Đại pháo diễn tập lễ tang trước nhà Đại tướng
Buổi sáng cuối cùng của ngày viếngĐại tướng Võ Nguyên Giáp, công tác diễn tập lễ tang đã được tiến hành trước sự chứng kiến của hàng nghìn đồng bào.
Sáng 10/10, ngày cuối cùng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số lượng người đến viếng tăng đột biến. Công tác diễn tập cho lễ tang của Đại tướng cũng được diễn ra. Hàng chục xe đặc chủng phục vụ cho Quốc tang của Đại tướng đi từ phía bên sân nhà riêng theo đường Hoàng Diệu.
Những chiếc xe pháo trong buổi diễn tập.
Xe chở linh cữu trong lễ Quốc tang.
Đoàn xe đặc chủng phục vụ cho lễ tang.
Video đang HOT
Buổi diễn tập đã thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn người đang đứng xếp hàng để chờ thắp hương Đại tướng.
Lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ những người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các quân nhân xếp hàng oai nghiêm chờ viếng Đại tướng.
Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương phục vụ tốt việc tổ chức tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ba địa điểm là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Bình. Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong quân đội tổ chức tốt công tác tuyên truyền về Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo kế hoạch, lễ tang sẽ được được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013. Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h ngày 13/10/2013.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình). Trong thời gian diễn ra Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, cá đơn vị tập trung để bộ đội tham dự thông qua chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo Tri thức
Người Quảng Bình ở Sài Gòn khóc thương tướng Giáp
Bà con người Quảng Bình ngụ cư và mưa sinh ở Sài Gòn khi nghe tinĐại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời không nén được cảm xúc. Nhiều người đang thu xếp hành lý về quê đúng ngày 12/10 để được tiễn đưa ông.
Ông Nguyễn Hữu Cương (85 tuổi, Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Quảng Bình tại TP.HCM, đã trải qua 2 cuộc khánh chiến vệ quốc), khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời thì bàng hoàng, nhỏ lệ.
Ông Cương xem lại những bức ảnh về những lần ra Hà Nội chúc thọ Đại tướng.
Ông buồn buồn kể: "Chúng tôi vừa ra cứu trợ cho người gặp nạn trong trận bão số 10 ở quê hương hôm 2/10, sau đó lên Tây Nguyên. Đến 4/10, được tin từ người giúp việc của Đại tướng báo bác mất. Tôi rất bất ngờ, bởi mới ra Hà Nội mừng sinh nhật Đại tướng hôm 25/8. Năm nào hội đồng hương cũng ra Bắc chúc mừng sinh nhật bác. Suốt đêm ở TP.Buôn Mê Thuột tôi không ngủ được, nên lập tức về Sài Gòn thông báo cho anh em biết tin. Sinh lão bệnh tử là điều tất yếu của một con người, nhưng trong thâm tâm tôi luôn nghĩ bác chưa đi, bác vẫn còn đó để dìu dắt con cháu, bà con".
"Không chỉ ở Sài Gòn mà người dân quê hương chúng tôi các tỉnh ở miền Nam rất mong muốn về quê để tiễn đưa bác an nghỉ nơi chín suối. Bà con ở Sài Gòn, miền Nam nhận được tin bác mất ai cũng dậy lên một cảm xúc thương tiếc, mọi người nhắc mãi về những lần gặp Đại tướng", ông Cương ngậm ngùi. Ngồi trao đổi với chúng tôi nhưng điện thoại ông Cương reo lên liên tục bởi bà con đồng hương gọi đến hỏi thông tin và kế hoạch về quê viếng Đại tướng.
Chủ tịch hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM liên tục nhận cuộc gọi của bà con đồng hương hỏi kế hoạch viếng Đại tướng sắp tới.
