Đại phẫu mổ tim với vết mổ chỉ 1,5 cm
Bằng việc ứng dụng công nghệ mới nội soi 3D, các bác sĩ đã có thể thực hiện cuộc đại phẫu mổ tim cho bệnh nhân, với đường mổ nhỏ chỉ 1,5 cm giúp người bệnh nhanh hồi phục, không để lại sẹo xấu.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa thực hiện mổ thị phạm 3 ca mắc bệnh thông liên nhĩ nặng với kỹ thuật nội soi 3D.
Bệnh nhân nữ (23 tuổi, Cao Bằng) nhập viện ngày 12/3/2019 vì mệt mỏi, khó thở suốt 2 tháng nay. Trước đó bệnh nhân chưa từng phát hiện bệnh lý tim mạch. Kết quả siêu âm cho thấy, bệnh nhân bị thông liên nhĩ lỗ thứ 2, thể xoang tĩnh mạch chủ dưới và được chỉ định vá thông liên nhĩ nội soi với công nghệ 3D.
Ca mổ tim nội soi 3D được mổ thị phạm cho nhiều bác sĩ chuyên ngành tim mạch trong cả nước.
Bệnh nhân thứ hai là nữ, 41 tuổi, ở Bắc Giang, nhập viện ngày 11/3/2019, trong tình trạng tức ngực kéo dài. Trước đó, bệnh nhân phát hiện mắc thông liên nhĩ 2 năm trước. Kết quả siêu âm cho thấy, bệnh nhân bị thông liên thất lỗ thứ 2 không có gờ tĩnh mạch chủ dưới và được chỉ định mổ nội soi 3D.
Bệnh nhân thứ ba là nữ, 63 tuổi, ở Bắc Giang, nhập viện ngày 19/3/2019. Bệnh nhân có tiền sử từng phát hiện mắc bệnh van tim nhiều năm nay, đã nong van hai lá năm 2015, ra viện ổn định.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân mới phát hiện rung nhĩ. Kết quả siêu âm cho thấy có tình trạng hẹp van hai lá khít, hở van hai lá nhiều, hở van 3 lá nhiều, sức co bóp cơ tim giảm…
Video đang HOT
Ba ca bệnh này được mổ thị phạm trước ngày diễn Hội thảo phẫu thuật tim nội soi với công nghệ 3D được tổ chức ngày 29/3 tại Hà Nội. GS. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc BV E, với hệ thống thiết bị nội soi 3D có camera quan sát và truyền hình ảnh được phóng đại trên màn hình, giúp các phẫu thuật viên được quan sát được vị trí tổn thương, tình trạng bệnh lý tại tim; hệ thống này cho phép quát sát chính xác được chiều sâu, rộng của vị trí tổn thương tại tim, nhìn thất rõ nét vùng tim tổn thương cần phẫu thuật, sửa chữa cũng như các vùng lân cận, nhờ đó có các thao tác xử trí điều trị phù hợp nhất.
Đặc biệt, thệ thống nội soi 3D trong mổ tim cho phép giúp phẫu thuật viên chỉ phải mở đường mổ nhỏ, bệnh nhân được rút ngắn thời gian trong mổ, giảm các biến chứng, sớm bình phục sau mổ.
Kỹ thuật nội soi 3D được ứng dụng tại BV E từ năm 2017, đến nay đã có gần 150 ca bệnh với nhiều loại bệnh lý: van tim mắc phải, tim bẩm sinh, u tim… đã được phẫu thuật thành công với kết quả cực kỳ ấn tượng: rút ngắn thời gian mổ và hậu phẫu.
GS Thành nhấn mạnh: Với mục tiêu phổ biến phẫu thuật tim nội soi phù hợp điều kiện, trang thiết bị hiện có ở những cơ sở phẫu thuật tim trong cả nước, giúp cho nhiều người bệnh được hưởng những lợi ích của phương pháp pháp mổ, Hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam chủ trương tăng cường công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bác sỹ trẻ ở các cơ sở phẫu thuật tim trong nước.
Phẫu thuật tim công nghệ 3D có thể điều trị cho nhiều bệnh lý tim mạch như: vá thông liên nhĩ, vá thông lên thất, sửa van hai lá, cắt u nhầy nhĩ, u mỡ thất phải, cắt màng ngăn nhĩ trái, lấy màng ngoài tim…
Hồng Hải
Theo Dân trí
Căn bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ não lên 5 lần, suy tim gấp 3 lần so với người bình thường.
