Đãi ngộ chưa tương xứng với đóng góp của giáo viên mầm non
Ngày 16/1, tại Hà Nội, Bộ GDĐT tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến cấp học mầm non. Tại đây 127 cô giáo, đại diện cho hơn 400.000 giáo viên mầm non trên cả nước đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT vì những đóng góp tích cực trong sự nghiệp chăm sóc, dạy dỗ trẻ mầm non.
Trong thời gian qua, giáo dục mầm non đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Cũng tại chương trình này, người đứng đầu Bộ GDĐT đã thẳng thắn nhận định, giáo viên mầm non là những người làm việc chịu áp lực nhiều nhất, nhưng đãi ngộ nhận được chưa tương xứng.
Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Hiện nay toàn quốc có 15.501 trường mầm non, 201.291 nhóm lớp cùng với hơn 5,4 triệu học sinh, đạt tỷ lệ ra lớp trên 63%. Các thầy cô đến trường chăm sóc trẻ từ tinh mơ và trở về lúc chiều muộn; đối tượng dạy dỗ của các thầy cô là trẻ nhỏ và rất hiếu động, để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, trong suốt thời gian ở trường, các thầy cô phải luôn chân luôn tay, luôn mắt, không một giây phút nào được lơ là. Giáo viên phải làm việc trong thời gian của ngày dài nhất trong khi lương lại thấp nhất so với bảng lương của ngành giáo dục.
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; hệ thống các trường lớp mầm non ngày một khang trang; mạng lưới ngày càng đáp ứng cao hơn nhu cầu tới trường của trẻ; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới. Thông qua bậc học mầm non, trẻ được chuẩn bị những kỹ năng để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ để chuẩn bị vào học lớp một.
Video đang HOT
Có được kết quả này của giáo dục mầm non không thể không nhắc đến vai trò của các giáo viên ngày đêm không quản khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ ươm mầm non của đất nước. “Bao thầy cô bám thôn bám bản, nỗ lực, dốc lòng dốc sức huy động trẻ đến trường, chăm từng bữa ăn giấc ngủ, bao tấm gương hi sinh cả niềm vui của gia đình để đến chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng sâu vùng xa. Có cô giáo đã tâm sự ngày nào cũng đón các cháu đến trường, nhưng rất ít cơ hội được đưa đón con mình đi học”- Bộ trường Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Ông Nhạ cũng khẳng định, mặc dù đã có nhiều chính sách dành cho giáo viên nhưng hiện nay, đời sống của giáo viên mầm non nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức của xã hội và chính sách về giáo dục mầm non chưa tương xứng với vị trí, vai trò và sự đóng góp của các thầy, cô giáo.
Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo, thực hiện Luật Giáo dục 2019, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ được ban hành để tạo động lực phát triển giáo dục mầm non, đồng thời, chương trình giáo dục mầm non sẽ tiếp tục được đổi mới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn mỗi giáo viên được tôn vinh ngày hôm nay sẽ mãi là tấm gương sáng về tình yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết đổi mới sáng tạo, luôn rèn luyện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nước nhà, đưa giáo dục mầm non Việt Nam đạt mức tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Tại buổi giao lưu, những giáo viên mầm non đến từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chia sẻ nhiều khó khăn, thách thức cũng như kinh nghiệm đã vượt qua để bám trường, bám lớp. Họ là những tấm gương nhà giáo tận tụy, hết lòng chăm sóc giáo dục trẻ; cán bộ quản lý có nhiều đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Không tinh giản biên chế giáo viên mầm non
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị không tinh giản biên chế giáo viên mầm non.
Theo đó, Bộ GDĐT phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt 20.300 biên chế giáo viên mầm non, hiện nay, đang giao cho 14 tỉnh có dân số cơ học tăng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh cần sử dụng số biên chế này đúng đối tượng.
Minh Quang
Theo daidoanket
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: 'Phải giải quyết việc thiếu giáo viên trong năm 2020'
Ngày 14.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp gỡ nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ để thông tin những kết quả đạt được của ngành Giáo dục trong năm 2019 và nhiệm vụ của ngành trong năm 2020.
Ngành Giáo dục cần giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non trong năm 2020
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết năm vừa qua ngành giáo dục đã có những chuyển động tích cực khi Luật Giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực.
Chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông có sự chuyển biến rõ nét; chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành và có những bước chuẩn bị khẩn trương để triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1. Giáo dục đại học khởi sắc với vị trí ngày càng cao trên bảng xếp hạng quốc tế, tự chủ đại học được mở rộng và tác động tích cực tới chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, sang năm 2020 ngành giáo dục sẽ giải quyết dứt điểm nhiệm vụ trọng tâm là việc thiếu giáo viên mầm non và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc mong muốn, Bộ GD-ĐT sẽ làm tốt hơn nữa công tác truyền thông về những việc ngành giáo dục đã làm được
Xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành Giáo dục sẽ có không ít thách thức, Bộ trưởng mong rằng, nguyên lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đồng hành, tư vấn, chia sẻ và trực tiếp tham gia cùng ngành triển khai tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Chia sẻ tại buổi gặp, nguyên lãnh đạo Bộ GD-ĐT đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Giáo dục thời gian qua. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, năm 2020, ngành Giáo dục sẽ làm được nhiều việc hơn nữa, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dạ Thảo - Ảnh: BGD
Theo motthegioi
Không giảm biên chế đối với giáo viên mầm non Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Giáo viên mầm non phụ trách trẻ trong giờ ngoại khóa ở Trường mầm non Thạch Bàn, Hà Nội - Ảnh: VĨNH...