Đại Nam hội quán: Nơi giúp người trẻ trân quý giá trị gia đình
Có một chàng trai mày mò học chữ Nho hơn 10 năm, lặn lội đi khắp các nơi để nghiên cứu về các giá trị văn hóa từ lâu đời và lập nên Đại Nam hội quán
Các thành viên của Đại Nam hội quán tại chương trình tất niên và nói về tết xưa của người miền Nam – ẢNH: NVCC
Đại Nam hội quán (hẻm 6 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM) mong muốn giúp người trẻ dễ dàng tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc, là dự án do Lương Hoài Trọng Tính, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, lập ra . Tính cùng các thành viên trong nhóm thường xuyên tổ chức chương trình biểu diễn, giao lưu để tái dựng những nét văn hóa truyền thống và kích thích sự tò mò, tìm hiểu về văn hóa của người trẻ.
Giáo dưỡng người trẻ
Tính sinh ra và lớn lên ở vùng quê, hầu như đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy nhiều giá trị xưa thấp thoáng sau những hàng cổ thụ, như những ngôi chùa cổ kính, các ngôi đình truyền thống của người Việt hay những hội quán, cung điện… Nhưng theo Tính, các giá trị này dần bị lãng quên đi nhiều, nhất là ở giới trẻ.
Tính luôn chọn mặc trang phục áo dài truyền thống trong các sự kiện mà nhóm tổ chức
“Bản thân mình nhận thấy được các giá trị văn hóa truyền thống rất có ích cho sự giáo dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì hiện tại có một bộ phận bạn trẻ không còn tha thiết với gia đình, quê hương, không coi trọng đạo đức… nên chúng ta thấy ngày càng nhiều tội phạm bị trẻ hóa, học sinh đánh nhau”, Tính nói và cho biết đó cũng chính là lý do muốn xây dựng dự án “Đại Nam hội quán”.
Video đang HOT
Tính muốn dùng cái nét văn hóa xưa để lưu giữ các giá trị tốt đẹp của ông bà ta với tôn chỉ “ôn cố tri tân” gìn giữ cái hay, học tập cái mới, hạn chế cái mê tín. Và Đại Nam hội quán ra đời.
Tôn lên vẻ đẹp quá khứ
Với dự án này, Tính chia sẻ những bài viết về các giá trị xưa về nhiều lĩnh vực trên trang Đại Nam hội quán theo cách truyền tải rất trẻ. Bên cạnh đó, dự án tổ chức nhiều chương trình cộng đồng nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa xưa đến cho nhiều người và cùng nhau trao đổi, phản biện.
“Hầu như sách vở khi xưa đều viết bằng chữ Nho nhưng những sách được dịch ra đương thời chưa đáp ứng nhiều cho nhu cầu nghiên cứu như về thuật ngữ, phương ngữ hoặc phong tục của địa phương, nên mình mày mò học chữ Nho. Bên cạnh đó là việc học tập thêm về các sách chuyên khảo của người nước ngoài, và việc quan trọng không kém là đi thực địa”, Tính chia sẻ.
Bạn trẻ thích thú khám phá hình ảnh bộ ván xưa với cơi trầu, khay bánh, kỷ trà gợi lên không khí Tết xưa do nhóm tổ chức
Mới đây, Tính cùng những người bạn trong dự án tổ chức một chương trình tái dựng lễ cưới xưa của nhiều vùng miền. Các thành viên trong nhóm khoác lên mình bộ trang phục truyền thống xưa, cô dâu chú rể cùng nhau bước vào bàn nghi lễ, trong không gian ấm cúng với mâm quả, lễ cưới đậm chất Nam bộ xưa, khiến nhiều bạn trẻ vô cùng thích thú vì lần đầu được nhìn thấy. Không chỉ tái hiện mà nhóm còn giải thích một cách bài bản, cụ thể về từng lễ nghi, phong tục để giải đáp hết những thắc mắc của người xem.
Trong thời hiện đại, để tái hiện được những nét văn hóa xưa, nhóm phải mượn vật dụng từ những gia đình xưa, những nhà sưu tầm cổ vật… và dành một thời gian dài để tìm hiểu, nhờ người xác minh tư liệu.
Khẩu Cao Nhựt Phúc (17 tuổi, thành viên nhóm) với đam mê chế tác những vật dụng theo mẫu xưa và giới thiệu đến nhiều bạn trẻ
“Hầu như chương trình nào cũng có khán giả ngoại quốc, mà họ chính là những nhà nghiên cứu độc lập, những nghiên cứu sinh Việt Nam học đến từ các nước: Mỹ, Pháp, Ấn Độ… Sau khi kết thúc chương trình, họ hay đưa ra câu hỏi, phản biện và tạo nên cảm hứng để đưa các giá trị văn hóa đi xa hơn”, Tính tự hào chia sẻ.
