Đại lý Mercedes-Benz lớn nhất Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng 4%, kế hoạch tăng vốn hơn gấp đôi, vượt mức nghìn tỷ
Hoàn tất các kế hoạch phát hành trên, vốn điều lệ của Haxaco sẽ tăng từ 495 tỷ đồng lên gấp 2,2 lần, đạt hơn 1.088 tỷ đồng.
Ngày 9/4 tới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (mã chứng khoán: HAX) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Danh sách cổ đông có quyền tham dự đã được chốt vào ngày 9/3 vừa qua.
Lợi nhuận ròng kỳ vọng đạt 212 tỷ đồng, kế hoạch tăng vốn điều lệ vượt mức nghìn tỷ
Theo tài liệu đã công bố, HAX đưa ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2022 đạt 212 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% so với thực hiện năm 2022.
Nội dung quan trọng khác là tờ trình phương án phát hành thêm tổng cộng 59,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, thưởng cho người lao động, ESOP và bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn kinh doanh.
Cụ thể, doanh nghiệp này lên kế hoạch phát hành 7,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021 cho cổ đông với tỷ lệ 15%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 100 cổ phiếu sẽ nhận về 15 cổ phiếu mới.
Bên cạnh đó, HAX dự kiến phát hành 800.000 cổ phiếu thưởng cho các cán bộ quản lý đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2021; kèm theo đó là phát hành thêm 1,6 triệu ESOP với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu.
Doanh nghiệp cho biết hoạt động này nhằm ghi nhận sự đóng góp và gắn bó của người lao động, cùng với đó là ổn định nhân sự, nâng cao tinh thần làm việc. Cả cổ phiếu thưởng lẫn ESOP đều bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.
Ngoài ra, HAX tiếp tục phát hành mới 49,5 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu; giá bán là 12.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu trên sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
Tổng số tiền dự kiến huy động được là 594 tỷ đồng, dự kiến sử dụng cho việc mở thêm các đại lý kinh doanh Mercedes – Benz, trong đó có: chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; mua hàng tồn kho; chi phí mặt bằng; vốn lưu động và các chi phí và khoản đầu tư liên quan khác đến việc mở đại lý Mercedes – Benz.
Hoàn tất các kế hoạch phát hành trên, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 495 tỷ đồng lên gấp 2,2 lần, đạt hơn 1.088 tỷ đồng.
Năm 2021 báo lãi cao nhất trong lịch sử
Video đang HOT
CTCP Haxaco (mã HAX) là nhà phân phối uỷ quyền đầu tiên của Mercedes-Benz tại Việt Nam (MBV), và hiện là một trong ba nhà phân phối uỷ quyền của MBV bên cạnh Vietnam Star và An Du. Thị phần phân phối của Haxaco trong mảng xe Mercedes-Benz khoảng gần 40%.
Nhìn lại năm 2021 vừa qua, HĐQT HAX cho biết đây là năm kinh doanh đầy biến động của thị trường kinh doanh ô tô Việt Nam, cùng với giãn cách xã hội, hàng loạt nhà máy và đại lý phải tạm dừng hoạt động, sự cạnh tranh về giá và chính sách khuyến mại của các hãng xe ô tô. Để vượt qua khó khăn, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã kịp thời có những giải pháp hiệu quả để giúp phục hồi đẩy mạnh bán hàng với chiến dịch mang xe đến nhà khách lái thử, chú trọng đẩy mạnh mảng tiếp thị, quảng bá trên nền tảng trực tuyến và tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trên từng xe.
Số lượng xe bán ra của công ty tăng trưởng mạnh trở lại từ quý IV/2021 khi chính sách hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị định 103 ngày 26/11/2021 về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước bắt đầu áp dụng. Điều này đã kích cầu việc mua sắm của người tiêu dùng. Cả 4 đại lý của Haxaco đều vượt chỉ tiêu doanh số bán hàng. Doanh nghiệp đã tận dụng thời cơ khi TP HCM bắt đầu mở cửa lại từ quý 4, đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá trên nền tảng trực tuyến, tối đa hóa lợi nhuận trên từng chiếc xe, tiếp tục tiết giảm các chi phí phát sinh.
Ngoài ra, sự ưu đãi lãi suất của các ngân hàng liên kết cũng như việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả đã góp phần giảm chi phí tài chính, tăng lợi nhuận.
Kết quả, luỹ kế cả năm 2021, Haxaco đạt 5.552 tỷ đồng doanh thu thuần – tương đương năm 2020, LNST đạt 160 tỷ đồng tăng 28% so với năm ngoái, EPS đạt 3.337 đồng – Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của HAX.
Karaoke Hà Nội đang "chết lâm sàng", bao giờ mới được hồi sinh?
Gần 10 tháng qua, hơn một nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở Hà Nội lâm vào cảnh "chết lâm sàng".
Trong khi đó, lộ trình cho phép các cơ sở mở cửa trở lại chỉ được "tiết lộ" một cách mơ hồ.
