Đại Nghĩa mê làm anh hùng như trong phim Hong Kong
“Mỗi khi nằm im một mình, tôi thả hồn vào một thế giới khác. Nơi đó, tôi là một anh hùng trượng nghĩa, đi khắp nơi trừ gian diệt bạo”, thằng Mõ trong vở kịch “ Chuyện làng Ung” tâm sự.
Từ chính kịch đến hài kịch
Đại Nghĩa cho biết, khiếu nghệ thuật của anh có từ rất sớm. Thời học câp một và cấp hai, anh đã tích cực tham gia khá nhiều chương trình văn nghê trong trường.
Đến năm lớp 9, với một vai diễn trong buổi văn nghệ, Đại Nghĩa mới “bông dưng” nôi tiêng toàn trường với biêt danh “Con chim xanh”, đi đên đâu bạn bè cũng gọi anh bằng biêt danh đó đên nôi anh mắc cỡ không dám bước ra khỏi lớp. Đó cũng là lân đâu tiên Đại Nghĩa nêm mùi vị của sự “nôi tiêng”.
Tuy ca hay, đàn giỏi nhưng ba Đại Nghĩa lại không thích các loại hình sân khấu nên trong suốt quãng đời thơ ấu, anh chưa bao giờ được đến rạp coi hát. Thời điểm ấy, các bộ phim bộ Hong Kong chiếm giữ thị trường giải trí và ảnh hưởng không ít đến cậu bé Đại Nghĩa.
Không đi chơi, bạn bè, mỗi ngày đi học rồi về nhà, ôn bài xong là lên giường nằm… nên trong mắt ba mẹ và mọi người, Đại Nghĩa luôn là đứa con ngoan, trò giỏi. “Không ai biết được rằng, mỗi khi cậu bé Đại Nghĩa nằm im một mình cũng là lúc đang thả hồn vào một thế giới khác. Nơi đó, tôi là một anh hùng trượng nghĩa, đi khắp nơi trừ gian diệt bạo như trong… những bộ phim kiếm hiệp Hong Kong”, anh bộc bạch.
Say mê phim bộ Hong Kong và thần tượng các diễn viên Lương Triều Vỹ, Lê Mỹ Nhàn… nên ngoài “cầm, kỳ, thi, họa”, Đại Nghĩa đã biết được rằng trong thế giới nghệ thuật còn có những loại hình khác tồn tại, đó chính là điện ảnh, sân khấu và ca diễn.
Năm 1994, CLB Điện ảnh Tân Sơn Nhất (TP.HCM) tuyển sinh khóa 1 đào tạo diễn viên, Đại Nghĩa đã lén ba mẹ đi ghi danh xin học. Trong thời gian theo học lớp diễn viên, thỉnh thoảng Đại Nghĩa được thầy cô cho đi biểu diễn giao lưu với các CLB kịch nói, đi đóng quần chúng trong các bộ phim… Dù chỉ là thỉnh thoảng nhưng gieo vào lòng Đại Nghĩa một tình yêu, đam mê ngày càng lớn dành cho sân khấu và điện ảnh. Cơ duyên đã đưa đẩy Đại Nghĩa đến với sân khấu và nghệ thuật.
Ngày xưa, anh thích nghệ thuật lắm, nhưng lúc ấy, Sân khấu và Điện ảnh là hai trường tách biệt, anh không biết là nên chọn thi vào trường nào.
Anh phân vân: “Nếu chọn trường Điện ảnh thì tôi được đi đó đi đây cùng đoàn phim nhiều hơn, được biết nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, tôi đã chọn Sân khấu vì tôi muốn diễn, muốn sống trọn vẹn cùng nhân vật suốt 3 tiếng đồng hồ trên sân khấu”.
Tất cả những gì Đại Nghĩa suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật đều được bộc lộ ngay lúc ấy trên sân khấu.
Video đang HOT
Nhưng may mắn, năm Đại Nghĩa thi, trường Sân khấu và Điện ảnh sáp nhập làm một là trường cao đẳng Sân khấu & Điện ảnh TP.HCM như bây giờ. Do đó, giờ đây Đại Nghĩa đã vừa có thể đóng phim và cũng vừa có thể diễn kịch.
