Đại lục và Đài Loan chuẩn bị vòng đàm phán mới
Theo THX, đoàn đàm phán của Đài Loan do Chủ tịch Quỹ Giao lưu hai bờ Eo biển Đài Loan (SEF) Giang Bính Khôn trưa 19/10 đã tới Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, để chuẩn bị cho vòng đàm phán mới với các nhà đàm phán Đại lục.
Ông Trần Vân Lâm và ông Giang Bính Khôn tại buổi lễ đón tiếp. (Nguồn: Chinanews.com)
Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ hai bờ Eo biển Trung Quốc (ARATS) Trần Vân Lâm đã nồng nhiệt đón đoàn.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ đón, ông Trần cho biết dự kiến, các nhà đàm phán sẽ trao đổi quan điểm về hợp tác giữa hai bờ Eo biển về an toàn hạt nhân và hy vọng sẽ ký một thỏa thuận về vấn đề này trong khuôn khổ cuộc đàm phán nhằm tiến tới thiết lập hệ thống thông báo về an toàn hạt nhân.
Hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về thỏa thuận bảo hộ đầu tư và trao đổi quan điểm về hợp tác công nghiệp giữa hai bờ Eo biển.
Trước đó, ARATS và SEF đã đạt được sự đồng thuận quan trọng về những nội dung trong thỏa thuận bảo hộ đầu tư.
Về phía mình, ông Giang đánh giá cao sự cần thiết phải ký thỏa thuận hợp tác trên, đồng thời cho rằng hợp tác trong vấn đề hạt nhân sẽ giúp ngăn chặn những rủi ro tiềm tàng.
Cuộc tham vấn trù bị giữa hai bên cho vòng đàm phán mới đã diễn ra chiều 19/10 và dự kiến đàm phán chính thức sẽ diễn ra ngày 20/10./.
Theo TTXVN
IAEA đã nhất trí kế hoạch hành động gồm 12 điểm
Tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 kết thúc ngày 23/9 ở Vienna, Áo, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã nhất trí với kế hoạch hành động 12 điểm, do Tổng Giám đốc tổ chức này Yukiya Amano soạn thảo, nhằm giúp tăng cường an toàn hạt nhân trên toàn cầu.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: THX/TTXVN)
Toàn bộ 151 nước thành viên IAEA cho rằng việc thực hiện kế hoạch nói trên thông qua các biện pháp cụ thể và hiệu quả là cấp bách và quan trọng. Chương trình nhằm mục đích thúc đẩy việc kiểm soát an toàn tại 432 lò phản ứng hạt nhân trên thế giới, cải thiện tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và các quyền giám sát hạt nhân độc lập. Tuy nhiên, kế hoạch hành động của ông Amano không mang tính bắt buộc, vì an toàn hạt nhân hiện vẫn là vấn đề của các quốc gia.
Hội thường niên IAEA năm nay tập trung chủ yếu vào việc tổng kết kinh nghiệm sau sự cố hạt nhân ở Nhật Bản do thảm họa động đất-sóng thần gây ra tháng Ba vừa qua và việc tăng cường an toàn hạt nhân.
Nhiều tham luận tại hội nghị cho rằng phát triển năng lượng hạt nhân vẫn là một biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nhằm đạt mục tiêu giảm khí thải điôxít cácbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
Đại diện tất cả các nước tham dự đều khẳng định IAEA cần tăng cường giám sát và chỉ đạo các cơ sở hạt nhân và cải thiện an toàn hạt nhân thông qua các biện pháp kỹ thuật và kinh tế.
Tại cuộc gặp cùng ngày bên lề hội nghị với ngoại trưởng các nước tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hối thúc các nước chưa thông qua CTBT nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình để văn bản này sớm có hiệu lực.
Ông Ban Ki-moon cho rằng thời gian chờ đợi đã hết, những nước chưa ký và thông qua CTBT không nên trì hoãn, không nên chờ đợi nước khác làm trước, mà hãy đi đầu trong việc thực hiện thủ tục này. Ông cũng cam kết sẽ can dự tích cực trong các nỗ lực nhằm thông qua CTBT.
CTBT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/9/1996, cấm mọi vụ thử hạt nhân cả vì mục đích quân sự lẫn dân sự. Các nước như Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Iran và Israel đã ký nhưng chưa thông qua CBTB, trong khi Ấn Độ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Pakistan chưa ký văn bản này./.
Theo TTXVN
IAEA bàn về an toàn hạt nhân sau sự cố tại Nhật Ngày 20/6, tại Vienne (Áo), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã khai mạc hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước đến nay bàn về vấn đề an toàn hạt nhân. Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano phát biểu tại hội nghị. (Nguồn: Reuters) Trọng tâm của hội nghị là những bài học rút ra sau sự cố rò...