Dải phân cách – “thủ phạm” gây nhiều vụ tai nạn?
Dọc tuyến đường Giải Phóng (Hà Nội), những dải phân cách với mục đích phân làn đôi khi lại trở thành những mối nguy giao thông tiềm ẩn.
Theo phản ánh của người dân sinh sống dọc hai bên đường Giải Phóng cho biết, từ khi Hà Nội lắp dặt dải phân cách phân làn ô tô với các phương tiện giao thông đường bộ khác trên tuyến đường Giải Phóng, nó không những không phát huy tác dụng mà còn là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ tai nạn nguy hiểm.
Anh Trần Văn Đông (ở số 751, đường Giải Phóng – Giáp Bát) cho biết: “Hầu như ngày nào cũng có xe va quệt với dải phân cách, chủ yếu là xe máy. Như hôm qua, 1 nam thanh niên đi xe máy tông vào dải phân cách, người nằm vắt ngang tại đó, làm đổ cả cột biển báo phân làn, sáng nay họ mới dựng lại. Tôi thấy dải phân cách chả có tác dụng gì, đường thì đông, có chỉ thêm vướng. Nếu không tháo dỡ thì còn nhiều vụ tai nạn nữa xảy ra”.
Vị trí dải phân cách này thường xuyên xảy ra tai nạn
Dải phân cách nhiều đoạn bị biến dạng do phương tiên giao thông quệt vào
Cách đó không xa, anh Lê Ngọc Cương chủ cửa hàng kinh doanh kính mắt chia sẻ với phóng viên: “Tôi ở đây chứng kiến rất nhiều vụ người đi đường, chủ yếu là xe máy cứ tự đâm vào dải phân cách rồi ngã ra đường rất nguy hiểm. Nguyên nhân theo tôi một phần là do chủ quan của người ta thiếu quan sát. Dải phân cách lại chỗ có chỗ không, người ta đang đi chỗ không có nên chủ quan thiếu quan sát là đâm phải ngay. Mong muốn cơ quan chức năng tháo dỡ ngay để tránh những vụ tai nạn không đáng có”.
Theo quan sát của phóng viên, dọc tuyến đường Giải Phóng, hệ thống dải phân cách phân làn đã xuống cấp, xuất hiện những vết xước, sứt mẻ, nhếch nhác – đó là những “vết thương” do các phương tiện giao thông gây ra và hiện tại nó bị đứt khúc làm nhiều đoạn trông rất mất mỹ quan.
Video đang HOT
Dải phân cách chỗ có chỗ không khiến người đi đường khó quan sát
Trao đổi với PV Dân trí, Trung tá Nguyễn Đình Thoái – Trưởng Công an phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) – cho biết: “Hàng tháng chúng tôi nhận được thông tin về tai nạn do người tham gia giao thông chủ yếu là xe máy đâm vào dải phân cách khá nhiều. Khi nhận thông tin, chúng tôi đều cho anh em ra bảo vệ hiện trường, vấn đề xử lý thì có lực lượng giao thông của quận. Theo tôi, thì dải phân cách này nó không phát huy tác dụng nhiều lắm, vì ý thức tham gia giao thông của người dân không chấp hành, nên có chỉ thêm vướng. Nguyên nhân của các vụ tai nạn, theo tôi chủ yếu là do người dân thiếu quan sát. Dải phân cách hiện tại thì đoạn có đoạn không, người ta đang đi chỗ không có nên chủ quan, xe trên đường thì đông nhiều khi cản trở tầm nhìn, do vậy rất dễ giật mình và đâm vào”.
Cũng theo Trung tá Thoái, để khắc phục tình trạng này có 2 phương án: 1 là lắp đặt liền mạch thành một đoạn dài, từ các ngã ba, ngã tư để họ quan sát ngay từ đầu; 2 là dỡ bỏ để tạo sự thông thoáng cho cả tuyến đường.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hiểm nguy khó lường trên những đoạn đường giao đường sắt
Rất nhiều vụ tai nạn tàu hỏa thương tâm đã xảy ra tại các điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh không có rào chắn. Ngoài nguyên nhân khách quan, một phần lỗi lớn là do sự chủ quan của người tham gia giao thông.
Ngày 19/3, PV Dân trí đã quay trở lại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra hôm 17/3 khiến 2 cán bộ công an huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử vong khi đi qua đường sắt.
Vụ va chạm khiến xe ô tô bị kéo hơn 100m và bị biến dạng
Nạn nhân là Thiếu tá Trần Quang Thanh, Phó trưởng Công an huyện và Trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Gio Linh.