Về kế hoạch của hội trong 2 ngày Quốc tang sắp tới, ông Cương cho biết: "Lễ viếng Đại tướng trong Sài Gòn vào ngày 12 - 13/10 dự kiến bà con Quảng Bình sẽ đi rất đông. Hội đã đăng ký với ban lễ tang của TP để có vị trí riêng và đúng ngày giờ. Nếu không viếng được ở hội trường Thống Nhất vì lý do nào đó thì sẽ có bàn thờ tại trụ sở hội để bà con đến viếng. Ngoài ra, trong sáng 12/10, một hội thành lập đoàn bà con đồng hương ở Sài Gòn về tham dự lễ viếng tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình, sau đó theo đoàn đưa Đại tướng về nơi an nghỉ".
Chị Trần Thu Hà (27 tuổi, quê ở H.Lệ Thủy, Quảng Bình, cách nhà Đại tướng chỉ 1km, đang tạm trú Q.3), ngậm ngùi chia sẻ: "Đại tướng từ trước đến nay luôn là thần tượng, động lực và niềm tự hào lớn lao của tất cả mọi người dân Lệ Thủy nói riếng và người Quảng Bình nói chung. Mỗi lần về quê tôi đều ghé thăm nhà ông, ngắm mảnh vườn, cây khế, lối vào".
Khi biết tin Đại tướng ra đi chị đã rất bất ngờ và không cầm được nước mắt. "Dẫu biết rằng đó là qui luật của tạo hóa, sinh lão bệnh tử, nhưng tôi thực sự không thể cầm được nước mắt", chị tâm sự.
Bức trướng mừng thọ Đại tướng 100 tuổi của Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM.
Nhớ lại lúc còn bé, chị Hà xúc động kể: "Tôi nhớ khi còn đi học, lúc đó Đại tướng về thăm quê hương. Toàn thể học sinh dậy từ rất sớm để đón ông. Đến nơi, Đại tướng bước xuống xe, ôm nhiều học sinh. Lúc đó cảm xúc của tôi ngẹn ngào và ghen tị với những bạn được ông ôm hôn. Khi Đại tướng qua đời có hàng loạt bài báo viết về ông, tôi đã đọc hết và rất tự hào khi Lệ Thủy đã sinh ra một người tài đức vẹn toàn như thế".
Còn chị Phan Thị Quyên (30 tuổi, quê TP.Đồng Hới, Quảng Bình, đang ở Q.9) tâm sự: "Tôi bật khóc khi nghe tin Người mất ngay trong văn phòng làm việc. Hàng ngày tôi vẫn cập nhật thông tin về Đại tướng ở Hà Nội và quê nhà. Mỗi lần đọc bài, xem ảnh trên các báo sống mũi tôi lại cay và vô cùng xúc động. Trên các diễn đàn mạng, những người con xa quê ở Sài Gòn luôn chia sẻ thông tin, chia sẻ buồn thương đối với Người".
Anh Nguyễn Hải Long (35 tuổi, quê H.Quảng Trạch, Quảng Bình, đang trú Q.Thủ Đức) cho biết: "Cũng như những người con Quảng Bình xa quê, chúng tôi rất thương tiếc về sự ra đi của vị Đại tướng lỗi lạc. Người là niềm tự hào của người dân Quảng Bình chúng tôi. Ở Sài Gòn xa xôi không thể về quê hương tiễn biệt nhưng trong lòng chúng tôi luôn hướng về Người. Ngày 12/10 chúng tôi hẹn nhau sẽ đến viếng Người ở hội trường Thống Nhất".
Theo Tri thức
GS Phan Huy Lê lý giải về hiện tượng Võ Nguyên Giáp "Thế kỷ 20 khép lại, tại Việt Nam đã diễn ra biết bao nhiêu sự kiện lớn, ghi nhận biết bao nhiêu con người nhưng lắng đọng lại chỉ là Hồ Chí Minh vàVõ Nguyên Giáp - hai biểu tượng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20" - GS Phan Huy Lê. PV: GS đã từng nêu quan điểm, để lý...