Khi đi thi vào Cao đẳng Sân khâu & Điên ảnh TP.HCM, Đại Nghĩa được 27 điểm, thừa 7 điểm so với điểm chuẩn nhưng bị đánh trượt vì… điêm năng khiêu kém. Nhưng may mắn, anh lại được gọi bô sung và trở thành bạn cùng khóa với những tên tuôi như Chi Bảo, Kinh Quôc, Đức Thịnh…Từ đây, anh bắt đâu tham gia học hỏi và dân trở thành diên viên trên những sân khấu kịch lớn nhất TP. HCM.
Đại Nghĩa kể: “Khi thi trượt vào trường sân khấu, tôi buồn khủng khiếp, không muốn gặp ai dù cũng nhận được nhiều lời động viên. Nhiều đêm tôi không ngủ được với những câu hỏi tại sao mình lại trượt”.
Một tháng sau đó, Đại Nghĩa được gọi vào nhập học vì trường thiếu chỉ tiêu. Tâm trạng của anh lúc này vừa mừng, lại vừa mặc cảm với các bạn. Đại Nghĩa quyết tâm học cho mọi người thấy anh xứng đáng là sinh viên của trường.
Hết học kỳ 1, cảm giác đó không còn, Đại Nghĩa đã vượt lên để trở thành một trong những sinh viên xuất sắc của khóa. Anh học với sự thích thú say mê vì được khám phá một bộ môn nghệ thuật mà mình yêu thích và liên tục nhận được học bổng của trường.
Vì Đại Nghĩa đã theo học trước hai năm ở câu lạc bộ Điện ảnh nên anh rất tỉnh táo để biết rằng con đường này rất nhiều cực nhọc, không hề bị ảo tưởng bởi hào quang của những người đã nổi tiếng. Đại Nghĩa, Đức Thịnh, Thanh Vân, Kim Ngân là những sinh viên siêng học nhất lớp.
Cũng nhờ làm nghệ thuật, tính cách Đại Nghĩa ngày càng cởi mở vui vẻ hơn, khác với hình ảnh cậu bé Đại Nghĩa nhút nhát thuở đầu.
Khi là sinh viên Trường Cao đẳng sân khấu Điện ảnh TP.HCM, Đại Nghĩa không ngừng cố gắng và ghi điểm xuất sắc ở những vai bi kịch. Ngày ra trường, anh mong ước có được một vai chính kịch, nhưng bước vào nghề mới thấy mình nhỏ bé giữa “thánh đường nghệ thuật”.
“Tôi cứ ngỡ những gì góp nhặt từ những vai diễn được đánh giá cao trong trường đủ cho mình có vốn liếng để đến với nghề. Nhưng không phải vậy, hơn 2 năm đầu tiên, tôi không có cơ hội được đóng những vai mình luôn mơ ước”, Đại Nghĩa hồi tưởng.
Và suốt thời gian ấy, anh chỉ đóng những vai diễn rất nhỏ, xuất hiện năm, ba phút, có khi chỉ một câu thoại trên sân khấu. Để những vai nhỏ xíu ấy không dễ bị lãng quên, Đại Nghĩa buộc phải tự sáng tạo, tìm cái duyên cho những vai diễn. Vậy là từ Anh chàng xỏ lá, Mười hai bà mụ, Công chúa ngủ trong rừng, Sông dài… đến Na Tra đại náo thủy cung, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cậu bé rừng xanh, Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Đại Nghĩa luôn khiến khán giả phải nhớ đến những nhân vật của anh.
Cứ thế, anh dần dần nâng tầm và đến bây giờ, người chuyên trị vai nhỏ ngày nào đã có một vị trí lớn trong lòng khán giả. “Tôi đi chậm theo thời gian, chờ đợi và xem những vai diễn nhỏ là những viên sỏi đầu tiên cho con đường riêng. Nhỏ bé đó, ít ỏi đó nhưng tất cả góp nhặt lại sẽ là cả một hành trang. Tôi trân trọng con đường mình đi, tất cả những gì đã trải, đã làm để có thể là tôi-của-hôm-nay, với tôi đều có ý nghĩa vô cùng”, thằng Mõ của vở kịch Chuyện làng Ung chia sẻ.
Duyên phận đã khiến Đại Nghĩa gắn bó với các vai hài, dù khi ở trường, Đại Nghĩa chỉ đóng chính kịch và ghi điểm ở những vai này. Bản thân Đại Nghĩa cũng bất ngờ, vì khi ở trường, Đại Nghĩa không nghĩ mình biết diễn hài.
