Đài Loan yêu cầu Tổng giám đốc WHO xin lỗi
Chính quyền Đài Loan nói tuyên bố của Tổng giám đốc WHO Tedros rằng hòn đảo công kích cá nhân là “vu khống” và yêu cầu ông này xin lỗi.
“Đài Loan chưa bao giờ khuyến khích công chúng công kích cá nhân nhằm vào Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hoặc đưa ra bất kỳ bình luận phân biệt chủng tộc nào”, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Đài Loan Joanne Ou nói với các phóng viên tại Đài Bắc hôm nay. “Chính quyền chúng tôi yêu cầu ông Tedros lập tức làm rõ và xin lỗi về hành vi vu khống vô trách nhiệm như vậy”.
Bình luận của đại diện cơ quan ngoại giao Đài Loan được đưa ra sau khi Tedros nói trong cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ hôm qua rằng ông bị lăng mạ, gièm pha chủng tộc từ khi khủng hoảng Covid-19 bắt đầu.
“Ba tháng trước, những lời lẽ công kích như vậy đến từ Đài Loan”, ông nói với phóng viên. “Họ thậm chí chỉ trích tôi giữa tất cả những lời lăng mạ và gièm pha, nhưng tôi không quan tâm”.
Ông Tedros họp báo về Covid-19 ở trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 6/4. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Quan hệ giữa WHO và Đài Loan xấu đi đáng kể từ khi đại dịch bùng phát, ngay cả khi các chuyên gia y tế quốc tế ca ngợi Đài Loan về cách phản ứng với dịch bệnh. Hòn đảo đến nay chỉ ghi nhận 379 ca nhiễm, trong đó 5 trường hợp tử vong, dù có vị trí địa lý và quan hệ thương mại gần gũi với Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh khởi phát.
Đài Loan từng giữ vai trò quan sát viên tại các hội nghị thường niên của WHO, tuy nhiên áp lực ngoại giao từ Bắc Kinh trong những năm gần đây đã đẩy Đài Loan khỏi những cơ quan quốc tế lớn, bao gồm WHO và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), hai tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Sau khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lên nắm quyền, Trung Quốc càng tăng cường nỗ lực cô lập hòn đảo do bà Thái không công nhận chính sách “Một Trung Quốc”.
Trong khi đó, nhiều người, trong đó có các quan chức cấp cao Mỹ, chỉ trích Tedros, cho rằng dưới sự lãnh đạo của ông, WHO quá thân thiết với Trung Quốc cũng như ca ngợi nỗ lực chống Covid-19 của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí nói rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”. Tedros phủ nhận cáo buộc này, kêu gọi thế giới đoàn kết chống đại dịch và không chính trị hóa các vấn đề y tế toàn cầu.
Huyền Lê
Dịch Corona: Trung Quốc tiết lộ lý do Vũ Hán nhiều ca bệnh nặng
Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói việc thiếu biện pháp, thiết bị y tế khiến Vũ Hán có nhiều ca bệnh nặng trong dịch viêm phổi.
"Những lý do đằng sau tỷ lệ cao rất phức tạp", Tiêu Nhã Huy, phó tổng cục trưởng Cục Quản lý Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nói trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài truyền hình CCTV hôm qua. "Trước hết, các biện pháp được thực hiện khi dịch bùng phát là không đủ. Thứ hai là do thiếu thiết bị y tế tại các bệnh viện".
Theo số liệu của Tiêu Nhã Huy, trong giai đoạn đầu dịch viêm phổi corona (Covid-19), thời gian trung bình để một bệnh nhân nhập viện là 9,84 ngày. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu, bỏ lỡ thời gian tốt nhất để được điều trị, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Hơn nữa, khi các bệnh nhân nghiêm trọng được chuyển đến bệnh viện, không có đủ nhân viên y tế điều trị cho họ. "Thông thường 10% giường dành cho khu chăm sóc tích cực (ICU) tại một bệnh viện", bà Tiêu nói. "Nhưng bây giờ bệnh viện ở Vũ Hán cần biến tất cả giường và phòng thành ICU và đó là thử thách lớn".
Nhân viên y tế di chuyển thi thể một bệnh nhân tử vong vì virus corona tại bệnh viện ở Vũ Hán hôm 16/2. Ảnh: AP.
Tình trạng thiếu bình oxy và máy thở trong ICU là một trong những vấn đề lớn nhất. "Tình hình đang trở nên tốt hơn khi trang thiết bị đang được dồn về Vũ Hán. Sự thiếu hụt đang giảm", bà giải thích.
Theo bà Tiêu, tỷ lệ các ca nghiêm trọng tại Vũ Hán đã giảm từ 38% xuống 18% so với khi dịch bệnh bùng phát. Bà nhấn mạnh tỷ lệ bệnh nhân nặng hiện tại không nên được coi là bản chất của dịch Covid-19.
"Chỉ dùng thuốc kháng virus để điều trị cho những bệnh nhân nặng là không đủ. Các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi căn bệnh này, vì vậy việc điều trị cần toàn diện", bà cho hay.
Dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc từ tháng 12/2019, sau đó xuất hiện tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn thế giới hiện ghi nhận 73.332 trường hợp nhiễm bệnh, 1.873 người chết và 12.712 người được chữa khỏi. Trung Quốc đại lục ghi nhận 10.970 ca bệnh nghiêm trọng, trong đó 9.222 ca tại Vũ Hán.
Chủ yếu các ca nhiễm bệnh và tử vong đều ở Trung Quốc đại lục. 5 ca tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục ở Nhật Bản, Hong Kong, Pháp, Philippines và Đài Loan. Kỳ họp quốc hội thường niên của Trung Quốc dự kiến khai mạc đầu tháng 3 có thể bị hoãn vì dịch bệnh.
Theo Huyền Lê (VNE)
Không ngại dịch Covid-19 lan rộng, 19 nữ sinh Nhật đến Đài Loan học cách làm trà sữa trân châu 19 nữ sinh dường như không có biểu hiện sợ hãi dịch Covid-19 mà ngược lại còn thể hiện tinh thần ham học hỏi văn hóa, ẩm thực của Đài Loan. Trong thời buổi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và lan rộng, 19 nữ sinh Nhật Bản, trường Komatsu University, khoa giao lưu văn hóa Quốc Tế, vẫn không ngần ngại...