Đài Nga: Trung Quốc kích hoạt vòng xoáy chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á
Theo Tiếng nói nước Nga, Trung Quốc có khả năng đang thử nghiệm phương tiện đánh bật các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Ảnh minh họa.
Đây là công tác phát triển các tổ hợp phòng không thông thường có sức phản công các đầu đạn tên lửa chiến thuật. Giả định này được các chuyên gia Nga đưa ra khi cho ý kiến về việc Trung Quốc thử nghiệm thành công thiết bị đánh chặn tên lửa trên đất liền. Cuộc thử nghiệm được tiến hành ngày 23 tháng 7.
Theo các chuyên gia đánh giá, hoạt động này không đề ra mục tiêu đẩy lùi mối đe dọa tên lửa đạn đạo bởi Trung Quốc không sở hữu công nghệ như vậy.
Đây là cuộc thử nghiệm thứ ba các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất được Trung Quốc thực hiện kể từ năm 2010. Công tác liên quan đến hoạt động nghiên cứu các cấu phần phục vụ Lực lượng Phòng không, Thiếu tướng dự bị Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada nhận định:
“Ở đây có khả năng sử dụng giải pháp kỹ thuật và không chỉ các giải pháp kỹ thuật đã vay mượn từ Nga. Đối với Trung Quốc, tự vệ trước các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tất nhiên là nhiệm vụ cấp bách hơn so với chống tên lửa chiến lược. Hoa Kỳ đặt ra nhiệm vụ triển khai tiềm lực ở châu Á, trước hết dựa vào hoạt động của các hàng không mẫu hạm. Trung Quốc đẩy mạnh tiềm năng tên lửa để đối phó những cụm hàng không mẫu hạm như vậy, làm cho Hoa Kỳ rất lo ngại và thúc đẩy phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực phối hợp với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc cũng không ngừng đối xứng cải thiện khả năng đẩy lùi mối đe dọa tên lửa của Mỹ trên biển.”
Video đang HOT
Đại tá Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, đưa ra nhận xét rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thiết bị đánh chặn tên lửa chiến thuật, hay tối đa là tên lửa chiến thuật linh hoạt:
“Trung Quốc chưa thể giải quyết vấn đề đối phó tên lửa đạn đạo cấp chiến lược, có tầm bắn hàng ngàn cây số. Tốc độ bay của đầu đạn tên lửa là 3 – 5 cây số/giây. Ở tốc độ này, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc không hoạt động. Hai cây số mỗi giây là tốc độ mà họ có thể hạ tên lửa, tức là phạm vi hoạt động của tên lửa chiến thuật linh hoạt. Tầm bay của chúng không lớn, dưới 300 cây số. Trong giới hạn này, Trung Quốc có thể bắn hạ các tên lửa của Mỹ cũng như Ấn Độ. Có nghĩa hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc được thiết kế để bảo vệ các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào đối tượng cụ thể.”
Lầu Năm Góc đang triển khai các yếu tố lá chắn tên lửa châu Á tại căn cứ của họ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Bình Dương. Đối lại, Nga và Trung Quốc tăng cường công tác tư vấn trong lĩnh vực này. Có thể phối hợp nỗ lực trong những phương diện nào? Ông Pavel Zolotarev cho ý kiến:
“Trước hết, có lẽ là về lĩnh vực thông tin. Nga sở hữu một hệ thống cảnh báo tên lửa hiện đại. Công nghệ cho phép phát triển các hệ thống radar tinh vi như ở Armavir, ở Kaliningrad, bố trí chúng tại vùng Viễn Đông. Trong mọi điều kiện, bao gồm cả những tình huống không rõ ràng như thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên, ngoài tất cả các yếu tố khác, việc trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực này luôn hữu ích cho cả Nga và Trung Quốc.”
Trung Quốc thực hiện thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trong bối cảnh những tuyên bố về khả năng triển khai ở Hàn Quốc các thành phần phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ. Moscow có cái nhìn thận trọng trong vấn đề này và kêu gọi Seoul cân nhắc “kỹ lưỡng” trước khi thực hiện bước làm như vậy. Động thái này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chiến lược trong khu vực và kích hoạt vòng xoáy chạy đua vũ trang mới ở Đông Bắc Á.
Theo NTD/Bizlive
Những chuyển dịch chính trị bất ngờ ở Đông Bắc Á
Trung Quốc đang xích lại gần Hàn Quốc. Liên minh MỹHànNhật ngày càng mất ổn định. Đó là những gì đang diễn ra ở Đông Bắc Á.
Mối quan hệ phức tạp TrungHàn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Hàn Quốc từ ngày 3 đến 4/7 tới để tăng cường sự hợp tác song phương bằng cách nhắc lại cam kết của Chính phủ Bắc Kinh trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thông báo ngoại giao này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ông Tập không phá lệđến thăm Seoul trước khi tới thăm đồng minh Bình Nhưỡng. Động thái này phản ánh sự xuống dốc trong quan hệ TrungTriều vốn càng gia tăng kể từ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi tháng 2 năm ngoái. Thậm chí, như nhận định của Chu ShulongGiáo sư Đại học Thanh Hoa, một học giả Trung Quốc rằng, Bình Nhưỡng mang lại nhiều rắc rối hơn là lợi ích cho chính quyền Bắc Kinh và "sự biến mất" của Triều Tiên sẽ tốt hơn cho quan hệ TrungHàn.
