Đài Loan triển khai UAV Sharp Kite với mục đích gì?
Bộ quốc phòng Đài Loan đã bí mật xây dựng một căn cứ huấn luyện chuyên dụng, bên trong có rất nhiều nhà chứa máy bay tại khu vực phụ cận sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông.
UAV chiến thuật tầm trung Sharp Kite vừa được triển khai
Ngày 28-9, tờ “United Evening News” của Đài Loan đưa tin, lục quân Đài Loan đã trang bị 8 hệ thống với tổng cộng 32 chiếc UAV Sharp Kite cho Bộ tư lệnh không quân đặc biệt triển khai. Bộ quốc phòng Đài Loan đã bí mật xây dựng một căn cứ huấn luyện chuyên dụng, bên trong có rất nhiều nhà chứa máy bay tại khu vực phụ cận sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông. Khi quân đội Đài Loan ra thông báo về việc 4 ủy viên ủy ban giám sát chương trình Lý Phục Điện, Cát Vĩnh Quang, Mã Tú Như và Chu Dương Sơn tháp tùng thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Triệu Thế Chương lần đầu tiên đến kiểm tra một căn cứ mới được triển khai thì căn cứ này mới dần lộ diện.
Bài báo chỉ ra, nhiều người đã từng đặt câu hỏi về những sự cố liên tiếp xảy ra trong quá trình thử nghiệm Sharp Kite và đề nghị quân đội Đài Loan xem xét chấm dứt chương trình nghiên cứu, phát triển. Thế nhưng Bộ quốc phòng Đài Loan đã cho xây dựng căn cứ này, hiển nhiên đã tính đến phương án triển khai rộng rãi loại UAV trong nước sản xuất này. Bộ quốc phòng Đài Loan không đưa ra bình luận gì về căn cứ huấn luyện và kế hoạch triển khai này.
Hệ thống rocket nhiều nòng “Lôi Đình-2″ của Đài Loan
Sharp Kite là sản phẩm do Viện khoa học Trung Sơn nghiên cứu, phát triển. Viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng này cũng vừa cho ra mắt hệ thống giàn phóng rocket nhiều nòng “Lôi Đình – 2000″, mới bàn giao cho lục quân Đài Loan ngày 13-9 vừa qua. Ý tưởng ban đầu của Viện là chế tạo loại UAV có tên là “Trung Tường 2″ trong khuôn khổ “kế hoạch Tường Ưng” (chim Ưng bay) của hải quân Đài Loan. Số lượng chế tạo là 12 chiếc, dự định triển khai tại một căn cứ hải quân bí mật ở phía đông Đài Loan để tiến hành trinh sát và giám sát, phát hiện các mục tiêu trên biển. Viện khoa học Trung Sơn đã từng gửi báo cáo vắn tắt đến lực lượng hải quân nhưng không nhận được phản hồi của Bộ Quốc phòng Đài Loan nên kế hoạch rơi vào quên lãng. Sau khi bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Lý Kiệt bị hạ bệ, lục quân Đài Loan tái khởi động kế hoạch này lấy tên là “phương án Sharp Kite”. Họ đã đầu tư hơn 3,7 tỷ Đài tệ (TWD), tương đương 126,7 triệu USD cho Viện khoa học Trung Sơn tiến hành dự án này, đến nay đã sắp triển khai xong.
Một quan chức Đài Loan từng tiết lộ, công tác thử nghiệm bay được tiến hành tại sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông hoặc căn cứ không quân Bình Đông. Sau khi cân nhắc các yêu cầu tiếp nhận trang bị, huấn luyện nhân viên và sửa chữa bảo dưỡng, cục quân bị Đài Loan đã quyết định xây dựng căn cứ huấn luyện ở gần Thái Ma Lí.
Video đang HOT
Một hệ thống UAV Sharp Kite bao gồm 4 UAV và các thiết bị khác như: xe chở, trung tâm điều khiển mặt đất, các trạm điều khiển mặt đất, giá điều khiển cất, hạ cánh. Sharp Kite cất cánh trên đường băng dài 300m, tầm bay hơn 1.400km, bán kính tác chiến 600km, vận tốc tối đa 180km/h, tầm bay cao nhất 4.572m, thời gian lưu không 10h. Với tầm bay và bán kính tác chiến như vậy, Sharp Kite được xếp vào loại UAV chiến thuật tầm trung.