Đại Nghĩa quan niệm rằng: “Khi học trong trường thì được quyền lựa chọn vai để tập, vì đó là thời gian tập. Nhưng khi ra sân khấu chuyên nghiệp thì mình không còn quyền lựa chọn nữa. Đạo diễn giao cho vai nào thì phải nhận vai đó và cố gắng hết mình để hoàn thành một cách tốt nhất. May mắn, khi tôi học ở trường, tuy đóng nhiều vai bi nhưng không bị đóng khung trong một dạng vai chính kịch mà được tập nhiều loại vai khác nhau, từ vai già, vai đồng, vai con nít… Khi ra trường, tôi không thấy quá khó khăn khi đạo diễn giao cho nhiều dạng vai khác nhau vì mình tự tin có thể làm tốt và thực tế đã chứng minh điều đó”.
Có được danh tiếng như ngày hôm nay là một thành công với Đại Nghĩa, nhưng anh không vì thế mà kênh kiệu. Anh nói: “Tôi xuất thân từ trường cao đẳng Sân khấu Điện Ảnh và cũng rất khó khăn để có được thành tựu như ngày hôm nay, nên tôi rất hiểu và quý những diễn viên trẻ – những người đang đi trên con đường mà anh đã từng đi qua.
Đại Nghĩa rất trân trọng những cố gắng và nỗ lực của họ, vì thế không bao giờ anh “chèn ép” những bạn trẻ mới vào nghề dù khi Đại Nghĩa mới vào nghề, anh cũng đã nghe rất nhiều về những câu chuyện đàn anh đàn chị đi trước “chèn ép” đàn em như cái kiểu “mẹ chồng – nàng dâu”, rồi khi năm tháng trôi qua “nàng dâu” trở thành “mẹ chồng” lại tiếp tục “chèn ép” những “nàng dâu” mới.
Đại Nghĩa đã tự nhủ với mình từ lúc đó rằng phải sống làm sao để mình không phải là một “nàng dâu” trong thế giới showbiz này, và lại càng không muốn mình trở thành “mẹ chồng” của bất cứ một ai.
Bây giờ, Đại Nghĩa đã có thể đóng vai “mẹ chồng”, nhưng anh không bao giờ chịu nhận vai đó, mà luôn nhận vai “đàn anh” và vai “galant” với những đàn em mới vào nghề. Quan niệm về cuộc sống và nghề nghiệp đã khiến Đại Nghĩa vừa được khán giả yêu mến, vừa được lòng bạn bè trong nghề.
Theo Phunutoday
Ốc Thanh Vân khiến khán giả "đau tim"
Cô lại khiến khán giả được một phen thót tim trong vở kịch mới Thứ sáu ngày 13.
Từ ngay tựa đề của vở kịch, " Thứ sáu ngày 13" đã gợi lên một cảm giác "ớn ớn" vì xưa nay với mỗi người dân thì đây là một ngày của những rủi ro. Mọi diễn biến câu chuyện cũng bắt đầu từ một ngày thứ 6 ngày 13 như thế, khi Vân, một cô bé mồ côi được ra khỏi bệnh viện tâm thần. Vân là con của một người canh giữ xác và mắc bệnh tâm thần. Vào thứ 6 ngày 13, Vân được chẩn đoán đã khỏi bệnh và được gia đình Viện trưởng của bệnh viên mà cha cô đang làm việc nhận về nuôi, những mong cô có thể thoát khỏi cái chốn này và bắt đầu lại một cuộc đời mới.
Thế nhưng một bí mật tày trời trong quá khứ đã được lật dở ra lần theo một album hình cũ mà cô phát hiện tại nhà ông Viện trưởng. Thì ra, đúng 15 năm trước, mẹ cô đã phải nhảy lầu tự vẫn để lại một mình cô trên cõi đời này. Và cha cô, người đã chối bỏ cái bào thai trong bụng mẹ cô và ép bà phải đi phá thai chính là ông Viện trưởng. Quá đau đớn trước sự thật tàn nhẫn này, Vân đã lên kế hoạch trả thù viện trưởng cùng người mẹ của ông, người đã đẩy mẹ cô đến bước đường cùng. Sự việc cũng bại lộ và người vợ sau của ông viện trưởng luôn muốn đẩy đứa con oan nghiệt này đi đến chỗ chết như mẹ nó.
