Đài Loan phản đối Kenya trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc
Chính quyền Đài Loan ngày 11.4 phản đối việc Bắc Kinh gây áp lực buộc chính phủ Kenya trục xuất 8 người Đài Loan và đưa họ về Trung Quốc.
Nhân viên an ninh Kenya – Ảnh: AFP
Hồi tháng 11.2014, Kenya đã bắt 28 người Đài Loan và 49 người thuộc tộc người thiểu số ở Trung Quốc với cáo buộc xâm nhập bất hợp pháp vào nước này và tham gia vào một đường dây viễn thông bất hợp pháp.
Khoảng 37 người, trong đó có 23 người Đài Loan, được tòa án Kenya tuyên vô tội hồi tuần qua. Đến hôm 8.4, chính quyền Kenya đã trục xuất 8 người Đài Loan trong số này về Trung Quốc thay vì Đài Loan dưới sức ép của Bắc Kinh, AFP dẫn nguồn từ Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho hay.
Theo Cơ quan ngoại giao Đài Loan, chính quyền đại lục đã sử dụng “thủ thuật” để ngăn cản thông tin về phán quyết của tòa đến được với Cơ quan ngoại giao Đài Loan.
Video đang HOT
“Khi nhân viên ngoại giao đến sân bay, thì 8 người Đài Loan đã bị ép lên máy bay của China Southern Airlines và đưa về đại lục”, Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết. Đài Bắc gọi đó là vụ bắt người “trái phép” và “không văn minh”, vi phạm quyền cơ bản của con người.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan yêu cầu Trung Quốc đại lục trả 8 người trên về Đài Loan và chính phủ Kenya phóng thích 15 người Đài Loan còn lại.
“Thông tin có được đến lúc này là máy bay Trung Quốc đưa họ đáp xuống Quảng Châu nhưng không rõ hiện giờ họ đang ở đâu”, ông Shih Hui Fen, quan chức đối ngoại của Đài Loan nói trong cuộc điều trần tại cơ quan lập pháp.
Theo người phát ngôn của chính quyền Đài Loan Ma Wei Kuo, nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu cũng đã chỉ đạo các cơ quan của Đài Loan phải làm rõ vụ “bắt người” này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đài Loan cho báo chí quốc tế tham quan phi pháp đảo Ba Bình
Chính quyền Đài Loan ngày 23.3 đã tổ chức chuyến đi "nắm tình hình thực tế" ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho phóng viên các cơ quan truyền thông nước ngoài, truyền thông Đài Loan cho hay.
Ông Mã Anh Cửu trong một chuyến đi trái phép đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Văn phòng lãnh đạo Đài Loan
Các nhà báo của 10 cơ quan báo chí nước ngoài, trong đó có đài CNN, tờ The Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun, các hãng thông tấn Al-Jazeera, Associated Press (AP), Agence France-Presse (AFP), Reuters, Bloomberg, Kyodo đã đáp chuyến bay từ căn quân sự Songshan ở Đài Bắc và đến đảo Ba Bình vào khoảng 11 giờ sáng 23.3.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện bị Đài Loan chiếm đóng.
Theo lịch trình của cơ quan ngoại giao Đài Loan, trong chuyến đi trái phép này, các phóng viên được tham quan các cơ sở trên đảo như bệnh viện, trạm điện, nông trại, máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời, bến cảng và một ngôi đền thờ Phật bà Quan Âm, hãng tin CNA của Đài Loan cho biết.
Ông Bruce Linghu, phó cơ quan ngoại giao Đài Loan, người chịu trách nhiệm đưa đoàn báo chí quốc tế đến đảo Ba Bình cho biết mục đích của chuyến đi nhằm khẳng định hòn đảo này "có dân sinh sống" chứ không phải là "hòn đá" như Philippines tuyên bố trong vụ kiện Trung Quốc ở Tòa trọng tài quốc tế, theo AP. Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và vụ kiện sắp được tòa tuyên án.
AP nói rằng khoảng hai chục nhà báo đã đến hòn đảo này trên một chiếc máy bay C-130 và đã hạ cánh xuống đường băng trên đảo, có lính bảo vệ.
Nhóm nhà báo sẽ rời khỏi hòn đảo này vào lúc 14 giờ cùng ngày, dự kiến trở về Đài Bắc vào lúc 18 giờ 50 cùng ngày. Tại đây, các phóng viên sẽ được mời tham dự tiệc chiêu đãi với lãnh đạo Mã Anh Cửu tại căn cứ Songshan lúc 19 giờ, theo CNA.
Ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan sắp mãn nhiệm, đã có chuyến đi đến hòn đảo này hồi cuối tháng 1.2016, gây phản ứng bực tức từ nhiều nước, trong đó có Mỹ. Washington cho rằng hành động của ông ta chỉ làm gia tăng căng thẳng cho khu vực vốn đang rất bất ổn vì những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đài Loan ngang ngược đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống Chính quyền Đài Loan lại tạo thêm căng thẳng khi đưa dân thường đến đảo Ba Bình sinh sống thay vì chỉ có binh lính trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa cùa Việt Nam. Đài Loan đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống, tạo thêm căng thẳng - Ảnh minh họa: AFP Sau chuyến đi...