Dải nước màu đỏ ở Huế là ‘do một loại tảo’
Lãnh đạo Sở Tài nguyên Thừa Thiên Huế khẳng định dải nước màu đỏ xuất hiện ở vùng biển Chân Mây – Lăng Cô vừa qua là “do một loại tảo đổi màu theo mùa”.
Ngày 27/ 2, ông Phan Văn Thông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cho biết đã có kết quả phân tích dải nước màu đỏ xuất hiện ở biển Chân Mây – Lăng Cô ( huyện Phú Lộc).
Dải nước màu đỏ xuất hiện ở cửa biển Lăng Cô. Ảnh: CTV
“Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân dải nước màu đỏ ở vùng biển Chân Mây – Lăng Cô là một loại tảo bình thường. Loại tảo này vào mùa xuân thường có hiện tượng đổi màu. Hiện chúng tôi đang làm báo cáo gửi lên UBND tỉnh”, ông Thông nói.
Trước đó từ ngày 22 – 24/2, trên vùng biển Chân Mây – Lăng Cô xuất hiện một số dải nước màu đỏ ở khu vực gần bờ. Ngư dân địa phương cho biết, năm nào dải nước này cũng xuất hiện vào tháng 4 nên họ quen gọi là nước bái.
Video đang HOT
Ngày 23/2, Chi cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Quan trắc Tài nguyên tỉnh Thừa Thiên Huế đã về lấy mẫu nước để kiểm tra. Vị trí lấy bao gồm khu vực biển bắc Hải Vân, cửa biển Lăng Cô và biển Bình An (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc), là những điểm ghi nhận xuất hiện hiện tượng nêu trên.
Võ Thạnh
Theo VNE
Chủ tịch TP.Huế lên tiếng việc vận động dân bật đèn chiếu sáng
"Có cá nhân liên quan trực tiếp đến lĩnh vực điện năng, chiếu sáng nhưng lại có ý kiến chưa chính xác, dẫn đến hiệu ứng bất lợi cho một chủ trương..." - Chủ tịch UBND TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) nêu trong văn bản.
Sau khi chủ trương vận động các cơ quan và người dân trên địa bàn bật điện chiếu sáng vào những ngày cuối tuần bị đánh giá là gây mất an toàn điện và "thiếu tầm nhìn", ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP.Huế - đã lên tiếng giải thích về việc này.
Đường phố Huế về đêm.
Trong văn bản vừa gửi đến các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn TP.Huế và Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Thành cho biết, chủ trương của thành phố được đại bộ phận nhân dân đồng tình, nhưng cũng có ý kiến khác cần được thông tin, trao đổi thêm.
Theo ông Thành, mục đích của thành phố khi ban hành chủ trương trên là tăng cường chiếu sáng trang trí về đêm các khu vực công cộng, di tích, khu vực có nhiều khách du lịch, khách sạn và một số trục đường chính chứ không phải toàn bộ thành phố. Vì vậy, các khu vực xa trung tâm, nằm trong các ngõ hẻm và các hộ kinh tế khó khăn không thuộc đối tượng được vận động.
Ông Thành cho rằng, với các công nghệ, thiết bị mới chiếu sáng ngày nay tiêu hao rất ít điện năng, tiêu hao điện trang trí chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với các thiết bị điện trong gia đình, tuy cần chi phí đầu tư ban đầu.
"Việc tăng cường chiếu sáng trang trí mặt tiền một số trục đường, khu trung tâm, cùng với tiết giảm điện năng tiêu thụ các thiết bị khác trong sinh hoạt tại cùng thời điểm; cũng như những ngày lễ Tết, cuối tuần không phải là thời gian cao điểm tiêu thụ điện cho sản xuất; nên không thể dẫn đến "sụt áp, vượt công suất, cháy nổ, mất an toàn..." - ông Thành khẳng định.
Ông Thành cũng cho biết, do văn bản vận động của thành phố không thể giải thích đầy đủ, nên còn một số người chưa hiểu hết nội dung, mục đích, đối tượng, phạm vi của chủ trương, nên dẫn đến có ý kiến trái chiều là chuyện bình thường.
"Tuy nhiên rất tiếc là có cá nhân liên quan trực tiếp đến lĩnh vực điện năng, chiếu sáng nhưng lại có ý kiến chưa chính xác, dẫn đến hiệu ứng bất lợi cho một chủ trương mà rất cần sự đồng thuận cao trong xã hội, trong cộng đồng" - ông Thành nêu trong văn bản.
Trên cơ sở đó, ông Thành đề nghị Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế cần trao đổi, giải thích, làm rõ thêm với cơ quan cấp dưới trực thuộc vì đã có "ý kiến chưa chính xác" nêu trên.
Trước đó, UBND TP.Huế ban hành văn bản đề nghị các cơ quan và người dân trên địa bàn bật điện chiếu sáng mặt tiền trụ sở, nhà ở vào các ngày cuối tuần và các dịp lễ Tết trong năm để làm cho cố đô Huế đẹp và sáng hơn. Văn bản này cũng yêu cầu các phường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn bật điện chiếu sáng mặt tiền khu nhà ở của mình.
Sau khi được ban hành, văn bản này đã gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận tại TP.Huế. Nhiều người dân, cơ quan ủng hộ sự vận động của chính quyền thành phố vì hy vọng việc này sẽ làm cho TP.Huế sáng hơn, đẹp hơn về đêm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc các cơ quan và người dân trên địa bàn đồng loạt bật điện chiếu sáng mặt tiền trụ sở, nhà ở sẽ gây mất an toàn điện, gây lãng phí và tạo thêm gánh nặng cho người dân
Theo Danviet
Trắng đêm cứu hộ vụ tàu hỏa tông xe ben Khoảng 8h ngày 21/2, hai toa tàu bị lật trong vụ xe lửa đâm ôtô ở Huế đã được đưa ra khỏi ray, để thông tuyến đường sắt Bắc Nam. 80 công nhân và 3 cần cẩu 100 tấn đã tham gia cứu hộ vụ tai nạn tàu hỏa tông xe ben ở Huế trong suốt đêm qua. Trước đó 14h40, đoàn tàu...