Như vậy, chỉ trong tháng 9, Đài Loan đã liên tiếp triển khai 2 loại vũ khí mới do Viện khoa học Trung Sơn nghiên cứu, chế tạo. Tuy Sharp Kite được biên chế trong lục lượng lục quân nhưng Đài Loan lại tuyên bố, cả hệ thống rocket nhiều nòng “Lôi Đình-2″ và hệ thống UAV trinh sát Sharp Kite đều đóng một vai trò quan trọng trong phòng thủ chống đổ bộ lưỡng thê. Sharp Kite làm nhiệm vụ trinh sát, phát hiện trong bán kính tác chiến 600km “Lôi Đình-2″ có tốc độ bắn 40 quả/phút với các hệ thống giàn phóng 12 nòng, 27 nòng và 60 nòng cơ động trên xe chở sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công lực lượng đổ bộ lên bờ. Phải chăng, nhà đương cục Đài Loan đang tăng cường cảnh giác, phòng chống âm mưu đổ bộ đánh chiếm đảo của lực lượng hải quân một quốc gia nào đó?
Theo ANTD
Israel nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow
Vào đầu tháng 8, lực lượng không quân Israel tuyên bố đang triển khai lắp đặt tên lửa đánh chặn mới kiểu "Arrow II Block4" trên hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, đồng thời cũng tiến hành nâng cấp hệ thống radar và hệ thống điều khiển.
Liên tục thử nghiệm và nâng cấp
Hiện nay, Israel có 3 đại đội tên lửa "Arrow", mỗi đại đội được trang bị từ 4 - 8 tổ hợp phóng, mỗi tổ hợp triển khai 6 quả tên lửa lắp trên các bệ phóng. Các loại tên lửa đời cũ "Arrow-1" trọng lượng 2 tấn đã bị thay thế bằng tên lửa "Arrow-2" có trọng lượng 1,3 tấn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa "Arrow" được trang bị năm 2000, sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần (chủ yếu là tầm trung), bảo vệ Israel chống lại đòn tập kích tên lửa đến từ Syria và Iran.
Hiện một số trang mạng có sự nhầm lẫn thuật ngữ khi cho rằng nó là hệ thống "đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa" nhưng trên thực tế, từ khi sử dụng tên lửa "Arrow-2 Block4" với tầm bắn 300km, có khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa đạn đạo Shihab của Iran, Scud C/D của Syria hay Fateh-110 của Lebanon với tầm bắn từ 400 tới 2000km, "Arrow" mới được xếp vào loại "đánh chặn tên lửa từ xa" nhưng chỉ là các tên lửa tầm trung và tầm gần.
Hệ thống "Arrow" theo mô hình 4 tổ hợp phóng
Các loại tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa xuyên lục địa có tầm bắn từ 5500km trở lên và thường bay trên tầng khí quyển và mang theo đầu đạn hạt nhân đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường nên đánh chặn loại tên lửa này không phải là vấn đề đơn giản.
Tầm bay của nó đã là một chuyện, nhưng quan trọng nhất là phá hủy các đầu đạn hạt nhân ở giai đoạn sớm khi nó còn bay trên tầng khí quyển, chưa hạ thấp độ cao và chưa tiếp cận với lãnh thổ của mình, nếu đánh chặn muộn thì dù có phá hủy được thì hậu quả cũng không hề nhỏ. Hiện chỉ có Nga và Mỹ mới có khả năng này, Trung Quốc đến giờ vẫn đang loay hoay triển khai thử nghiệm.
Tháng 1 năm nay, Israel đã thử nghiệm thành công tên lửa "Arrow-2 Block4" (phiên bản nâng cấp lần 3) sử dụng radar "Green Pine" (Thông xanh). Trong đợt thử nghiệm, Israel đã kiểm chứng hoàn hảo khả năng phát hiện của loại radar này giúp loại tên lửa đánh chặn mới nâng cao độ chính xác và khả năng đánh chặn từ xa. Tên lửa này được Israel nghiên cứu, phát triển từ hơn 4 năm trước. Sau nâng cấp, hệ thống điều khiển hỏa lực của nó có khả năng hiệp đồng tác chiến hoàn hảo với các hệ thống đánh chặn tên lửa "Patriot" và "Iron Dome".
