Đài Loan tập trận với TOW chống xe tăng Trung Quốc
Theo dõi Quân đội Đài Loan tập trận chống xe tăng Trung Quốc
Theo trang mạng quân sự Sina đưa tin, Đài Loan vừa tổ chức đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn ở ngoại ô thành phố Bình Đông của hòn đảo này, với sự tham gia chủ yếu của lữ đoàn tăng thiết giáp số 542.
Đợt diễn tập trên là cơ hội để các đơn vị pháo binh, tăng thiết giáp Đài Loan nâng cao khả năng chiến đấu của mình. Nhất là đối với các đơn vị thiết giáp được trang bị hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường.
Trong ảnh là pháo tự hành M109A2/A5 của Đài Loan tham gia diễn tập bắn đạn thật ở Bình Đông.
Các dòng tên lửa chống tăng dẫn đường có trong biên chế của Quân đội Đài Loan hiện tại chủ yếu đều do Mỹ chế tạo điển hình như BGM-71 TOW-2A/B hay FGM-148 Javelin. Trong đó TOW-2A/B là phổ biến nhất với hơn 3.000 đơn vị tên lửa cùng 163 tổ hợp phóng.
Do đó các dòng xe bọc thép chở quân của Đài Loan cũng được trang bị loại trên tên lửa chống tăng dẫn đường này nhiều nhất trong số đó là Humvee.
Hình ảnh Lữ đoàn 542 của Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trong đêm tại một thao trường bên ngoài Bình Đông.
Video đang HOT
Ngoài các đơn bị thiết giáp cả lực lượng không quân Đài Loan cũng điều động tham gia đợt diễn tập tại Bình Đông chủ yếu là các đơn vị trực thăng vũ trang.
Khoảnh khắc một quả đạn tên lửa chống tăng Javelin được phóng đi từ một công sự trong đợt diễn tập ở Bình Đông.
Tiếp theo sau đó là tên lửa chống tăng TOW.
Tên lửa chống tăng dẫn đường BGM-71 TOW-2A/B có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 4.000m và được trang bị một đầu đạn nặng gần 19kg đủ khả năng xuyên giáp các dòng xe tăng chiến đấu hạng nhẹ hay xe bọc thép lội nước của Trung Quốc.
Trong ảnh là xe bọc thép chở quân CM-21 của Đài Loan được phát triển dựa trên xe bọc thép M-113 của Mỹ.
Pháo chính 105mm của xe tăng M60A3 thuộc Lữ đoàn 542 khai hỏa.
M60A3 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất của Đài Loan hiện nay. Dù từ đầu những năm 2000, Đài Bắc đã muốn mua những chiếc M1 Abrams từ Mỹ nhưng mãi đến gần Washington mới chấp nhận đề xuất này.
Hình ảnh một chỉ huy của Lữ đoàn tăng thiết giáp 542 của Đài Loan trong đợt diễn tập tại Bình Đông. (Theo Kiến Thức)
Theo_Báo Đất Việt
Triều Tiên cải tiến gì cho "bản sao" của tên lửa Fagot?
Hôm 29/2, tờ Rodong Simun của Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa chống tăng có sức mạnh khủng khiếp.
Theo truyền thông Triều Tiên, loại tên lửa thử nghiệm được miêu tả là loại vũ khí phục vụ chiến tranh du kích, có trọng lượng nhẹ, dễ mang vác và có khả năng bảo vệ Triều Tiên thoát khỏi xe tăng, thiết xa, thậm chí tàu chiến của địch. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Tên lửa này được định danh là Bulsea-2 - trong tiếng Triều Tiên có nghĩa Phượng Hoàng-2. Theo một số trang tin quân sự Mỹ, Phượng Hoàng-2 chính là bản sao tên lửa dẫn đường 9K11 Fagot chống xe tăng được Liên Xô sản xuất từ những năm 1960. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Nguyên bản Fagot có khả năng phá hủy xe tăng NATO trên chiến trường. Loại hỏa tiễn này có tầm bắn 2km và có thể đâm xuyên lớp giáp dày tối đa 58cm. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Dù được coi là bản sao của Fagot nhưng Triều Tiên đã có những cải tiến, đặc biệt ở hệ thống điều khiển khiến dòng tên lửa này trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Cụ thể, trong khi Fagot của người Nga dùng lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn thì với Bulsea-2, Triều Tiên khẳng định tên lửa được dẫn đường bằng laser. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Tên lửa dẫn đường bằng laser chống xe tăng có ưu thế giàn phóng và thiết bị laser có thể đặt ở 2 địa điểm khác nhau. Do đó, trong trường hợp chiến tranh du kích, quân đội Triều Tiên sẽ khiến kẻ thù rất khó đối phó với hệ thống vũ khí này. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Được biết, tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot thường gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M111 đặt trong ống phóng; giá phóng 9P135; thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần). Toàn bộ tổ hợp phóng có trọng lượng chỉ 22,5kg.
Trong đó, đạn tên lửa 9M111 có trọng lượng 11,5kg, đường kính thân 120mm, lắp đầu đạn thuốc nổ lõm (hoặc đầu đạn 2 lượng nổ chuyên trị giáp ERA), tốc độ hành trình 186m/s khi ổn định, tầm bắn hiệu quả từ 70-2.500m.
Khi triển khai chiến đấu, giá phóng 3 chân 9P135 sẽ được dựng lên, tiếp đó là khối thiết bị dẫn đường 9S451 được đặt lên trên rồi mới tới ống phóng tên lửa. Thiết bị kính ngắm quang học cho xạ thủ đặt ở bên trái. Khi bắn, một máy phát khí sẽ đẩy lên lửa ra khỏi ống phóng với tốc độ 80m/s. Sau đó, động cơ rocket nhiên liệu rắn tên lửa sẽ kích hoạt đưa nó bay tới mục tiêu.
Lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn. Thiết kế kiểu này đảm bảo tên lửa "miễn trừ" mọi thủ đoạn gây nhiễu của đối phương. Xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở phía sau đuôi tên lửa. Hệ dẫn đường này được đánh giá là có độ chính xác lên đến 90%.
Tuy nhiên, công nghệ này không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại đòi hỏi sự cơ động, bất ngờ. Và có thể đây chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên không còn dùng dây dẫn để điều khiển tên lửa của mình.
Theo_Báo Đất Việt
Hệ thống diệt được mọi loại tăng trên thế giới của Nga Với khả năng xuyên giáp dày 1.1001.250mm sau ERA, hệ thống tên lửa chống tăng KhrizantemaS được xếp vào hàng vũ khí diệt tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Hệ thống tên lửa chống tăng Khrizantema-S (hay còn được gọi là "hoa cúc vàng") sở hữu sức mạnh hủy diệt và không hề dễ thương như cái tên mĩ miều của nó....