Đài Loan trang bị tên lửa có tầm bắn tới Trung Quốc
Truyền thông Đài Loan khẳng định các tên lửa này có thể được dùng để tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc khi chiến tranh nổ ra.
AFP dẫn lời một tờ báo địa phương đưa tin ngày 28/5 cho hay, lần đầu tiên Đài Loan đưa vào sử dụng tên lửa tầm xa có khả năng bay đến các căn cứ quân sự quan trọng dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc.
Tờ Liberty Times dẫn lời một quan chức quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, tên lửa mang số hiệu Hsiungfeng 2E hay còn gọi “Ngọn gió dũng cảm” có tầm bắn 500km đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Dự án sản xuất tên lửa này tiêu tốn một khoản tiền tương đương 1,02 tỷ USD. Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về thông tin này.
Tên lửa hành trình Hsiungfeng 2E tự chế của Đài Loan (Ảnh: Lenta)
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc luôn phủ nhận khả năng dùng vũ lực đối với Đài Loan, nhưng các chuyên gia Đài Loan ước tính rằng, Trung Quốc hiện đã cho dựng hơn 1.600 tên lửa nhắm vào Đài Loan.
Trao đổi với AFP, Kevin Cheng, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương, tờ báo có trụ sở đặt tại Đài Bắc cho rằng: “Ở mức độ nào đó, các tên lửa của Đài Loan được xem như là vũ khí để phòng vệ. Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, Đài Loan có thể dùng các tên lửa này để tấn công các sân bay và các căn cứ quân sự của Trung Quốc”.
Ông Cheng cũng cho biết, Đài Loan hiện có hơn 100 tên lửa Hsiungfeng 2E nhắm vào Trung Quốc.
Ông Song Jaw Wen – thành viên một ủy ban chuyên phân tích báo cáo Quốc phòng Đài Loan năm 2011 nói rằng, đây là lần đầu tiên Đài Loan triển khai tên lửa hành trình nhắm vào Trung Quốc.
Căng thẳng ở eo biển Đài Loan đã giảm bớt kể từ khi ông Mã Anh Cửu – thành viên Quốc dân Đảng thân Trung Quốc trở thành người lãnh đạo chính quyền Đài Loan năm 2008. Ông Mã đã thúc đẩy sự liên kết thương mại giữa hai bên Trung – Đài và cho phép nhiều khách du lịch Trung Quốc đến thăm Đài Loan.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Đài Loan cũng cam kết xây dựng lực lượng phòng vệ vững mạnh nhưng tinh gọn. Hãng tin CAN dẫn lời ông Mã tuyên bố trong 4 năm tới, Đài Loan sẽ tiếp tục mua sắm các loại khí tài không tự sản xuất được.
Phát biểu trên của ông Mã được cho là nhằm xoa dịu những lời chỉ trích rằng, nhà lãnh đạo này đã bỏ bê chuyện phòng vệ và quá chú trọng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, dẫn đến năng lực quân sự của Đài Loan xuống cấp giữa lúc căng thẳng đang dâng cao trên biển Đông.
Ông Mã vừa tái đắc cử người đứng đầu chính quyền Đài Loan nhiệm kỳ hai vào hồi tháng 1 vừa qua.
Theo website Cơ quan phòng vệ Đài Loan, lãnh thổ này hiện đang sở hữu gần 400 chiến đấu cơ, 13 máy bay do thám, 53 máy bay huấn luyện, 34 máy bay vận chuyển, 16 trực thăng, 65 hệ thống phòng không; 26 tàu khu trục và tàu hộ tống, 10 tàu hỗ trợ, 15 tàu đổ bộ, 4 tàu quét mìn, 53 tàu tuần tra, 4 tàu ngầm./.
Theo VOV
Tướng Trung Quốc: Tấn công Iran sẽ tạo ra chiến tranh thế giới thứ 3
Nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.
Trang web chính thức của Pei Cobb Freed & Partners của Đức mới đây có bài bình luận, nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.
Như vậy, "Tập đoàn phương Đông" là Trung Quốc và Nga sẽ đối đầu với "Tập đoàn phương Tây" do Mỹ dẫn đầu.
Ông Trương Triệu Trung: "Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ nếu Iran bị tấn công"
Do an ninh quốc gia của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với Iran, Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung cho biết, nếu Mỹ tấn công Iran, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Năm 1999, ông Trương Triệu Trung đã từng xuất bản một cuốn sách mang tựa đề "Ai là mục tiêu tiếp theo?". Phải chăng nếu tiến hành một cuộc tấn công Iran, thì mục tiêu tiếp theo của người Mỹ sẽ là Trung Quốc.
Theo Sina, đây không chỉ là đánh giá của riêng cá nhân ông Trương, mà là đánh giá nghiêm túc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu cuộc chiến tranh thế giới có xảy ra thật thì Trung Quốc sẽ không hành động một mình, mà Nga cũng phải tham gia vào cuộc chiến này.
Trên thực tế hiện này, Trung Quốc đang áp dụng chính sách "dùng tư bản để chống lại chủ nghĩa tư bản" bằng các thủ đoạn cạnh tranh.
Trung Quốc luôn chủ động làm ăn với các nước phương Tây để tìm kiếm lợi ích tại đây, trợ giúp những đối tượng được cho là "kẻ thù" của Mỹ tại Trung Đông và châu Phi. Đồng thời cơ quan tình báo của Trung Quốc luôn tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại những khu vực này.
Hiện tại, Iran và Syria là những đồng minh quan trọng của Trung Quốc và Nga, tương lai của khu vực Trung Đông liên quan chặt chẽ đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Nga.
Một cuộc chiến tranh sẽ không nổ ra trực tiếp giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ tạo ra tiền đề cho một cuộc chiến tranh thế giới trong tương lai.
Năm 2011, Nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Nga, ông Victor Kravchenko cũng tuyên bố, nếu nước nào tấn công tàu chiến của Nga tại Syria, thì nước đó là tự phát động một cuộc chiến tranh và Nga sẽ có đủ khả năng để tiến hành một cuộc phản công.
Cuốc sách "Ai là mục tiêu tiếp theo?" của ông Trương được xuất bản năm 1999, cũng tại thời điểm này Mỹ đã đánh bom "nhầm" vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư.
Tuy nhiên, người Trung Quốc lại cho rằng, tuyên bố đánh bom nhầm của Mỹ chỉ là cái cớ, đó là một "phép thử chiến lược" đối với Trung Quốc.
Với sự phát triển vượt trội về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu hàng đầu tiếp theo của Mỹ là kiềm chế bằng được Trung Quốc.
Theo GDVN
Thêm một ngày đẫm máu tại Syria với 70 người chết Tính đến nay, có hơn 12.000 người đã bị thiệt mạng tại Syria kể từ khi biểu tình chống Chính phủ nổ ra cách đây 14 tháng. Cơ quan giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết, hơn 70 người thiệt mạng trong các vụ tấn công trên toàn lãnh thổ Syria ngày 25/5. Theo cơ quan nhân quyền...