Đài Loan phát triển tên lửa tầm trung đề phòng Trung Quốc
Đài Loan đã phát triển loại tên lửa dẫn đường tầm trung đầu tiên của hòn đảo này, vốn có thể được sử dụng để đối phó với Trung Quốc, truyền thông Đài Loan hôm qua đưa tin.
Một tên lửa dẫn đường Hùng Phong được phóng từ tàu tuần tra trong cuộc tập trận quân sự hồi năm 2003.
Michael Tsai, cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời chính quyền của đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan (DPP), đã tiết lộ trong cuốn sách dự kiến được ra mắt vào hôm nay 17/3 rằng quân đội hòn đảo đã phát triển thành công loại tên lửa nói trên vào năm 2008, tờ Liberty Times đưa tin.
Liberty Times cho hay, ông Tsai đã cố tình sử dụng cụm từ “tên lửa dẫn đường tầm trung” trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Gob bless Taiwan”, khác biệt với các tên lửa hành trình trong kho vũ khí của Đài Loan.
Hồi năm 2010, Đài Loan xác nhận đã sản xuất hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2E, tương tự như tên lửa Tomahawk do Mỹ chế tạo, bất chấp quan hệ ấm lên với Trung Quốc.
Tên lửa hành trình có thể được phóng từ trên bộ hoặc trên biển, và có khả năng tấn công các sân bay và các căn cứ tên lửa ở đông nam Trung Quốc, cũng như các thành phố như Thượng Hải và Hồng Kông. Ông Tsai không tiết lộ các thi tiết kỹ thuật của loại vũ khí tầm trung được mô tả trong cuốn sách của ông.
Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã giảm đi kể từ khi ông Ma Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ tái thống nhất, thậm chí có thể dùng vũ lực nếu cần, dù hòn đảo đã ở trong trạng thái tự trị kể từ năm 1949.
“Chúng tôi phải phát triển các vũ khí của riêng mình nếu muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc, vốn đã chĩa vào Đài Loan hơn 1.000 tên lửa”, ông Tsai viết trong cuốn sách.
Các chuyên gia Đài Loan ước tính quân đội Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa chĩa vào hòn đảo.
Video đang HOT
Bộ quốc phòng Đài Loan – vốn thường từ chối bình luận về các thông tin liên quan tới việc mua sắm và phát triển vũ khí nhạy cảm- đã chỉ trích ông Tsai, nói rằng việc tiết lộ thông tin “có thể gây nguy hiểm cho an ninh của hòn đảo”.
“Vì từng là bộ trưởng quốc phòng nên ông Tsai cần biết rằng việc bảo vệ các bí mật quân sự là bổn phận và ông ấy không nên tiết lộ các thông tin nhạy cảm, một động thái có thể làm tổn hại an ninh hòn đảo. Chúng tôi lấy làm tiếc vì điều mà ông ấy đã làm”, phát ngôn viên quân đội David Lo nói.
Theo Dantri
10 ưu điểm tuyệt vời của tên lửa Nirbhay - "Tomahawk" Ấn Độ
Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, Nirbhay sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.
Ngày 12/03 vừa qua, tạp chí "Uy lực tên lửa" có bài viết nhan đề: "10 điều cần biết về tên lửa hành trình Nirbhay" của Ấn Độ. Bài viết này đã trích dẫn quan điểm của Đài truyền hình Ấn Độ (NDTV) cho rằng, tuy thử nghiệm phóng lần đầu thất bại nhưng loại tên lửa hành trình thế hệ mới nhất của lục quân Ấn Độ là Nirbhay có 10 ưu điểm lớn so với các loại tên lửa khác, trong tương lai nhất định sẽ thành công và có một tương lai tươi sáng.
Về ngoại hình và chức năng, Nirbhay hoàn toàn tương đồng với loại tên lửa Tomahawk, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,5cm, chiều dài tên lửa 6m, sử dụng động cơ phản lực với tốc độ khoảng 0,7Mach, tầm bắn tối đa 1000km (cũng có tài liệu cho là 1500km).
Đài truyền hình NDTV cho biết, trong lần phóng thử đầu tiên, loại tên lửa hành trình Nirbhay của lục quân Ấn Độ đã thất bại, sau khi rời bệ phóng không lâu, tên lửa đã bay chệch quỹ đạo đã định.
Tuy vậy, các chuyên gia tên lửa Ấn Độ cho biết, các cường quốc tên lửa trên thế giới đa số là không thành công trong lần phóng thử đầu tiên. Ví dụ như tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ cũng thất bại trong lần đầu phóng thử nhưng hiện đã phát triển thành một thế hệ tên lửa đạn đạo nổi tiếng.
Vì vậy, thất bại đầu tiên của Nirbhay không phải là một điều đáng quan ngại lắm, nhất định trong tương lai, tên lửa Nirbhay sẽ thu được những thành công rực rỡ vì nó có 10 ưu điểm sau đây:
1. Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa, nó khởi động chế độ bay kiểu máy bay, khác hẳn so với các loại tên lửa đạn đạo như Agni vì được thiết kế cánh thân tên lửa và cánh đuôi.
2. Sau khi tên lửa phóng đi, tầng động cơ đẩy tách ra, rơi xuống, các cánh của tên lửa bắt đầu hoạt động.
3. Lúc đó, một động cơ Turbin khí bắt đầu hoạt động, hoàn toàn áp dụng chế độ máy bay.
4. Nirbhay có tính năng cơ động cao, có thể men theo các rặng cây, làm giảm khả năng phát hiện của radar.
5. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ.
6. Quan trọng nhất là tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương.
7. Loại tên lửa này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động.
8. Tên lửa được tích hợp hệ thống kiểm soát kiểu bắn - quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu.
9. Tên lửa Nirbhay chính là đối trọng của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tên lửa Babur của Pakistan. Trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã từng rất thành công với tên lửa hành trình Tomahawk.
10. Hiện Ấn Độ trang bị rất nhiều loại tên lửa chiến thuật nhưng mới chỉ có Nirbhay là loại tên lửa hành trình đầu tiên. Tất cả các nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), kể cả các nữ khoa học gia cũng đang tập trung để nhanh chóng giải quyết những khiếm khuyết còn tồn tại của Nirbhay nên chắc chắn những thiếu sót về kỹ thuật sẽ được khắc phục nhanh chóng.
Các chuyên gia quân sự cho biết, loại tên lửa này có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, khả năng tàng hình cao, tính năng cơ động tốt nên không dễ để phát hiện và đánh chặn. Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, nó sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.
Với khả năng tấn công đối đất và tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa, khi lắp đặt đầu đạn hạt nhân thì loại tên lửa này sẽ trở thành một thành viên trong bộ 3 tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể"của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ triển khai loại tên lửa này trên biên giới, nó sẽ bao trùm toàn bộ dải biên cương với Pakistan và khu vực biên giới Trung Quốc, từ Thành Đô - Lan Châu đến Côn Minh.
Theo soha
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến Philippines Một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ, loại tàu ngầm đầu tiên có thể phóng tên lửa Tomahawk trong chiến tranh Iraq vào năm 2003, sẽ đến Philippines vào ngày 1-2 trong một chuyến thăm như thường lệ. Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ Đại sứ quán Mỹ ngày 31-1 cho biết tàu ngầm tấn công USS Cheyenne (SSN...