Rung nhĩ là bệnh lý tim mạch phổ biến và dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân rung nhĩ thường trên 75 tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa.
Mới đây, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 32 tuổi ở Thanh Hóa, thường xuyên bị cơn hồi hộp trống ngực, khó thở, tức ngực, mệt mỏi... Các triệu chứng này xuất hiện một thời gian dài nhưng chỉ thoáng qua nên bệnh nhân không để ý. Đến khi đi khám, bệnh nhân mới biết mình bị mắc bệnh rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở người trẻ.
Giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E nhận định đây có thể là bệnh nhân bị rung nhĩ trẻ nhất Việt Nam và chưa xác định được nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ. Ở người trẻ tuổi không có bệnh tim, nguy cơ thường gặp gây rung nhĩ là bệnh lý tuyến giáp như cường giáp. Một số yếu tố nguy cơ khác ở người trẻ còn đang được nghiên cứu như liên quan đến gene, tình trạng lạm dụng chất kích thích, căng thẳng, thời gian làm việc dài trên 45 giờ một tuần, hay trào ngược dạ dày thực quản...
Bác sĩ Vũ Văn Bạ, Khoa Nội tim mạch người lớn, người trực tiếp điều trị bệnh nhân này, cho biết anh được điều trị bằng các loại thuốc tối ưu nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Kết quả theo dõi điện tim của bệnh nhân vẫn cho thấy nhiều cơn rung nhĩ trong ngày.
Bệnh nhân 32 tuổi mắc bệnh rung nhĩ. Ảnh: T.X
Trước đây, với trường hợp trơ thuốc chống rối loạn nhịp tim như bệnh nhân này, bác sĩ sẽ "bó tay". Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở y tế đã triển khai điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng tần số radio với sự hỗ trợ công nghệ lập bản đồ điện học 3 chiều (3D).
Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ thăm dò vào sâu buồng tim, kết hợp dựng hình 3D để xác định các ổ gây rung nhĩ, sau đó dùng sóng RF (radio frequency) loại bỏ hoàn toàn hoặc cô lập ổ bất thường. Kết quả sau 5 giờ làm thủ thuật, các tín hiệu điện trong buồng tim gây rung nhĩ bị loại bỏ hoàn toàn và trở lại nhịp tim bình thường...
Bác sĩ Bạ cho biết, phương pháp điều trị này tỷ lệ thành công khoảng 80%. Nếu phát hiện bệnh và xử trí sớm thì tỷ lệ thành công còn cao hơn nữa, ít biến chứng. Bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu và hồi hộp trống ngực, không đau đớn và không cần sử dụng các loại thuốc điều trị rung nhĩ lâu dài, dự phòng các biến cố đột quỵ và suy tim sau này. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường sau vài ngày can thiệp.
Giáo sư Thành cho biết, rung nhĩ là tình trạng buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất. Rung nhĩ thường làm nhịp tim không đều và nhanh, khiến tim bơm máu không hiệu quả ở mỗi nhịp đập. Tình trạng này có thể tạm thời, thoáng qua rồi hết nên người bệnh thường không để ý và điều trị sớm.
Nhiều người mắc rung nhĩ chỉ xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, mệt, yếu, nhức đầu, huyết áp thấp, khó thở... Có người bệnh tiến triển thầm lặng không triệu chứng. Rung nhĩ có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và suy tim. Tỷ lệ xuất hiện rung nhĩ cao hơn ở bệnh nhân có bệnh lý van tim, mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, tuổi cao...
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần đi kiểm tra nhịp mạch thường xuyên và định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện nhịp đập bất thường về tần số, nhịp điệu... Ngoài ra, áp dụng lối sống điều độ, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, chế độ ăn hợp lý, không sử dụng chất kích thích, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.
Khi phát hiện bệnh, không được tự ý uống thuốc, kể cả các loại thuốc thông thường, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn nhịp hoặc tương tác với thuốc chống loạn nhịp.
Lê Nga
Theo VNE
Tức ngực suốt 3 tháng vì xương vịt đâm vào phế quản Dị vật đâm chặt vào niêm mạc thành phế quản, gây tổn thương các tổ chức xung quanh, khiến bệnh nhân ho, tức ngực, khó thở suốt 3 tháng. Mới đây, các bác sĩ khoa Hô hấp, Bệnh viện E (Hà Nội) đã xử trí gắp một mảnh xương vịt sắc nhọn ở đường thở cho nữ bệnh nhân Lê Thị Hòe (đã...