Đoạn đường nơi xảy ra tai nạn không có rào chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo nguy hiểm và vạch dừng xe cách đường ray chừng 3m
Theo quan sát, đoạn đường cắt ngang đường sắt thuộc khu phố 8, thị trấn Gio Linh - nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm nói trên có dốc cao khoảng 10 độ. Dù không có gác chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo gồm: 1 biển cảnh báo đường bộ giao cắt với đường sắt, 1 biển báo dừng xe trước vị trí giao cắt khoảng 5 - 6m, vạch dừng xe cách đường ngang khoảng 3m... Ngoài ra, cách điểm giao cắt chừng 40m còn có 1 biển cảnh báo phía trước có đường sắt được đặt ngay bên đường.
Nhiều người dân sống tại đây cho biết, vì độ dốc tại đoạn đường này quá cao nên gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu chú ý hệ thống biển báo và dừng ngay tại vạch dừng xe để quan sát tàu hỏa thì chắc chắn tai nạn sẽ không thể xảy ra.
Cách đó chừng 500m cũng có một đoạn đường dân sinh cắt ngang đường sắt, thuộc Đội 2, xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Điều đáng nói, đoạn đường ngang này lại được xây dựng rất sơ sài và không có gác chắn, ngoài hệ thống biển cảnh báo giao nhau với đường sắt. Ở giữa đường ray lại không có tấm đan đảm bảo an toàn, vì vậy các phương tiện qua đây rất dễ bị mắc kẹt.
Do được thiết kế sơ sài nên khi tàu hỏa chạy qua, người đi đường rất dễ gặp bất trắc
Những đoạn đường ngang dân sinh như thế này luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Chỉ trong vòng 30 phút, chúng tôi ghi nhận có hàng chục lượt phương tiện lưu thông qua đây. Đây là chưa kể khu vực này có đông dân cư, mỗi ngày cũng có hàng trăm lượt người phải đi qua đường sắt.
Ông Nguyễn Hữu Ái, người dân đội 2, xã Gio Châu cho biết, vì không có gác chắn nên đoạn đường này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường. Người tham gia giao thông chỉ cần thiếu quan sát là rất dễ dẫn đến tai họa.
"Cách đây không lâu, khoảng vào giữa năm 2013, đoạn đường này cũng xảy ra một vụ tai nạn khiến 1 người chết. Rất nhiều người đi qua tuyến đường này luôn phải thót tim vì gặp phải tàu hỏa. Người dân chúng tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng dựng gác chắn để cảnh báo và người dân đi lại bớt nguy hiểm hơn" - ông Ái nói.
Dù có biển báo hiệu nhưng chỉ cần người qua đường thiếu quan sát là rất dễ xảy ra tai họa
Theo khảo sát, cung đường này có chiều dài chỉ 11km, nhưng có đến 7 điểm giao nhau giữa đường sắt với đường dân sinh. Trong đó, mới chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn. Đó là đoạn giao nhau ở phía Nam ga Hà Thanh và một điểm ở phía Bắc thị trấn, 2 điểm được đặt biển báo tự động, còn 3 điểm còn lại mới chỉ có biển báo thông thường.
Tại một điểm giao nhau gần ga Hà Thanh cũng chỉ có một biển hiệu cảnh báo chú ý tàu hỏa. Hai bên đường sắt là đường mòn do người dân thường xuyên đi qua nên không hề có gác chắn.
Mối nguy hiểm luôn rình rập tại những đoạn đường ngang giao đường sắt
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Tặng, Cung trưởng cung đường Hà Thanh cho biết, hiện chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn là do mật độ người qua lại đông. Còn những điểm còn lại chỉ đặt biển báo đơn thuần.
Lý giải về điều này, ông Tặng cho biết do lưu lượng người qua lại tại những điểm giao nhau này rất ít. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi quan sát thì những khu vực này đều có rất đông dân cư. Hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện băng ngang đường sắt và những mối nguy hiểm luôn rình rập người qua đường bất cứ lúc nào.
Đăng Đức
Theo Dantri
Hà Nội: Khởi tố bị can vụ giết, đốt xác xe ôm Ngày 9/12, Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đạt (SN 1993, quê Thanh Hóa) về tội giết người, cướp tài sản. Trước đó, khoảng 10h30 ngày 29/11, Phong Cảnh sát hình sự - CATP Ha Nôi nhận được tin báo của Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) về việc...