Đài Loan muốn mua trực thăng chống ngầm của Mỹ
Đài Loan muốn thay thế phi đội trực thăng chống ngầm cũ kỹ của hòn đảo này bằng các trực thăng hiện đại của Mỹ, trong bối cảnh sự mất cân bằng quân sự xuyên eo biển Đài Loan đang gia tăng.
Trực thăng tác chiến chống ngầm MH-60R Seahawk (Ảnh: Wiki)
Tờ Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng địa phương cho hay hải quân Đài Loan đang muốn mua các trực thăng tác chiến chống ngầm thông qua chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ.
Theo đó, Đài Bắc đang tìm cách mua 8-10 chiếc MH-60R Seahawk ASW để thay thế các trực thăng cũ kỹ MD500 “Defender” trong một thỏa thuận ước tính trị giá 700-800 triệu USD. Một tuyên bố dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay và thư chấp nhận có thể được công bố vào năm 2016.
MH-60R Seahawk – được mệnh danh là trực thăng hàng hải tiên tiến nhất thế giới – hiện đang được hải quân Mỹ triển khai làm hệ thống vũ khí tác chiến chống ngầm chủ đạo tại các vùng biển. Ngoài phát hiện và bám đuổi các tàu ngầm hiện đại và thực hiện các sứ mệnh tác chiến chống ngầm, MH-60R Seahawk cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm và cứu nạn, tiếp tế và di tản y tế.
Nếu thỏa thuận được thông qua, Đài Loan sẽ trở thành khách hàng quốc tế thứ 3 sở hữu loại trực thăng hiện đại của Mỹ, sau Úc và Đan Mạch.
MH-60R Seahawk có thể trở thành khả năng mới quan trọng cho hải quân Đài Loan và cuối cùng là thay thế trực thăng MD500 Defender được biên chế từ năm 1980. MH-60R Seahawk được thiết kế để hoạt động từ tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu sân bay. Hải quân Đài Loan có thể triển khai các trực thăng này lên các bong tàu để tăng cường khả năng chống hạm.
Ông Rupert Hammond-Chambers, chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ-Đài Loan, cho hay nếu đề nghị trên được thông qua, đây sẽ là chương trình mua vũ khí từ Mỹ đầu tiên của Đài Loan kể từ mùa thu năm 2006. Mặc dù Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 kêu gọi Washington cung cấp vũ khí để phục vụ việc phòng thủ của Đài Loan, các vụ mua bán vũ khí giữa hai bên trên thực tế vẫn chậm được hiện thực hóa.
An Bình
Theo Dantri/Diplomat
Video đang HOT
Hạm đội Thái Bình Dương Nga diễu binh oai hùng
Hạm đội Thái Bình Dương Nga tổ chức buổi diễu binh trên biển hoành tráng kỷ niệm Ngày Hải quân hay là ngày thành lập Hải quân Nga
Hạm đội Thái Bình Dương hôm 24/7 đã tổ chức cuộc diễu binh hoành tráng nhân kỷ niệm Ngày Hải quân Nga tại thành phố đảng Vladivostok.
Trong ảnh, lính thủy đánh bộ Hạm đội Thái Bình Dương phô diễn kỹ năng chiến đấu trên đất liền.
Đội hình xe thiết giáp BTR-80 của hạm đội biểu diễn bơi.
Trong khi các tàu chiến thi nhau phóng bom RBU - màn phô diễn thường thấy trong Ngày Hải quân Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương là một trong những hạm đội hùng mạnh của Hải quân Nga và trên thế giới, được trang bị 49 tàu mặt nước và 22 tàu ngầm. Trụ sở chính Hạm đội đóng tại Vladivostok, ngoài ra các thành phần chiến đấu chủ lực đặt ở bán đảo Kamchatka.
Tàu chiến lớn nhất Hạm đội Thái Bình Dương - tàu tuần dương tên lửa Varyag.
Đại pháo hạm 130mm trên tàu tuần dương Varyag.
Hạm đội Thái Bình Dương làm nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi nước Nga trên khu vực biển Thái Bình Dương.
Hạm đội hiện vẫn chủ yếu sử dụng các tàu chiến có từ thời Liên Xô, nhưng đang từng bước hiện đại hóa để duy trì ưu thế quân sự trên vùng biển Thái Bình Dương "tên yên bình mà không yên bình".
Một trong 5 tàu khu trục lớn nhất Hạm đội Thái Bình Dương - Bystryy 715 thuộc Project 956 Sovremenny.
Đội tàu mặt nước chủ lực của Hạm đội Thái Bình Dương gồm: một tàu tuần dương Varyag; 4 tàu chống ngầm cỡ lớn và một tàu khu trục tên lửa đa năng. Ngoài ra, còn một số tàu tên lửa nhỏ, tàu đổ bộ, tàu do thám, huấn luyện, quét mìn.
Tàu đổ bộ lớn Nikolay Vilkov (081) thuộc Project 1171 Tapir có lượng giãn nước toàn tải 4.700 tấn, dài hơn 110m, chở được 300-400 lính hoặc 20 xe tăng hoặc 40 xe thiết giáp hoặc 1.000 tấn hàng hóa.
Một trong các tàu hộ tống tên lửa cao tốc Project 1241 của Hạm đội Thái Bình Dương.
Hạm đội Thái Bình Dương hiện cớ 22 tàu ngầm gồm: Hai tàu ngầm nguyên tử chiến lược Borei; bốn tàu ngầm nguyên tử chiến lược Project 677BDR Kalmar; 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình Project 949 Antey; 4 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình Project 971 Shchuka-B và 8 tàu ngầm phi hạt nhân Project 877 Paltus. Có thể nói, Hạm đội Thái Bình Dương hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm nguy hiểm bậc nhất thế giới.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Tàu chiến Nhật Bản sẽ trang bị sát thủ đối phó tên lửa CJ-10 Trung Quốc Nhật Bản đang cân nhắc nhập khẩu hệ thống NIFC-CA để tăng cường năng lực đối phó tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc, nhất là khi nó lắp cho máy bay H-6K. Tàu khu trục lớp Atago, số hiệu 177, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 7 dẫn trang mạng tuần...