Hơn 1.000 quán karaoke ở Hà Nội "chết lâm sàng"
"Đầu tư bao nhiêu tiền của vào đây nhưng bây giờ khác gì đống phế liệu đâu!" - anh Nguyễn Duy Phương (SN 1983, ở Hà Nội) chỉ biết thốt lên như vậy khi được hỏi về công việc kinh doanh dịch vụ karaoke của mình.
Trước đó, đứng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, UBND TP Hà Nội đã quyết định tạm dừng hoạt động nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ, trong đó bao gồm dịch vụ karaoke, kể từ 0h ngày 30/4/2021.
Từ thời điểm đó đến nay, 2 cơ sở karaoke của anh Phương với quy mô đầu tư khoảng 20 tỷ đồng nằm "đắp chiếu". Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với hơn 1.000 cơ sở khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Anh Nguyễn Duy Phương - chủ cơ sở Karaoke iOne, mong muốn UBND TP Hà Nội sớm công bố lộ trình cho phép dịch vụ karaoke được hoạt động trở lại để anh quyết định sẽ tiếp tục cầm cự hay từ bỏ ngành nghề này (Ảnh: Nguyễn Trường).
Một tháng trở lại đây, khi hay tin TPHCM cho phép ngành dịch vụ này hoạt động trở lại, anh Phương khấp khởi hy vọng UBND TP Hà Nội cũng sớm có động thái tương tự. Tuy nhiên, câu trả lời của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội vào ngày 26/1 vừa qua với báo chí về lộ trình cho phép quán karaoke, quán bar... hoạt động trở lại khiến anh thấy rối bời.
"Khi đại dịch trong nước đã được khống chế, tôi chỉ mong muốn thành phố công bố một lộ trình cụ thể, rõ ràng để có thể yên tâm tiếp tục cầm cự, chờ đợi. Giờ Sở Y tế chỉ nói chung chung rằng việc mở cửa sẽ "tùy tình hình thực tế" mà không nêu cụ thể tiêu chí sẽ là gì, vào thời gian nào? Nếu giả sử một năm nữa mới cho hoạt động lại mà tôi lại vẫn tiếp tục đi vay mượn tiền bạc để cầm cự, xoay xở thì khác gì tự đẩy bản thân vào con đường tán gia, bại sản" - anh Phương trăn trở.
Tiếp tục chia sẻ về công việc của mình, anh Phương cho biết, suốt từ tháng 5/2021 đến nay, mỗi tháng anh phải bỏ ra khoảng 200 triệu đồng tiền chi phí các loại, gồm: chi phí thuê mặt bằng, nhân viên trông giữ quán karaoke, trả lãi tiền vay ngân hàng để kinh doanh...
Chủ cơ sở karaoke này khẳng định, bản thân luôn sẵn sàng chung tay cùng thành phố để phòng, chống đại dịch. Tuy nhiên, trong trạng thái bình thường mới, khi tỷ lệ tiêm phủ vaccine ở Hà Nội đã ở mức cao, anh mong muốn thành phố sớm cho ngành dịch vụ karaoke hoạt động trở lại.
"Chúng tôi sẵn sàng chấp hành các tiêu chí đi kèm, ví dụ như hoạt động 50% công suất; test virus cho nhân viên hàng ngày... Giờ nhìn đồ đạc mốc meo, xuống cấp mà chưa thấy tia hi vọng nào, tôi sốt ruột lắm!" - anh Phương chia sẻ.
Suốt gần 10 tháng qua, 2 cơ sở karaoke của anh Phương với quy mô đầu tư khoảng 20 tỷ đồng chỉ nằm "đắp chiếu" (Ảnh: Nguyễn Trường).
Dịch vụ karaoke ở nhiều địa phương chịu chung số phận
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, không riêng gì ngành dịch vụ karaoke ở Hà Nội chưa được phép hoạt động trở lại mà ở nhiều địa phương khác, ngành dịch vụ nhạy cảm này cũng đang chịu chung số phận.
Tại Vĩnh Phúc, các khu, địa điểm du lịch, các sân golf, dịch vụ spa - chăm sóc sắc đẹp, nhà hàng ăn uống (trừ karaoke, massage)... đều đã được phép hoạt động bình thường và đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch đi kèm.
Ở TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), các dịch vụ như: xông hơi, massage, rạp chiếu phim đã được hoạt động trở lại từ ngày 29/1 vừa qua. Riêng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường... tiếp tục đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Việc tiếp tục dừng hoạt động đối với quán karaoke cũng được áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh...
Trở lại câu chuyện ở Hà Nội, trong 2 tuần trở lại đây, tỷ lệ phường, xã, thị trấn có dịch ở cấp độ một (vùng xanh) luôn chiếm tỷ lệ trên 90% dù các F0 được công bố xấp xỉ 3.000 ca/ngày.