Nhìn thấy Tính cứ mỗi lần xuất hiện trong các chương trình đều mặc trên mình bộ áo dài truyền thống, ai cũng nghĩ chắc Tính thuộc tuýp người thích hoài cổ. Nhưng Tính bộc bạch: “Nhìn mình vậy thôi, chứ mình cũng như bao bạn cùng trang lứa khác, thích được hòa mình vào cuộc sống hiện đại. Và mình dùng đời sống hiện đại, phong cách hiện đại, trẻ trung để tôn lên vẻ đẹp của những nét văn hóa xưa từ dự án Đại Nam hội quán”.
Huy động tổng lực y tế chống Covid-19
Y tế nhà nước, tư nhân, quân dân y, trường đào tạo ngành y, cán bộ y tế đã nghỉ hưu, được Bộ Y tế kêu gọi chủ động tham gia chống Covid-19.
Bộ Y tế ngày 20/3 phát động phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19" trước tình hình dịch bệnh bước sang giai đoạn mới, đầy khó khăn và thử thách.
Phương châm chống dịch là "Chủ động ngăn chặn - Phát hiện sớm - Cách ly kịp thời - Khoanh vùng gọn - Dập dịch triệt để - Điều trị khỏi bệnh".
Đối mặt với kịch bản Covid-19 bùng phát rộng, ngành y chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất, sẵn sàng ứng phó.
"Các lực lượng y tế bảo đảm phản ứng nhanh, kịp thời, hành động đúng. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không để dịch bệnh lây lan thiếu kiểm soát", thông điệp của Bộ Y tế.
Tiếp tế lương thực cho Trung tâm cách ly tại Trường quân sự Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội, tháng 3. Ảnh: Giang Huy.
Cụ thể, các lực lượng y tế chịu trách nhiệm:
Khối y tế dự phòng: Chủ động điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần. Điều tra dịch tễ các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ. Tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và dập dịch kịp thời.
Khối khám, chữa bệnh: Hệ thống khám chữa bệnh trung ương tới cơ sở chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị sẵn sàng điều trị bệnh nhân, phân luồng, phân tuyến. Luôn cảnh giác đối với các trường hợp nghi ngờ, thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.
Tập hợp các chuyên gia, những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm không kể nhà nước, tư nhân, về hưu hay đương chức, trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại địa phương. Trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm điều trị, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cách ly tại các cơ sở y tế khi điều trị bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho gia đình, cộng đồng.
Cán bộ y tế cơ sở, tư nhân, cán bộ y tế nghỉ hưu, mạng lưới cán bộ làm công tác dân số tại các địa phương: Chuẩn bị sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi chính quyền địa phương điều động. Tổ chức quản lý, rà soát tất cả người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, ít nhất trong hai tháng và theo dõi sức khỏe thường xuyên cho họ. Quan tâm chăm sóc nhóm người yếu thế, theo phương châm "không một ai bị bỏ lại phía sau".
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngành y, dược; các Viện, trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực y dược, thầy cô giáo và sinh viên ngành y dược: Tăng cường tập huấn chuyên môn về phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là về chăm sóc bệnh nhân, giám sát, xét nghiệm phát hiện, các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Sẵn sàng tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh khi được phân công.
Bộ Y tế nhấn mạnh toàn thể ngành y tế không được chủ quan, không ngừng nâng cao cảnh giác, tiếp tục những biện pháp quyết liệt hơn nữa để chế ngự dịch bệnh. Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống y tế Việt Nam.
Hiện, tổng số ca Covid-19 ở Việt Nam là 91, trong đó 17 người đã khỏi bệnh bao gồm 16 ca hồi phục từ tháng trước, một bệnh nhân xuất viện hôm nay. Các ca bệnh xâm nhập chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, sau đó lây lan cộng đồng. 15 tỉnh, thành xuất hiện Covid-19. Sức khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có bệnh nền. Có 5 bệnh nhân kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất một lần.
Lê Nga
Trượt chân ở đập nước, 2 anh em chết đuối thương tâm Đến chơi nhà ông bà ngoại, 2 cháu nhỏ rủ nhau ra đập nước ở gần nhà không may bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm. UBND xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình cho biết, khoảng 12h30 trưa nay, trên địa bàn đã xảy ra vụ đuối nước khiến 2 cháu nhỏ tử vong. Hiện trường vụ đuối nước...