Vở kịch làm thót tim khán giả không phải ở những tình tiết chết chóc, máu me
Liên tiếp những tiếng động dồn dập, những âm thanh ma quái, những hành động mờ ám khiến cho khán giả sởn gai ốc. Điều rất thú vị là người ta không thể đoán được mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Liệu vợ của ông viện trưởng sẽ là người ra tay "bịt đầu mối" bé Vân trước hay chính cô sẽ là người giết cha, bà nội và cả mẹ kế để trả thù cho người mẹ ruột xấu số của mình. Có những lúc cuộc ám sát gần như đã thành công, cái chết tưởng chừng như đã diễn ra với Vân khiến khán giả không khỏi rùng mình. Nhưng rất may, đó chỉ là một giấc mơ. Từng người một trong ngôi nhà của ông Viện trưởng biến mất, liệu họ đã bị Vân thủ tiêu? Một cái kết khá nhân văn và đầy bất ngờ chắc chắn sẽ khiến mỗi người nhẹ lòng, vì cuối cùng thì tình yêu cũng hóa giải thù hận.
Rất may, đạo diễn Xuân Trang đã rất tinh tế khi sau những đoạn cao trào muốn nghẹt thở thì khán giả lại được một trận cười thả ga. Cái tài của anh là làm sao tiết chế được giữa hài và kinh dị để sao cho vở kịch rùng rợn mà không nặng nề, hài hước mà không bị quá lố. Trong đó, phải kể đến diễn xuất khá tinh tế của Ốc Thanh Vân. Nếu trong " Người vợ ma", Ốc Thanh Vân chỉ khiến người xem sởn gai ốc với từng cái trừng mắt, bặm môi của mình thì trong " Thứ sáu ngày 13" cô còn chọc khán giả cười với những câu nói tưng tửng và điệu bộ hài hước, duyên dáng của mình.
Phía sau vỏ bọc kinh dị, vở kịch là một câu chuyện cảm động về tình yêu, tình người
Nhìn Ốc Thanh Vân tươi tắn, trẻ trung và hoạt bát trên sân khấu, ít ai nghĩ cô đã là bà mẹ một con. Nếu có một người quen nào khác trong vở kịch này thì đó là gương mặt quen thuộc của sân khấu kịch Phú Nhuận, diễn viên Kim Huyền. Trong vai người mẹ sau của viện trưởng, Kim Huyền đã tung hứng khá nhịp nhàng với Ốc Thanh Vân để tạo ra những tình tiết kịch tính, gay cấn và cũng đầy rung động.
Không có dàn sao sáng giá nhưng giống như những vở diễn gần đây của Sân khấu kịch Phú Nhuận, tất cả các vai diễn đều khá đều đặn. Những gương mặt trẻ như Việt Cường, Hoàng Thy, Xuân Trang đã hoàn thành tốt vai diễn của mình để bổ trợ cho vai diễn chính của Ốc Thanh Vân, từ đó làm bật lên nội dung tư tưởng của vở kịch. Kinh dị nhưng không máu me, nặng nề, hài hước mà không bị phô và quá lố, Thứ 6 ngày 13 là một vở kịch không nên bỏ qua với những ai thích xem kịch kinh dị mà sợ bị ... xỉu.
Các xuất diễn tiếp theo của "Thứ 6 ngày 13" sẽ được diễn ra tại Sân khấu Super Bowl vào ngày 8/3, 14/3 và 16/3.
Một số hình ảnh khác của vở kịch:
Ốc Thanh Vân đã lấy lại vóc dáng sau sinh và tươi trẻ như gái 18
Những nhân vật không tên trong bệnh viện tâm thần chính là yếu tố chọc cười nhưng cũng lấy nước mắt của khán giả
Một cái kết bất ngờ khép lại một câu chuyện hoàn hảo sẽ khiến khán giả hài lòng
Theo VNN
Cùng GS Xoay "hoàn hảo" trong "Tình yêu cười" Đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chương trình hài kịch "Tình yêu cười" của Đoàn kịch 2, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ ra mắt khán giả Thủ đô tại Rạp Âu Cơ (Huỳnh Thúc Kháng- HN). GS Cù Trọng Xoay sẽ xuất hiện ấn tượng trong tiểu phẩm Hội thi "Cặp chim hoàn hảo". GS Cù Trọng Xoay (phải) - người trong...