũn nhưng ăn đủ mát, không chắc nhưng vẫn ngậy và béo.
Nghề làm đậu phụ xuất hiện tại làng Mơ - Mai Động từ rất lâu đời song có lẽ, ít còn ai nhớ được câu chuyện khởi thuỷ của nghề. Nghe đâu, nghề này do chính ông tướng Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng sáng chế ra và truyền lại cho dân chúng trong làng. Từ đời nọ sang đời kia, nghề làm đậu phụ làng Mơ đã được giữ gìn trong mỗi một gia đình và còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay.
Nói đến đậu Mơ người ta nghĩ ngay đến những bìa đậu nhỏ xinh, có màu vàng nhạt và thơm ngậy. Cũng những công đoạn và cách làm đậu phụ như rất nhiều vùng miền khác nhưng đậu làng Mơ được lọc kỹ, gói khéo nên ăn mềm và béo hơn rất nhiều so với đậu phụ những nơi khác. Cũng có tương truyền rằng đậu Mơ nổi tiếng là do từ xưa đậu được nấu bằng nước giếng làng Mơ có mùi vị đặc biệt nên đậu mới thơm ngon. Tiếng lành đồn xa, từ đó hễ cứ nhắc đến đậu Mơ là người dân khắp 36 phố phường đều cho là đậu ngon. Sau những năm tháng dài, giờ đây đậu Mơ đã trở thành một "thương hiệu" nổi tiếng. Nó chứng tỏ chất lượng tuyệt vời của những bìa đậu Mơ bình dị.
Quy trình làm đậu rất công phu, đậu phụ làng Mơ lại được chế biến công phu hơn nữa bởi người hà Nội vốn rất sành ăn, chỉ cần qua loa hay sơ suất trong một công đoạn dù nhỏ là mẻ đậu ra lò đã kém chất lượng ngay. Chính vì thế để đậu làng Mơ nổi tiếng đến tận ngày nay, người làng Mơ còn giữ nghề không những cần có được kinh nghiệm mà còn phải có tâm với nghề, chăm chút đến từng khâu nhỏ: từ chọn nguyên liệu, từ gói đậu đến ép đậu... Mặc dù được chế biến rất công phu nhưng đậu phụ xưa nay vốn là món ăn bình dân nhất. Với người hà Nội, bất kể giàu nghèo, đậu phụ mà đặc biệt là đậu Mơ vẫn là món ăn quen thuộc, dễ chế biến lại có lợi cho sức khỏe.
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều món ăn từ đậu như bún đậu mắm tôm, đậu nướng...lại được liệt vào danh sách những món ăn ngon chốn Hà Thành. Vượt lên trên một món ăn dân dã, với bề dày truyền thống và thương hiệu đã được khẳng định, đậu phụ làng Mơ còn góp phần tạo nên nền ẩm thực Hà Nội với những tinh hoa được chắt lọc từ ngàn đời. Giờ đây mỗi khi xuân về hay dịp lễ hội, bên cạnh tiếng trống hội vật Mai Động rộn rã, thúc giục thì vẫn còn có cảnh làng nghề làm đậu phụ nhộn nhịp, sinh động đem lại cuộc sống no đủ cho rất nhiều người còn gắn bó với nghề.
Theo BĐVN
Làng Cua Đồng Dân dã những món quà quê Sài Gòn được mệnh danh là vùng đất của tinh hoa ẩm thực, ở đây hội tụ rất nhiều đặc sản của các vùng miền trong cả nước và các món ăn nước ngoài. Khi xa Sài Gòn, điều thấy vấn vương không phải là những món cao lương mĩ vị mà lại thấy ghiền và nhớ những hương vị của món ăn...