Tuy vậy, loại radar "Green Pine" chỉ có khả năng trinh sát, phát hiện tên lửa đạn đạo phóng từ Iran khi chúng còn cách các mục tiêu chiến lược trong lãnh thổ Israel khoảng 2 phút. Điều đáng lo ngại là trong khoảng thời gian ngắn như thế, nếu lần đầu đánh chặn gặp trục trặc liệu hệ thống có còn cơ hội khai hỏa lần 2 không, khi chắc chắc mục tiêu triệt hạ hàng đầu của các tên lửa đạn đạo Iran và Syria chính là các hệ thống này?
Mỹ chi viện ngân sách và công nghệ tối đa cho "Arrow"
Để giải tỏa mối lo lắng cho đồng minh, Mỹ đã cung cấp cho Israel loại radar mục tiêu di động X-Band, giúp cho các hệ thống "Arrow-3" nhanh chóng phát hiện, định vị, xác định quỹ đạo và đánh chặn chính xác tên lửa đạn đạo khi chúng còn ở khoảng cách rất xa, cách mục tiêu từ 5-6 phút. Đây là khoảng thời gian thừa đủ để Israel có thời gian hiệu chuẩn và đánh chặn lại.
Mô hình phóng trên máy tính của "Arrow-3"
Hệ thống này còn có khả năng kết nối với vệ tinh trinh sát và máy bay dự cảnh để phân tích số liệu, điều đó làm nó giảm bớt một số các thiết bị khác dẫn đến trọng lượng giảm còn gần một nửa và giá thành cũng giảm đi 1/3 so với "Arrow-2". 2 năm trở lại đây, Israel đã tiến hành tổ chức thêm các đại đội tên lửa trang bị radar thế hệ mới "Oren Adir". Đây là tên gọi khác của loại radar "Magnificent Pine" (Thông hùng vĩ) có phạm vi quan sát xa hơn và khả năng phân biệt các mục tiêu tên lửa tàng hình cao hơn rất nhiều so với radar "Green Pine". Bước sang năm 2013, "Arrow-3" sẽ bắt đầu triển khai đợt thử nghiệm đầu tiên với radar "Oren Adir".
Từ trước đến nay, lượng viện trợ kinh phí của Mỹ đã chiếm hơn một nửa trong tổng ngân sách hơn 3 tỷ USD giành cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng loạt các hệ thống phòng thủ tên lửa "Arrow", trong đó riêng chi phí nghiên cứu "Arrow-3" là hơn 100 triệu USD. Ngoài ra, một số công ty Mỹ còn tham gia trực tiếp vào một bộ phận trong nghiên cứu phát triển hoặc chí ít cũng đóng góp các giải pháp công nghệ.
Năm 2010, Israel đã bắt đầu gia tăng tốc độ sản xuất tên lửa cho hệ thống phòng thủ tên lửa "Arrow". Mỗi quả tên lửa trị giá trên 3 triệu USD, trong đó có một số bộ phận do công ty Boeing của Mỹ chế tạo. Từ khi được đưa vào trang bị hơn 10 năm trước đây, Israel mới chỉ sản xuất được 130 quả tên lửa "Arrow". Hiện Tel Avip đã sản xuất thêm được 100 quả có thể đưa vào sử dụng trong năm nay và dự định sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất khoảng 200 quả nữa trong vài năm tới.
Theo ANTD
Ba Lan lập kế hoạch "thay máu" lực lượng tăng-thiết giáp Bộ Tư lệnh lục quân Ba Lan đang lập kế hoạch tới năm 2018 sẽ tiếp nhận các đơn vị tăng-thiết giáp mới. Bộ Tư lệnh lục quân Ba Lan đang lập kế hoạch tới năm 2018 sẽ tiếp nhận các đơn vị tăng-thiết giáp mới. Tuần báo quân sự Jane"s Defence Weekly dẫn lời Cục trưởng Cục Xe thiết giáp và phương...