Đài Loan muốn nối lại đàm phán quyền đánh bắt
Ngày 1/10, trong cuộc họp báo ở Tokyo, Thủ tướng Yoshihiko Noda nhận định Nhật không có ý định sử dụng Tòa án Công lý quốc tế của LHQ để giải quyết căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc vì không có tranh chấp nào tồn tại ở quần đảo này.
Cùng ngày, theo hãng tin Kyodo (Nhật), cơ quan tuần duyên Nhật thông báo một tàu tuần tra lãnh thổ Đài Loan và bốn tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào sáng và trưa 1-10.
Hôm trước đó, theo báo Asahi Shimbun (Nhật), 7.708 thí sinh đã tham gia kỳ thi tuyển vào Trường Cơ quan tuần duyên Nhật. Số thí sinh tăng gấp 2,5 lần so với năm ngoái, nâng tỉ lệ chọi lên 1-40 vì trường chỉ nhận 190 thí sinh.
Tại lãnh thổ Đài Loan, hãng tin CNA đưa tin ngày 1-10, phát biểu tại cuộc điều trần trước cơ quan quốc phòng và đối ngoại thuộc cơ quan lập pháp Đài Loan, đại diện chính quyền Đài Loan tại Nhật Thẩm Tư Thuần cho biết Đài Loan sẽ tiếp tục thảo luận với Nhật về việc nối lại đàm phán song phương về quyền đánh bắt của ngư dân Đài Loan ở khu vực biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Ông phủ nhận thông tin của báo chí Đài Loan nói Đài Loan đã từ chối nối lại đàm phán vì Nhật không ghi nhận tranh chấp tồn tại ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vì tinh thần chống Nhật ở Đài Loan.
Ông giải thích vòng đàm phán thứ 17 trước đây đã dự kiến tổ chức vào đầu tháng 10, tuy nhiên do bối cảnh hai bên còn căng thẳng nên thời gian tổ chức đàm phán cần điều chỉnh lại. Ông bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được kết quả cụ thể trong đàm phán. Ông cho biết vẫn chưa xác định ngày ông trở lại Nhật.
Nghị sĩ Thái Hoàng Lang của đảng Dân chủ tiến bộ (đối lập) đã hối thúc ông Thẩm Tư Thuần nhanh chóng trở lại Nhật để thảo luận các vấn đề như đánh bắt cá, trao đổi thông tin tình báo quân sự và các dự án củng cố hợp tác kinh tế.
Ngược lại, nghị sĩ Lâm Uất Phương của Quốc dân đảng (cầm quyền) lại yêu cầu ông Thẩm Tư Thuần không cần vội vã trở lại Nhật vì Đài Loan cần tận dụng cơ hội Nhật đang bị làn sóng chỉ trích từ Trung Quốc và Đài Loan để giành quyền mặc cả tốt hơn.
Theo Dantri
Nam Phi bác bỏ tin gia đình ông Gaddafi đến đây
Nước này đồng thời cho rằng, thay vì bị giết hại, ông Gaddafi nên được xét xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi hôm 26/10 bác bỏ thông tin báo chí trước đó cho rằng gia đình của nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya M. Gaddafi đang tiến về Nam Phi để lánh nạn.
Thành viên gia đình ông Gaddafi (ảnh KT)
Tuần trước, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cho rằng, thay vì bị giết hại, ông Gaddafinên được xét xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Ông Zuma là người đã từng thay mặt các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Phi (AU) đến Libya 2 lần trong năm nay để tìm kiếm 1 giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại đây.
Trong khi đó, liên quan đến thông tin về người con trai còn sống sót của ông Gaddafi, nguồn tin quân sự cho rằng Saif al-Islam đã đến phía Bắc lãnh thổ Niger, gần thủ đô Agadez. Hồi tháng 9, chính phủ Niger cũng cho phép một số người thân cận của ông Gaddafi lưu trú, trong đó có có 1 người con trai của ông này. Nguồn tin này cũng cho biết, 1 nhóm binh sỹ đã được cử đến lần theo dấu vết của Saif.
Con trai thứ hai và con rể của ông Gaddafi hiện đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã. Tòa án này trước đó đã kêu gọi Saif ra đầu thú để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử.
Cùng ngày, trong một diễn biến liên quan, Phó Đại sứ Libya tại LHQ Ibrahim Dabbashi đã đề nghị Hội đồng Bảo an hoãn việc thông qua nghị quyết chấm dứt lệnh thực hiện vùng cấm bay tại Libya. Theo kế hoạch, sứ mệnh này sẽ kết thúc vào thứ Hai tuần tới.
Ông Ibrahim nói rằng người dân Libya phản đối bất cứ sự hiện diện của nước ngoài nào tại đất nước họ, đặc biệt là sau khi Libya tuyên bố độc lập vào hôm Chủ Nhật vừa qua, tuy nhiên ông Ibrahim cũng thừa nhận rằng tình hình an ninh hiện nay vẫn còn chưa ổn định để thực hiện việc chấm dứt "vùng cấm bay" tại Libya. Theo ông Ibrahim các lực lượng vũ trang quốc gia của Libya chưa được tái khởi động và còn gặp nhiều trở ngại trong việc quản lý lãnh thổ của Libya hiện nay.
Còn ông Ian Martin quan chức ngoại giao cao cấp của LHQ tại Libya đã báo cáo với Hội Đồng bảo An LHQ về quan ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng phổ biến vũ khí ở Libya. Tại đây còn tồn tại nhiều vũ khí hóa học, vật liệu hạt nhân, tên lửa phòng không... Hiện Hội đồng Bảo an LHQ đang xem xét một nghị quyết do Nga dự thảo nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí tại Libya cũng như trong khu vực./.
Theo VOVnew
Yêu cầu Thái Lan-Campuchia rút khỏi Preah Vihear Ngày 18/7, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) - tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, đã ra lệnh yêu cầu Thái Lan và Campuchia phải rút hết binh sĩ của hai nước hiện đang đóng tại khu vực tranh chấp ở xung quanh ngôi đền cổ nằm trên biên giới giữa...