Đài Loan muốn Mỹ trợ giúp chế tạo tàu ngầm hiện đại
Đài Loan đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Washington để chế tạo tàu ngầm hiện đại của riêng mình sau khi không mua được vũ khí này từ Mỹ hay các nước khác.
Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng động thái này có thể chọc giận Bắc Kinh và ảnh hưởng tới mối quan hệ xuyên eo biển đang ấm dần lên.
Tại Hội thảo công nghiệp quốc phòng Mỹ-Đài Loan diễn ra hôm 6/10 tại Mỹ, ông Chiu Kuo-cheng, Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, đã đề nghị Washington cung cấp cho Đài Loan công nghệ và các vũ khí mà hòn đảo này cần để phòng thủ, đặc biệt là các tàu ngầm diesel điện và các máy bay chiến đấu hiện đại.
“Nhưng ngoài việc mua các tàu ngầm từ nước ngoài, Đài Loan cũng đang tích cực phát triển các vũ khí phòng vệ của riêng mình và chuẩn bị tự chế tạo các tàu ngầm”, hãng tin CNA tại Đài Bắc dẫn lời ông Chiu.
Ông Chiu, người dẫn đầu một phái đoàn của Đài Loan tại hội thảo, cho hay việc Trung Quốc đại lục tăng cường mạnh mẽ quân sự cả ở trên không lẫn trên biển là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Đài Loan.
Video đang HOT
Việc bán các tàu ngầm cho Đài Loan là một vấn đề rất nhạy cảm và Washington đã không tuân thủ một thỏa thuận vào năm 2001 nhằm bắn 8 tàu ngầm diesel điện cho hòn đảo do những lo ngại rằng điều này có thể làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung.
Mỹ đã tuyên bố sẽ gúp Đài Loan chế tạo tàu ngầm tại các quốc gia khác, nhưng cho tới nay chưa nước nào tỏ ý muốn chế tạo các tàu ngầm này, dù các hợp đồng có thể rất béo bở.
Ông Wang Jyh-perng, một đại tá hải quân và cũng là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội quản lý chiến lược và quốc phòng, cho hay Đài Loan chỉ có thể hiện thực hóa các tham vọng tàu ngầm bằng việc chế tạo các tàu nhỏ hơn trước tiên.
“Sẽ dễ dàng hơn cho Đài Loan để có được các công nghệ cần thiết nếu hòn đảo nhắm tới các mục tiêu nhỏ hơn”, ông Wang nói.
Ding Shu-fan, tổng thư ký Tổng thư ký Hội đồng nghiên cứu chính sách phát triển Trung Quốc có trụ sở tại Đài Bắc, cho hay các bình luận của ông Chiu cho thấy Đài Loan và Mỹ đã đạt được tiến triển về vấn đề tàu ngầm.
Nhưng ông Ding cũng nói thêm rằng bất kỳ sự hợp tác quốc phòng nào giữa Đài Loan và Mỹ đều có thể khiến Bắc Kinh tức giận và ảnh hưởng tới quan hệ xuyên eo biển.
Li Jie, một chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh cho hay, ngoại trừ Nhật Bản, không quốc gia nào khác muốn trợ giúp Mỹ chuyển giao công nghệ cho Đài Loan vì điều có nguy cơ chọc giận Trung Quốc.
An Bình
Theo SCMP
Ấn Độ dẫn đầu về hệ thống phòng vệ tích cực dành cho xe tăng
Ấn Độ sẽ vượt qua cả thế giới trên lĩnh vực chế tạo các hệ thống phòng vệ tích cực dành cho xe tăng.
Xe tăng Arjun của Ấn Độ
Trung tâm phát triển xe chiến đấu CVRDE (Combat Vehicles Research & Development Establishment) ở thành phố Chennai, Ấn Độ sắp tới sẽ phát triển loại xe tăng chiến đấu tương lai có khả năng tự bảo vệ chống tên lửa địch bằng hệ thống phòng vệ kết hợp tích cực/tiêu cực.
Giám đốc CVRDE, TS P. Sivakumar cho hay, phòng thí nghiệm của ông đã bắt đầu phát triển xe tăng có khả năng bắn hạ loại vũ khí động năng chống tăng uy lực nhất là đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ FSAPDS (Fin Stabilized Armour Piercing Discarding Sabot).
Loại đạn này bay với tốc độ trên 1.700 m/s, xuyên suốt vỏ giáp đầu xe và chưa nước nào trên thế giới chế tạo được hệ thống phòng vệ đối phó được với loại vũ khí động năng nguy hiểm chết người này.
"Các nước như Israel, Nga, Đức và Thụy Điển đã chế tạo được hệ thống phòng vệ chống đạn pháo bay với tốc độ 1.000 m/s, nhưng chúng tôi là nước đầu tiên đã bắt đầu nghiên cứu vô hiệu hóa đạn pháo bay với tốc độ trên 1.700 m/s", Giám đốc CVRDE tiết lộ.
Ông cho biết, CVRDE đã phát triển được các công nghệ phòng vệ tiêu cực cho xe tăng Arjun Mark 2, khi hệ thống hồng ngoại phá vỡ việc dẫn tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.
Ông Sivakumar cũng nói thêm rằng, họ đã chế tạo được hệ thống kết hợp tích cực/tiêu cực bảo vệ được xe tăng chống tên lửa dẫn bằng tia laser. Ban đầu, xe tăng ẩn mình trong đám mây tạo ra bằng đạn lựu khói, sau đó phóng tên lửa để tiêu diệt tên lửa địch.
Theo Xaluan
Ấn Độ chế tạo chiến hạm chống ngầm đề phòng Trung Quốc New Delhi hôm nay công bố chiến hạm chống ngầm tự chế tạo đầu tiên nhằm ngăn chặn Trung Quốc tuần tra dưới nước gần bờ biển Ấn Độ. Chiến hạm chống ngầm INS Kamorta. Ảnh: defence radar Theo Bloomberg, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley sẽ tiếp nhận tàu chiến INS Kamorta 3.300 tấn ở cảng phía đông nam Vishakapatnam....