Đài Loan xây cầu cảng trái phép tại Trường Sa
Đài Loan đang chuẩn bị thông qua việc nâng cấp một cầu cảng trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành một cầu cảng lớn đủ khả năng đón tàu khu trục, với mức đầu tư 100 triệu USD.
Lính Đài Loan chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bản kế hoạch này đã được Lực lượng bảo vệ bờ biển trình lên nghị viện Đài Loan hôm qua (29/8) với tổng chi phí 3,4 tỷ Đài tệ (tương đương 112,4 triệu USD). Các nguồn tin của AFP cho biết khoản chi ngân sách này dự kiến sẽ được phê chuẩn.
Cầu cảng lớn này sẽ được nâng cấp từ cầu tàu hiện tại trên đảo đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Dự kiến cầu cảng mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.
“Các quan chức an ninh quốc gia đã quyết định triển khai dự án do các nước khác trong khu vực đã tăng cường triển khai lực lượng hải quân, không quân trong những năm qua”, nghị sỹ Đài Loan Lin Yu-fang tuyên bố.
Khi được hoàn thành, các tàu hậu cần lớn và thậm chí cả tàu khu trục có thể tới đây neo đậu, ông Lin, một thành viên của đảng Quốc dân cầm quyền và là thành viên ủy ban quốc phòng của nghị viện đảo Đài Loan, khẳng định.
Video đang HOT
Cầu tàu hiện tại chỉ có thể làm chỗ neo đậu cho các tàu tuần tra nhỏ. Ông Lin còn cho biết một khi cầu cảng mới hoàn thành, đường băng trên đảo Ba Bình sẽ được kéo dài.
Giữa năm 2006, Đài Loan đã xây dựng một đường băng dài 1.150 m trên đảo Ba Bình, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Theo VNE
"Hiệp sĩ" Lầu năm góc và cuộc chiến với "Bức tường"
Defencenews cho biết, hiện nay, kế hoạch cho nghỉ hưu 30 chiếc RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của Quốc hội Mỹ.
Defencenews tiết lộ, trong khi phê duyệt dự toán ngân sách 2014 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tiểu ban không quân và lục quân thuộc Ủy ban quốc phòng của Hạ viện Mỹ đã phản đối quyết liệt và yêu cầu không quân phải rút lại quyết định cho nghỉ hưu 30 chiếc Global Hawk.
Tiểu ban này đã yêu cầu Tư lệnh không quân Mỹ: "Dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk tiếp tục phục vụ ít nhất cho đến năm 2016".
Đã có một thời, RQ-4 được coi là sự thay thế lý tưởng cho loại máy bay trinh sát chiến lược có người lái U-2, nhưng lãnh đạo lực lượng không quân Mỹ cơ bản đều ưa chuộng U-2, chủ trương cho RQ-4 Global Hawk nghỉ hưu để tiếp tục sử dụng loại máy bay trinh sát có người lái này.
Dự án F-35 cũng đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của Quốc hội Mỹ
Ngay từ đầu năm 2012, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu sử dụng trực thăng vận tải không người lái (UAV), 2 cánh quạt K-MAX trên chiến trường Afghanistan dẫn đến lực lượng không quân bị phê phán vì không chịu nghiên cứu khả năng sử dụng thực tế cho các UAV.
Nghị viện Mỹ lo lắng, sau khi cho RQ-4 nghỉ hưu, không quân Mỹ sẽ lảng tránh vấn đề sử dụng các hệ thống UAV để vận tải trên chiến trường. Vì vậy, Hạ viện Mỹ đã yêu cầu lực lượng không quân phải đệ trình 1 bản báo cáo, để giải thích quy trình vận chuyển hàng hóa của máy bay vận tải không người lái.
Một bất đồng khác giữa Quốc hội và Lầu năm góc là về các đơn đặt hàng quốc phòng. Trong văn kiện của mình, Quốc hội Mỹ yêu cầu không quân Mỹ phải đệ trình các báo cáo để phê duyệt, nếu không sẽ "cấm cửa" hợp đồng mua sắm xe tác chiến mặt đất họ định ký với các nhà thầu.
Kế hoạch ban đầu của quân đội Mỹ là các dự án nghiên cứu phát triển, các kế hoạch sản xuất và các hạng mục công trình đều giao phó cho 1 công ty. Chiến lược này về lâu dài có thể giúp họ tiết giảm được 2,5 tỷ USD kinh phí phát triển.
Tuy vậy, Quốc hội Mỹ cho rằng, điều này sẽ mang lại những nguy cơ nghiêm trọng đối với Chính phủ, gây mất cân bằng trong phân bổ "miếng bánh" sản xuất quóc phòng cho các công ty Mỹ. Vì vậy, Quốc hội đã yêu cầu Tư lệnh không quân, phải đưa ra các biện pháp thiết thực trong bản báo cáo để hạ thấp rủi ro trong đầu tư.
Kế hoạch nghỉ hưu 30 chiếc Global Hawk của không quân Mỹ đang bị phản đối quyết liệt
Hiện nay, có một số biểu hiện cho thấy, quân đội Mỹ đang có một số thay đổi để đối phó với một "Cuộc chiến hậu Afghanistan". Nghị viện Mỹ đề nghị trong kế hoạch của mình, Bộ Quốc phòng phải sớm quyết định nhiệm vụ của "Tổ chức kiểm soát thiết bị nổ tổng hợp đơn giản" (Joint Improvised Explosive Device Defeat Organization - JIEDDO) và phải đệ trình kế hoạch lên Quốc hội trong vòng 60 ngày kể từ khi ban hành đạo luật này để Quốc hội phê duyệt.
Các nghị sĩ Quốc hội Mỹ muốn tìm hiểu quyền hạn của Tổ chức này là như thế nào trong các hạng mục quan trọng và sự kết hợp hay phân tách trong các hạng mục khác của Bộ Quốc phòng. Đồng thời, họ cũng muốn nắm được kinh phí phát triển loại trang bị mới sau khi Global Hawk chính thức nghỉ hưu.
Gần đây, các kế hoạch của Lầu năm góc thường vấp phải "bức tường" Quốc hội. Mặc dù thái độ của Nghị viện Mỹ đã hòa hoãn rất nhiều với dự án F-35, phê duyệt tất cả những dự trù kinh phí có liên quan cho dự án F-35 trong dự toán ngân sách quốc phòng năm 2013, nhưng Quốc hội Mỹ vẫn yêu cầu lực lượng không quân, phải xây dựng báo cáo đánh giá 3 bên về phát triển phần mềm trên máy bay F-35.
Theo ANTD
Trung Quốc khích Đài Loan chơi rắn "quấy" Mỹ, Philippines Sau khi ngư dân Đài Loan bị Philippines bắn chết, Trung Quốc đã tung ra nhiều ngôn luận thôi thúc Đài Loan 'chơi rắn' với quốc gia Đông Nam Á này. Hôm nay, tờ Nhân dân Nhật báo đã đưa ra bài bình luận "chọc tức" Đài Loan và phân tích tại sao cùng là đồng minh mà Mỹ lại "ưu ái" Philippines...