Đài Loan tăng lực lượng đồn trú trái phép ở đảo Ba Bình
Đài Loan điều thêm cảnh sát biển cùng vũ khí tới đồn trú trái phép tại Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin được Khâu Quốc Chính, lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan, đưa ra trong phiên họp của cơ quan lập pháp hòn đảo ngày 16/3. Ông này không nêu chi tiết về quân số và chủng loại vũ khí Đài Loan tăng cường cho đơn vị cảnh sát biển đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ba Bình là hòn đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo này và từng triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú. Tuy nhiên, từ năm 2000, Đài Loan thay lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình bằng một đơn vị cảnh sát biển, được trang bị các loại vũ khí như súng máy, cối tầm xa.
Khâu Quốc Chính cho hay Đài Loan đưa thêm cảnh sát biển lên đảo Ba Bình do Trung Quốc đại lục tăng cường hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, lực lượng phòng vệ Đài Loan chưa xem xét tái bố trí đơn vị quân sự đồn trú trên đảo.
Ảnh vệ tinh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS .
Video đang HOT
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép trên các thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh triển khai nhiều khí tài gồm tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, thiết bị gây nhiễu điện tử ra các đảo nhân tạo, đồng thời cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 11/3 cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.
“Mọi hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ, hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông”, bà Hằng nói.
Vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Đồ họa: Google .
Đài Loan đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng phòng vệ trong bối cảnh Trung Quốc đại lục gia tăng áp lực quân sự lên hòn đảo. Quân đội Trung Quốc gần như mỗi ngày đều điều máy bay quân sự áp sát Đài Loan, buộc hòn đảo điều tiêm kích ứng phó.
Ông Khâu cho biết các đợt áp sát của máy bay quân sự Trung Quốc là “một phần của chiến lược tiêu hao” nhằm vào đảo Đài Loan. “Lực lượng phòng vệ đã điều chỉnh cách ứng phó với những vụ áp sát như vậy. Chúng tôi sẽ mất nhiều tiền nếu cố cạnh tranh ngang ngửa với họ”, ông Khâu nói.
Khi một nghị sĩ hỏi về việc Trung Quốc đại lục có thể tấn công đảo Đài Loan hay không, ông Khâu trả lời: “Họ có khả năng phát động chiến tranh. Mục tiêu của tôi là chúng ta luôn sẵn sàng chiến đấu”.
Lãnh đạo cơ quan phòng vệ cũng xác nhận Mỹ chấp thuận xuất khẩu các thiết bị nhạy cảm cho chương trình chế tạo tàu ngầm của hòn đảo, vốn được bắt đầu từ năm ngoái.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm từng cảnh báo việc đảo Đài Loan độc lập “đồng nghĩa với chiến tranh”.
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật kêu gọi Biden hỗ trợ Đài Loan
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Nakayama kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Biden "cứng rắn" hỗ trợ Đài Loan trước Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters hôm nay, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama cho biết Đài Loan đang nằm ở "lằn ranh đỏ" và có thể là một trong những "mục tiêu" tiếp theo của Trung Quốc.
Thứ trưởng Nhật thúc giục Joe Biden đưa ra quan điểm tương tự Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vấn đề Đài Loan. Chính quyền của Tổng thống Trump đã thúc đẩy tích cực việc bán vũ khí cho hòn đảo, bất chấp phản đối từ Bắc Kinh.
"Cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy một chính sách rõ ràng hoặc một thông báo nào về Đài Loan từ Joe Biden. Tôi muốn nghe thông tin này nhanh chóng để chúng tôi sau đó cũng có thể chuẩn bị phản ứng của mình với vấn đề Đài Loan phù hợp", Nakayama nói.
Yasuhide Nakayama phát biểu trong một cuộc họp ở thủ đô Washington, Mỹ, hồi tháng 2/2015. Ảnh: Reuters.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Biden nhiều lần kêu gọi tăng cường quan hệ với Đài Loan. Khi còn là thượng nghị sĩ hàng chục năm trước, ông từng đặt câu hỏi liệu Mỹ có "nghĩa vụ" bảo vệ Đài Loan hay không. Tuy nhiên, kể từ khi được truyền thông và đại cử tri đoàn xướng tên là Tổng thống đắc cử, Biden vẫn chưa tuyên bố gì về vấn đề Đài Loan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay tiếp tục khẳng định "Đài Loan là vấn đề nội bộ của nước này". "Chúng tôi kiên quyết phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc từ bất kỳ quốc gia nào hoặc bất cứ ai, bất cứ hình thức nào", ông Uông nhấn mạnh.
Quan hệ Nhật Bản và đảo Đài Loan những năm gần đây đã phát triển mạnh, phần lớn dựa trên cơ sở phi chính phủ. Tokyo duy trì chính sách "Một Trung Quốc", bằng quan hệ giữa nước láng giềng Trung Quốc cùng đồng minh Mỹ lâu năm.
Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 24/12 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 24/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 79.217.763 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.740.865 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 55.812.812 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN...