Đài quan sát Landmark 81 SkyView ‘lọt’ tốp 100 điều thú vị của TP HCM
Đài quan sát Landmark 81 SkyView ở độ cao gần 400 m nằm tại 3 tầng cao nhất của tòa nhà The Landmark 81 (quận Bình Thạnh) lọt vào tốp ‘100 điều thú vị’ của TP HCM.
Không gian bên trong đài quan sát Landmark 81 SkyView. (Ảnh:landmark81skyview.com)
Sở Du lịch TP HCM vừa tổ chức công bố Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”. Đáng chú ý, lọt vào danh sách này có Đài quan sát Landmark 81 SkyView tại quận Bình Thạnh, TP HCM.
TP HCM vừa giới thiệu 12 sự kiện, hoạt động tiêu biểu để giới thiệu rộng rãi đến nhân dân thành phố cùng xem xét, góp ý chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất. Đáng chú ý trong danh sách này, có sự kiện: Chủ động, nỗ lực triển khai nhanh chóng thực hiện các nghị quyết của Trung ương vì sự phát triển của TP HCM; Diễn đàn kinh tế TP HCM 2023 (HEF); Vành đai 3 và nhiều công trình hạ tầng trọng điểm;…
Công trình này nằm ở độ cao gần 400m nằm tại 3 tầng cao nhất của tòa nhà The Landmark 81, là Đài quan sát từng được xếp hạng cao nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á ngay khi khánh thành cách đây nhiều năm.
Cùng được công nhận vào “100 điều thú vị” của TP HCM còn có các “điểm đến” nổi tiếng khác của thành phố trong hàng chục thập niên liên tiếp, bao gồm: Bảo tàng Áo Dài; Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh; Bảo tàng Lịch sử TP HCM; Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM; Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập; Điểm Du lịch cộng đồng Thiềng Liềng; Hệ thống Di tích Biệt động Sài Gòn; Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và Nhà thờ Đức Bà – Bưu điện TP HCM.
Video đang HOT
Nhiều món ăn dân dã, truyền thống nhưng đã gắn bó với lịch sử hơn 300 năm của TP HCM cũng được xếp vào “100 điều thú vị” của thành phố, gồm: bánh mì; bánh tráng trộn; bánh xèo; bún bò; các loại xôi; chè; cơm tấm; hủ tiếu; ốc và phở.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” sẽ là một điểm sáng của ngành du lịch thành phố trong dịp cuối năm 2023 và đón chào năm mới 2024.
Cùng với bình chọn “100 điều thú vị”, UBND TP HCM cũng vừa quyết định thành lập Hội đồng bình chọn và Tổ giúp việc để tổ chức bình chọn, công bố 10 sự kiện và hoạt động nổi bật của thành phố năm 2023. Đây là hoạt động nổi bật của TP HCM được tổ chức thường niên mỗi dịp năm hết Tết đến.
Công trình thách thức trọng lực giữa biển mây ở Trung Quốc
Ý tưởng táo bạo của các kiến trúc sư tạo nên công trình thú vị giữa vùng núi non đặc trưng tại Quảng Tây, Trung Quốc và điểm đến dành cho những người thích cảm giác mạnh.
Công trình ấn tượng được nhiều người xem như là chiếc thuyền lơ lửng giữa bầu trời thuộc vùng núi ở Lạc Nghiệp, Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc. Kiến trúc đặc biệt mang tên Vân Hải Thiên Châu (Yunhai Tianzhou), hay Sky Boat, này nằm tại khu vực núi đá, nơi có địa hình và cảnh quan hùng vĩ, hiểm trở. Ảnh: Architizer.
Quảng Tây là nơi có địa hình đá vôi và karst phân bố rộng rãi nhất. Cảnh quan vùng núi Lạc Nghiệp là biểu hiện điển hình của địa hình karst và hố sụt do xói mòn bề mặt. Ảnh: Arch Daily.
Vân Hải Thiên Châu gồm hai đường cong uốn lượn, lần lượt hình thành đài quan sát kéo dài từ sườn núi đến vách đá và liên tục hạ thấp. Tấm kính trong suốt ở phía trước của đài quan sát khiến mọi người trải nghiệm cảm giác thót tim ở vị trí nhô ra 34 m. Ảnh: Arch Daily.
Tại đài quan sát, một quán cà phê nhìn về phía đối diện giúp mọi người có thể thấy khung cảnh hùng vĩ với những ngọn núi trùng điệp. Sự chuyển đổi từ nhịp tim đập nhanh bên bờ vực thẳm sang tận hưởng khung cảnh núi non khoáng đạt và yên bình mang lại trải nghiệm thú. Ảnh: Arch Daily.
Để có được phong cảnh thơ mộng này, công trình là một thử thách thực sự đối với các kiến trúc sư. Sự biến dạng và kiểm soát biên độ của nền địa chất cần được đảm bảo để đáp ứng nhu cầu an toàn tâm lý của mọi người. Ảnh: Architizer.
Một giàn thép được sử dụng làm cấu trúc chính của đài quan sát và các lan can phía trước. Đây được coi là một phần của cấu trúc giàn để làm cho phần nhô ra phía trước mềm mại nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn. Ảnh: Arch Daily.
Cấu trúc vòm dự ứng lực ở phần nhô ra của đài quan sát được thực hiện bằng cách tăng chiều dài cột và tăng độ võng. Điều này giúp bù đắp và cân bằng tải trọng của đài quan sát, bảo vệ kính khỏi bị biến dạng nghiêm trọng. Ảnh: Arch Daily.
Tính đến khó khăn trong việc trữ nước ở địa hình núi đá vôi trong quá trình xây dựng và điều kiện sinh thái kém, đội ngũ kiến trúc sư đã xây dựng một tòa nhà quan sát dài 80 m và rộng 10 m ở sườn núi. Thiết kế của công trình này đưa ra một giải pháp từ góc độ ý tưởng thiết kế cũng như công nghệ cho việc bảo vệ và sử dụng cảnh quan thiên nhiên. Ảnh: Arch Daily.
Tòa nhà được xây dựng và bố trí một cách thận trọng nhằm thích ứng với các điều kiện địa chất mong manh tại vùng núi hùng vĩ. Phần nhô ra 34 m giữa các thung lũng là một nỗ lực táo bạo đối với cấu trúc kiến trúc. Từ đây, mọi người có thể nhìn ngắm núi non trùng điệp và hòa mình vào thiên nhiên. Ảnh: Arch Daily.
Các điểm đến vùng cao chuẩn bị gì để đón du khách săn tuyết? Nhu cầu du lịch mùa đông ngày càng tăng cao, đặc biệt trong những ngày gió mùa về, nền nhiệt độ xuống thấp. Để đón đầu xu thế này, nhiều tỉnh miền núi đã có những cách làm hiệu quả. Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La... đã và đang có nhiều cách làm hay...