Nhận định về con số nêu trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, gần 3.000 ca/ngày được Hà Nội công bố, đa số chỉ là các trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; tỷ lệ các ca bệnh (là người có bệnh nền, người chưa tiêm, người già... bị nhiễm virus) chỉ chiếm tỷ lệ thấp vì tỷ lệ người dân được tiêm vaccine của thành phố đã cao.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng, Hà Nội nên công bố lộ trình về việc mở cửa các hoạt động, dịch vụ còn lại kèm các tiêu chí kiểm soát, phòng chống dịch để tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế.
"Dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng ở khắp cả nước và vẫn đang được kiểm soát. Vì vậy, không mở thì dịch bệnh cũng vậy mà mở ra và các hoạt động được kiểm soát sẽ tốt hơn. Khi mở cửa, chủ các cơ sở sẽ không phải lén lút tổ chức đón khách vì áp lực kinh tế, gây phức tạp tình hình trật tự trên địa bàn mà ngược lại sẽ tạo điều kiện để họ làm ăn trong tình hình mới" - ông Nga nhận định.
Trong suốt khoảng thời gian TPHCM cho phép các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke... hoạt động trở lại, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố này vẫn tiếp tục được kiểm soát, không có dấu hiệu bùng phát (Ảnh: Hải Long).
Hướng đi trong đại dịch của TPHCM
Tính đến ngày 5/2 vừa qua, toàn bộ 22/22 quận, huyện của TPHCM vẫn ở cấp độ 1, không có địa phương nào thay đổi cấp độ dịch so với tuần trước. Đây cũng là tuần thứ năm liên tiếp địa phương này là "vùng xanh".
Đáng chú ý, cũng trong khoảng thời gian "xanh" này (10/1-5/2), TPHCM đã cho phép các cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke... được phép hoạt động trở lại từ ngày 10/1, với điều kiện phải đảm bảo theo bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch đối với các loại hình này. Như vậy, có thể thấy, TPHCM vẫn hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh khi mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nêu trên.
Về bộ tiêu chí đánh giá, TPHCM đưa ra 10 tiêu chí cụ thể để chủ các cơ sở áp dụng. Cụ thể, địa phương này quy định người sử dụng dịch vụ và nhân viên phải là người đã tiêm vaccine hoặc từng là F0 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đeo khẩu trang trong quá trình sử dụng dịch vụ; quán karaoke phải trang bị đầy đủ nước rửa tay, mã QR khai báo y tế, máy đo thân nhiệt...
Bên cạnh đó, TPHCM còn yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, phòng khiêu vũ phải tổ chức khử khuẩn định kỳ 2 ngày/lần toàn bộ quán (kể cả bề mặt và không khí); thực hiện vệ sinh phòng, cầu thang, bàn ghế, đồ đạc liên quan sau mỗi lần phục vụ...
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, TPHCM đã có hướng đi đúng trong đại dịch khi cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí hoạt động trở lại. Điều này đã góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp trong lĩnh vực này phục hồi, phát triển kinh tế.
Theo ông Nga, các địa phương khác cũng nên dựa trên tỷ lệ tiêm chủng vaccine của địa phương mình rồi mạnh dạn mở cửa thêm các hoạt động, dịch vụ còn lại; cần đẩy mạnh hơn nữa trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe cho người dân, các cơ quan chức năng không nên "ôm" hết vấn đề này như trước nữa. "Sau một tháng mở cửa trở lại lĩnh vực này mà dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát thì đấy là dấu hiệu của sự thành công và mạnh dạn của TPHCM" - ông Nga nêu quan điểm.
Mới đây, các sở ngành ở TP Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế đều đã đề xuất UBND tỉnh xem xét cho mở cửa trở lại các cơ sở dịch vụ karaoke... sau thời gian dài bị tạm ngưng do đại dịch Covid-19.
Tại Đà Nẵng, lãnh đạo Sở Du lịch kiến nghị thành phố xem xét mở lại các hoạt động dịch vụ để phục vụ, thu hút khách du lịch và đã được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh thống nhất chủ trương.
Còn tại tỉnh Lạng Sơn, ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, địa phương hoàn toàn áp dụng đúng tinh thần của Nghị quyết 128/NĐ-CP về việc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Tỉnh lạng Sơn đã phân cấp, giao thẩm quyền hoàn toàn cho các huyện, thành phố trong việc đưa ra các biện pháp hành chính tương xứng với cấp độ dịch trên địa bàn. Theo đó, ở "vùng xanh" tất cả các hoạt động, dịch vụ đều được mở cửa và phải tuân thủ các tiêu chí phòng, chống dịch do chính quyền sở tại đưa ra.
Nhiều doanh nghiệp thông báo chi trả cổ tức trong tuần 13 18/12/2021 Theo thông báo từ các Sở giao dịch chứng khoán, trong tuần tới (13 - 18/12), nhiều doanh nghiệp đã thông báo chốt quyền nhận cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, đây là các thông tin quan trọng chúng tôi xin được đăng tải. Nhiều doanh nghiệp thông báo chi trả cổ tức trong tuần 13 - 18/12/2021/Ảnh minh họa 19...