Đài Loan nêu lý do tiêm kích F-16 mất tích
Chỉ huy không quân Đài Loan cho rằng tiêm kích F-16 gặp nạn trên biển hôm 17/11 có thể do do phi công “mất phương hướng về không gian”.
Tiêm kích F-16 do đại tá Tường Chính Chí điều khiển hạ độ cao hơn 2.000 m trong 20 giây sau khi cất cánh được một phút từ căn cứ Hoa Liên rồi mất tích ngày 17/11, thượng tướng Hùng Hậu Cơ, tư lệnh lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan, nói trong cuộc họp báo hôm qua.
“Hiện tượng máy bay đột ngột giảm độ cao tới 2.000 m diễn ra khi phi công bị mất phương hướng về không gian sau bay vào đám mây, do đó mất khả năng định hướng”, tướng Hùng nói.
Mất phương hướng trong không gian là tình trạng phi công không thể xác định chính xác độ cao hoặc tốc độ của máy bay đối với mặt đất hay các điểm quy chiếu khác. Giới chuyên gia nhận định tình trạng này có thể xảy ra với mọi phi công, kể cả những người dày dặn kinh nghiệm nhất.
Tình trạng này được cho là nguyên nhân khiến tiêm kích F-35A của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), do thiếu tá Akinori Hosomi điều khiển, lao xuống biển hồi tháng 6/2019. JASDF cho biết không có dấu hiệu cho thấy tiêm kích của Hosomi gặp trục trặc kỹ thuật, ông cũng không tìm cách nhảy dù khi chiếc F-35 lao xuống biển với vận tốc gần 1.100 km/h.
Video đang HOT
Tiêm kích F-16 của Đài Loan tham gia diễn tập ném bom ngoài khơi phía đông hòn đảo, ngày 1/7. Ảnh: CNA .
Các điều tra viên của lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan loại trừ khả năng chiếc F-16 gặp nạn do lỗi kỹ thuật. Tướng Hùng cho biết chiếc F-16 đạt độ cao 2.000 m trong 60 giây sau khi cất cánh cho thấy tiêm kích không gặp sự cố, đồng thời hồ sơ bảo trì cho thấy máy bay đang trong tình trạng tốt.
Tướng Hùng cho biết chiếc F-16 mang số đuôi 6672 biến mất khỏi màn hình radar lúc 18h07 ở vị trí cách căn cứ Hoa Liên 9 hải lý (khoảng 16,7 km) về phía đông bắc. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã cấm bay toàn bộ phi đội F-16 để kiểm tra an toàn trong khi đang tìm kiếm phi công và máy bay mất tích.
Một tàu của lực lượng phòng vệ trên biển đã phát hiện tín hiệu có thể từ chiếc F-16 mất tích vào khoảng 9h sáng 18/11. Lực lượng Phòng vệ Đài Loan sau đó điều 16 máy bay và 24 tàu thuyền tới vị trí phát tín hiệu để tìm kiếm.
Đại tá Tường, 44 tuổi, là chỉ huy không đoàn tiêm kích chiến thuật số 5 và được đánh giá là phi công dày dặn kinh nghiệm với 2.230 giờ bay tích lũy. Chiếc F-16 mất tích vài giờ sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn tham gia buổi tưởng niệm phi công thiệt mạng trong vụ tiêm kích F-5E lao xuống biển hôm 29/10.
Đài Loan mua 150 tiêm kích F-16A/B từ Mỹ năm 1992, đang vận hành 110 máy bay và niêm cất hoặc đã loại biên 30 chiếc. Hòn đảo đã mất 7 tiêm kích F-16 trong các tai nạn kể từ năm 1988, khiến 6 phi công thiệt mạng. Đài Loan chi khoảng 13 tỷ USD để nâng cấp phi đội F-16A/B lên chuẩn F-16V hiện đại nhất và mua thêm 66 tiêm kích thuộc biến thể này.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan gần đây phải triển khai phi công và tiêm kích ở mức độ gần như tối đa để ứng phó với hoạt động áp sát liên tục của máy bay quân sự Trung Quốc đại lục. Các hành động áp sát này gây áp lực ngày càng lớn cả về tài chính và hậu cần đối với lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo phi cơ luôn sẵn sàng xuất kích mọi lúc.
Tiêm kích Đài Loan mất tích ngoài biển
Một tiêm kích F-16 mất tích chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ Hoa Liên, phía đông đảo Đài Loan, nhiều khả năng đã lao xuống biển.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết tiêm kích F-16A do đại tá Chiang Cheng-chih điều khiển biến mất khỏi màn hình radar và mất liên lạc lúc 18h05 hôm 17/11, chỉ hai phút sau khi cất cánh, trong lúc đang bay ở vùng biển cách bờ khoảng 16 km.
Lực lượng vũ trang hòn đảo đã triển khai 5 tàu tuần tra và một trực thăng để tìm kiếm phi công mất tích, thêm rằng đại tá Chiang là phi công chỉ huy dày dạn kinh nghiệm với 2.230 giờ bay tích lũy.
Tiêm kích F-16 Đài Loan cất cánh tại căn cứ Hoa Liên hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Sự cố xảy ra chỉ vài giờ sau khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tham gia buổi tưởng niệm phi công thiệt mạng trong vụ tiêm kích F-5E lao xuống biển hôm 29/10. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã cấm bay toàn bộ 46 chiếc F-5E trong biên chế sau tai nạn. Số phi cơ này mới nối lại hoạt động hôm 16/11.
Đài Loan mua 150 tiêm kích F-16A/B từ Mỹ năm 1992 và đang vận hành 110 máy bay, cùng hơn 30 chiếc niêm cất hoặc không còn đủ điều kiện hoạt động. Hòn đảo đã mất 7 chiếc trong các tai nạn kể từ năm 1988, khiến 6 phi công thiệt mạng.
Chính quyền hòn đảo đang thực hiện dự án trị giá 5 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội F-16A/B lên chuẩn F-16V hiện đại nhất thế giới với sự hỗ trợ từ Mỹ, đồng thời chi khoảng 8 tỷ USD để mua 66 chiếc F-16V do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo mới.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan gần đây phải triển khai phi công và tiêm kích ở mức độ gần như tối đa để ứng phó với hoạt động áp sát liên tục của máy bay quân sự Trung Quốc đại lục. Các hành động áp sát này gây áp lực ngày càng lớn cả về tài chính và hậu cần đối với lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo phi cơ luôn sẵn sàng xuất kích mọi lúc.
Tiêm kích F-5E Đài Loan gặp nạn, một phi công thiệt mạng Tiêm kích F-5E của Đài Loan gặp sự cố động cơ bị rơi ở vùng biển ngoài khơi Đài Đông khi thưc hiên nhiêm vu huân luyên bay, khiên môt phi công thiêt mang. SCMP đưa tin, sau sư cô tiêm kích F-5E Đài Loan gặp nạn, cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã quyết định dừng bay toàn bộ phi đội máy...