Đài Mỹ: Nga khiến Thổ Nhĩ Kỳ cháy túi
Theo Đài phát thanh Public Radio International (Mỹ), việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Syria đã khiến cho những tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ phá sản.
Thông tin này được giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Tổng hợp Oklahoma, ông Josh Landis cho biết. Theo đó, Tổng thống Erdogan đã thể hiện lập trường cứng rắn với Syria và tham vọng chặn đứng chiến dịch quân sự của Nga, đồng thời không cho quân nổi dậy tại Aleppo đầu hàng hoàn toàn.
Tuy nhiên, tham vọng đã không như mong muốn và “Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy Mỹ và châu Âu đã quay lưng lại với nước này và do kết quả của chính sách Trung Đông thiển cận, Ankara đang thua cháy túi”, ông Josh Landis cho biết.
Theo ông này, Washington sẽ “ra khỏi cuộc chơi” ở Syria, như vậy sẽ tạo điều kiện để Nga đóng vai trò then chốt trong cuộc xung đột và cuối cùng sẽ tạo lập tình hình thuận lợi hơn cho vị thế của Moskva tại khu vực này.”
“Thổ Nhĩ Kỳ đang trong cơn điên giận vì lỡ đặt hy vọng lớn vào quân nổi dậy Syria. Ankara đã tưởng rằng dù thế nào chăng nữa Mỹ cũng bằng mọi giá hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong toan tính lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhưng bây giờ tất cả đang dẫn tới thực tế là Tổng thống Syria có thể giành chiến thắng và thiết lập quyền lực của mình”, ông Landis nhấn mạnh.
Do đặt cược vào việc lật đổ Tổng thống Syria Assad và hy vọng tiếp tục nhận trợ giúp từ Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã không tính đến khả năng là tình hình có thể đảo ngược và mọi thứ có thể chống lại ông, theo Theo Public Radio International.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra sát biên giới với Syria.
Video đang HOT
Sự kiện được coi là giọt nước làm tràn ly cho những tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ là khi nước này đã bắn hạ máy bay Su-24 của Nga hồi tháng 11/2015. Sau khi bị Ankara đâm lén, Nga triển khai một loạt hành động đáp trả khủng khiếp, tàn khốc, với Thổ Nhĩ Kỳ.
Với Nga, nếu như trước đây, Nga còn tôn trọng, nể nang một số lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ thì việc “đâm sau lưng Nga, đồng lõa với khủng bố của Thổ” đã khiến Nga coi Thổ là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm, phải chiến thắng trong chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai tại Syria.
Về mặt quân sự, chỉ chưa đầy 3 tuần sau sự kiện này, Nga phá sạch, phá tan tành công sức chuẩn bị bao năm của Thổ Nhĩ Kỳ trong mưu đồ với Syria tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga triển khai hệ thống phòng không hiện đại với một tuyên bố lạnh lùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họp với các tướng lĩnh quân đội: “Tôi lệnh cho các anh hành động cực kỳ kiên quyết. Bất cứ mục tiêu nào đe dọa quân đội Nga hoặc các cơ sở hạ tầng trên mặt đất phải bị tiêu diệt tức khắc”.
Những trận không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu lậu, các “đường ống trên bánh xe” của quân khủng bố với Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh sập tuyến buôn bán dầu lậu trên tuyến biến giới phía Bắc Syria-Thổ. Đến nay, gần như tuyến biên giới phía Bắc Syria đã được quân chính phủ kiểm soát.
Có thể nói, tại khu vực dọc theo biên giới từ Latakia đến Aleppo, nhóm quân mà Nga cho là khủng bố được Ankara hậu thuẫn bị đánh nhừ tử buộc 3 lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, không một chiếc máy bay nào của không quân Thổ dám cất cánh xâm nhập vào cái khu vực mà trước đây Thổ Nhĩ Kỳ coi như là của mình dù đó là lãnh thổ của Syria. Đây là thắng lợi lớn có tính chiến lược của liên quân Nga-Syria-Iran trên chiến trường Syria kể từ biến cố Su-24 bị bắn hạ.
Đồng thời với việc tiêu diệt nhóm khủng bố người Turkmen, Nga bắt tay hợp tác với lực lượng người Kurd phía bắc Syria (YPG) cung cấp vũ khí trang bị cho họ và ủng hộ lực lượng đối lập trong nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với cấm vận, trừng phạt kinh tế, người Nga đang học người Mỹ tiến hành một cuộc “cách mạng màu” tại Thổ Nhĩ Kỳ là có thể, bởi vì, Tổng thống Nga Putin coi việc bắn rơi Su-24 là hành động thù địch và thẳng thừng tuyên bố rằng, ông không nhìn thấy triển vọng cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới quân sự thế giới cho rằng, hành động ngang ngược của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Iraq là biểu hiện sự thất bại nặng tại Syria… là rất đúng và chính xác.
Thổ Nhĩ Kỳ không liệu sức mình, lợi dụng vào thế Mỹ để đối đầu, thách thức Nga là cực kỳ kém thông minh, bởi một lẽ rằng Mỹ là một cường quốc thực dụng chỉ lợi dụng kẻ khác chứ chưa bao giời để kẻ khác lại lợi dụng. Và phải chăng, Thổ Nhĩ kỳ đã đi vào vết xe đổ của Iraq thời Saddam khi tấn công vào Kuwait?
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
IS tấn công doanh trại Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lùi một đợt tấn công của Nhà nước Hồi giáo nhằm vào doanh trại của nước này ở Iraq, nơi Ankara đang huấn luyện cho dân quân địa phương chống lại nhóm phiến quân.
Một tay súng Peshmerga người Kurd ở Iraq đứng gác ở thị trấn Bashiqua, cách Mosul, khoảng 13 km về phía đông bắc năm 2014. Ảnh: AFP.
Reuters dẫn các nguồn tin từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho biết binh sĩ nước này tiêu diệt 17 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và đẩy lùi một đợt tấn công của chúng nhằm vào doanh trại ở Bashiqa, tỉnh Nineveh, Iraq. Doanh trại Bashiqa là nơi binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện dân quân bản địa chống IS.
Iraq coi sự hiện diện của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ là một "hành động thù địch" và triệu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này, yêu cầu Ankara lập tức rút quân. Một phần binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/12 đã rời khỏi căn cứ. Baghdad cho rằng như vậy là chưa đủ, yêu cầu Ankara phải "rút quân hoàn toàn".
IS ngày 16/12 dùng rocket tấn công vào Bashiqa làm 4 binh sĩ bị thương nhẹ và Thổ Nhĩ Kỳ bắn đáp trả. Hội đồng An ninh người Kurd bản địa thông báo khoảng 70 phiến quân IS đã bị tiêu diệt.
Vị trí doanh trại Bashiqa. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ chưa rút binh sĩ khỏi Iraq Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này chưa rút quân khỏi Iraq, sau khi Baghdad ra tối hậu thư. Lính Thổ Nhĩ Kỳ tại gần biên giới với Iraq năm 2010. Ảnh: nationalturk Theo Reuters, quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara đang thảo luận với Bộ Quốc phòng Iraq và có thể giảm số...