Đài Nhật xóa video về biểu tình Mỹ
Đài NHK của Nhật xin lỗi và xóa khỏi Twitter video hoạt hình giải thích biểu tình Mỹ vì cách khắc họa người Mỹ gốc Phi gây phẫn nộ.
Video dài 81 giây được đài truyền hình NHK phát sóng trong chương trình tối 7/6, cho thấy một người da màu đang nói về sự chênh lệch giàu nghèo giữa người Mỹ da trắng và da màu cũng như tác động kinh tế từ Covid-19.
Trong video, cơ bắp của người kể chuyện nổi cuồn cuộn trên chiếc áo ba lỗ màu trắng, trong khi các nhân vật người Mỹ gốc Phi khác, bao gồm một người đàn ông với mái tóc xoăn, tóc mai dài, và một người đàn ông cơ bắp mặc bộ vest không tay màu tím, đội mũ phớt mềm đang chơi đàn guitar.
Tuy nhiên, video không đề cập đến bạo lực cảnh sát hay cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu chết hôm 25/5 sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì gáy gần 9 phút. Cái chết của Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, sau đó lan ra nhiều nước để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
Người đàn ông cơ bắp chơi guitar trong video của đài NHK. Ảnh: Japan Times.
“Chúng tôi hiểu ý định của NHK trong việc lý giải các vấn đề chủng tộc phức tạp ở Mỹ, nhưng thật đáng tiếc khi nhiều suy nghĩ và mối quan tâm không được đưa vào video này”, Đại biện lâm thời Joseph M. Young của đại sứ quán Mỹ tại Tokyo đăng Twitter. “Lối vẽ biếm họa được sử dụng gây phản cảm và khó chịu”.
NHK hôm nay cho biết họ đã quyết định xóa video trên Twitter sau khi nhận rất nhiều chỉ trích, thừa nhận đã đăng video một cách thiếu cân nhắc. “Chúng tôi xin lỗi những người đã cảm thấy không thoải mái”, đài truyền hình Nhật viết trên Twitter.
“Thật khủng khiếp. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nói tôi là người Nhật lúc xem video này”, tài khoản Twitter emiliharatatani cho hay. “Không hiểu họ có biết chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ không?”. Tài khoản CheetosOnToast thì gọi video này là phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
Baye McNeil, một tác giả và nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi ở Nhật, nói rằng video cho thấy các đài truyền hình địa phương cần phải trau dồi thêm kiến thức.
“Bất cứ đứa trẻ nào xem video cũng có thể nghĩ những người da màu bị đối xử bất công, nhưng họ to lớn, khác thường và đáng sợ! Làm thế nào NHK nghĩ rằng mọi người sẽ thông cảm với những người bị áp bức sau khi xem video đó?”, McNeil nói.
George Floyd bị giết trong lúc bị cảnh sát ghì cổ như thế nào. Video: NY Times.
80% người Mỹ nói đất nước 'mất kiểm soát'
80% cử tri Mỹ nói mọi thứ trong nước đã "mất kiểm soát", trong khi chỉ 15% đưa ý kiến ngược lại, theo một cuộc khảo sát mới.
Khảo sát do NBC News/Wall Street Journal phối hợp thực hiện đặt câu hỏi "Khi nói đến đất nước những ngày này, nhìn chung bạn cảm thấy mọi thứ là..", có tới 80% người chọn trả lời "ngoài kiểm soát" so với 15% chọn "kiểm soát được".
Năm cuối trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump vô cùng khó khăn, yêu cầu ông phải giải quyết đại dịch toàn cầu Covid-19 cũng như biểu tình toàn quốc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Do đó, cuộc khảo sát cũng bao gồm một số chủ đề như tỷ lệ ủng hộ cách Trump giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện tại và sự ưa thích của cử tri đối với Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.
Biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" trước Nhà Trắng hôm 6/6. Ảnh: Reuters.
Đáng chú ý nhất, khảo sát chỉ ra 46% cử tri tin rằng tình trạng kinh tế hiện tại là "ảm đạm" và 59% cử tri lo ngại hành động của cảnh sát sau cái chết của Floyd, trong khi chỉ 27% lo ngại các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực.
Trump đạt được thành công bất ngờ tuần trước khi số việc làm trong tháng 5 tăng nhanh, trái với nhiều dự đoán trước đó. Tuy nhiên, khảo sát được tiến hành trước khi số liệu việc làm được công bố nên khi được hỏi "sẽ chọn ai nếu bầu cử tổng thống diễn ra hôm nay", 49% chọn Biden và 42% chọn Trump, phần còn lại không chắc chắn hoặc không chọn.
Khảo sát được tiến hành đối với 1.000 cử tri và sai số khoảng 3,1%.
Cảnh sát rửa chân cho lãnh đạo tôn giáo da màu Cảnh sát và người dân da trắng cùng rửa chân cho các lãnh đạo tôn giáo da màu ở bang Bắc Carolina, làm xoa dịu căng thẳng về chủng tộc. Bất chấp nắng nóng, các thành viên của Trung tâm Giáo hội Di sản, do mục sư Faith Wokoma và chồng bà là Soboma dẫn đầu, đã tuần hành ở thành phố Cary,...