Không khó để nhận ra rằng, quyết định đến Hàn Quốc trước tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc là nhằm gây sức ép với Triều Tiên. Cùng lúc đó, Bắc Kinh cũng muốn thể hiện quan hệ gần gũi với Seoul để gia tăng áp lực đối với Nhật Bảnvốn đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, xung quanh chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn phá vỡ thế "kiềng ba chân" MỹNhậtHàn do Mỹ tạo ra ở Đông Á.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Về phía Hàn Quốc, Seoul từ xưa đến nay không lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc ra mặt như Mỹ hay Nhật. Dường như Hàn Quốc chỉ tỏ thái độ "cứng" nhất với Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải giữa đôi bên ở biển Hoa Đông, xung quanh chủ quyền với bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu. Seoul đang ở thế "tiến thoái lưỡng nan", mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc và sự hỗ trợ quân sự từ Washington. Dù gì, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu số 1 trong 2 thập niên qua của Hàn Quốc, mà lợi nhuận xuất khẩu trong chính trị Hàn Quốcvốn bị chi phối bởi các tập đoàn theo kiểu gia đình trị như Samsung, Hyundai... cũng gắn liền với lợi ích quốc gia.
Còn cái mà Hàn Quốc hiện giờ phụ thuộc vào Mỹ nhất là an ninh quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng của Hàn Quốc trong vài năm qua không tăng, vẫn chỉ ở mức 2,5-3% tổng thu nhập quốc dân (GDP), mặc cho những thách thức về khả năng xung đột với Triều Tiên gia tăng. Rõ ràng, Hàn Quốc không sẵn sàng một mình chống lại Triều Tiên. Seoul vẫn trông cậy vào sự đảm bảo an ninh của Washington.
Không chỉ gắn chặt lợi nhuận xuất khẩu vào Trung Quốc, Hàn Quốc cũng chia sẻ với Bắc Kinh nhiều mối quan tâm chung, trong đó có việc giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng và thái độ của Nhật Bản với quá khứ quân phiệt. Trong chuyến thăm Seoul sắp tới, ngoài việc cam kết thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiênvới tư cách là đồng minh thân cận duy nhất của Bình Nhưỡng, "tuyến đường chính" kết nối Triều Tiên với thế giới, ông Tập cũng sẽ thảo luận với phía Hàn Quốc về việc hợp tác nhằm gây áp lực đối với Nhật Bản về "các vấn đề lịch sử". Trong đó có việc khiến Tokyo phải thừa nhận quy mô đầy đủ của các tội ác trong cuộc thảm sát Nam Kinh và để đòi công lý cho các phụ nữ Hàn Quốc và Trung Quốc từng bị ép làm việc trong các nhà thổ của quân đội Nhật trong Thế chiến II.
"Kiềng ba chân" MỹNhậtHàn lung lay
Trong khi Trung Quốc đang tăng cường hợp tác với Hàn Quốc thì sự hợp tác giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ ngày càng trở nên mất ổn định hơn.
Quyết định thông qua một thỏa thuận dự tính dỡ bỏ các lệnh cấm vận với Triều Tiên, cũng như xem xét lại Tuyên bố Kono của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chỉ khiến Mỹ bất ngờ mà còn khiến Seoul thực sự sốc. Khi Tokyo công bố kết quả của cuộc kiểm tra lại Tuyên bố Kono, trong đó có đoạn viết "Có một sự sửa đổi nội dung giữa Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình viết Tuyên bố Kono", giới phân tích đã cho rằng, có thể ông Abe đã hoài nghi về Tuyên bố Konotrong đó Nhật Bản thừa nhận tội và xin lỗi các "phụ nữ mua vui" cho lính Nhật trong Thế chiến II.
Thông báo của Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ gây ra một số sự xáo trộn ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ cũng đã bắt đầu thể hiện mối quan tâm của mình đối với các hành động của ông Abe. Mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo theo dự kiến của giới phân tích sẽ xấu đi và thế giới chính trị sẽ chứng kiến sự bắt tay của Hàn Quốc và Trung Quốc trong nhiều vấn đề.
Cho đến nay, Mỹ đã duy trì trật tự ở Đông Bắc Á thông qua liên minh với Nhật, Hàn. Trước dấu hiệu gia tăng hợp tác giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, mặc dù gọi chuyến thăm Seoul của ông Tập là một "bước ngoặt lớn", có thể giúp ích trong việc thúc đẩy sự hợp tác về Triều Tiên, nhưng Mỹ không thể không lo ngại nếu Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng với Seoul. Tuy nhiên, chừng nào không chi phối được các quyết định của ông Abe, đặc biệt từ khi giảm ngân sách hỗ trợ quốc phòng cho Nhật Bản, Mỹ sẽ còn phải đau đầu trong việc củng cố thế đứng của cái "kiềng ba chân" ở Đông Bắc Á.
Theo PetroTimes
Mỹ tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự trên toàn thế giới Mỹ đang có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự trên thế giới, bằng cách tăng thêm những cam kết an ninh với các nước đồng minh và chuyển trọng tâm hợp tác sang vùng châu Á Thái Bình Dương, bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại Hội nghi Chicago về các vấn đề quốc tế. "Hiện nay, quân đội...