Đài Loan muốn mua tàu ngầm của Mỹ
Gần đây, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã tái khẳng định quyết tâm mua tàu ngầm của Hoa Kỳ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post. Điều này, nếu thực hiện thành công, được nhận định là một động tác “phòng bị” trước các hoạt động bất thường của Trung Quốc, song những vũ khí chiến lược của Đài Loan chưa bao giờ chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu – một nhân vật luôn được xem là có mối quan hệ khá “tốt” với Bắc Kinh. Trong bài phỏng vấn, ông này cũng liên tục nhấn mạnh mối quan hệ “hòa bình” và “duy trì hiện trạng” giữa hai bờ eo biển. Ảnh: Reuters
Trong cuộc phỏng vấn, ông Mã Anh Cửu không hề ngần ngại cho biết Đài Loan rất muốn có được nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ, một trong số đó chính là tàu ngầm, song hiềm là giờ chưa thể mua được chúng. Hiện Hải quân Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm, mà 2 trong số đó quá cũ kỹ, được Mỹ chế tạo từ thập niên 1940.
Trong vòng năm năm qua, theo lời nhà lãnh đạo này, các quan chức Mỹ đã thúc đẩy Quốc hội thông qua ba gói hợp đồng vũ khí bán cho Đài Loan với tổng trị giá 18,3 tỷ USD – trở thành thỏa thuận có giá trị giao dịch lớn nhất giữa hai bên trong gần 20 năm qua. Một số vũ khí đã được đặt hàng từ 10 năm trước sẽ dần được chuyển giao cho Đài Loan. 4 chiếc máy bay săn ngầm P-3C đầu tiên trong hợp đồng khí tài 12 chiếc trị giá gần 2 tỷ USD sẽ về Đài Loan vào cuối năm nay chính là một phần của thỏa thuận này.
Video đang HOT
Ông Mã Anh Cửu tuyên bố những vũ khí này sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng phòng vệ cho hòn đảo này. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Đài Loan đang chuẩn bị cho các hoạt động phục vụ cho các mục đích riêng của mình đối với vùng biển đang trong diện tranh chấp.
Trong bài viết hôm 10/10, AFP đã dẫn thông báo của một nhà làm luật Đài Loan cho biết một nhóm các nhà địa chất của tập đoàn dầu khí CPC (Đài Loan) đã đi tàu ra đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa vào hôm 7/10 dưới sự hộ tống của một tàu đổ bộ và một tàu khu trục nhỏ. Nếu con số 17,7 tỷ tấn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là chính xác, quần đảo Trường Sa sẽ trở thành nơi có dự trữ nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt lớn thứ tư trên thế giới. Trong khi đó, theo “tâm sự” của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu, Đài Loan phải dựa vào nhập khẩu để giải quyết 98% nhu cầu năng lượng. Không những vậy, quần đảo này còn giữ một vị trí chiến lược khi nằm dọc theo tuyến đường hàng hải chính nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Theo nghiên cứu của Jorn Dosch thuộc Đại học Harvard, khoảng 50% lưu lượng giao thông trên biển và khoảng 80% tuyến đường vận chuyển dầu thô hướng đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nằm ở đây. AFP cho hay rất có thể những đợt khảo sát như thế này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Điều đó cho thấy Đài Loan sẽ không ngần ngại gia cường sự hiện diện của mình ở khu vực này.
Tuy nhiên, dù Đài Loan có thể tự sản xuất một số vũ khí cơ bản, song vẫn “bất lực” trước các vũ khí “hạng nặng” như tàu ngầm để duy trì một lực lượng quốc phòng đủ mạnh trước mọi cuộc tấn công có thể xảy ra. Đặc biệt là trong lời tâm sự với tờ Washington Post, ông Mã Anh Cửu không khỏi lo ngại khi “Mỹ dù là hậu phương chiến lược của Đài Loan, song quốc gia này luôn ngần ngại sẽ gây xung đột với Trung Quốc”. Richard Bush – cựu Chủ tịch Viện nghiên cứu các vấn đề về Hoa Kỳ – từng nhận định rằng: Mối quan hệ với Đài Loan không còn được Mỹ đặt nặng như trước nữa, trong lúc Washington còn bận lo đến an ninh mạng, Syria và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu vẫn tỏ ra tự tin sự hợp tác Mỹ-Đài sẽ chỉ có tăng chứ không giảm, vì “Mỹ vẫn muốn tái cân bằng ảnh hưởng của châu Á, và sẽ không thể thiếu vai trò của Đài Loan trong chuyện này.”
Theo Songmoi
Đài Loan nhận "mẻ" trực thăng tấn công đầu tiên của Mỹ
Đài Loan dự kiến vào tháng tới sẽ nhận "mẻ" trực thăng tấn công đầu tiên được đặt hàng từ Mỹ, sau khi chính phủ Mỹ chấm dứt 2 tuần đóng cửa.
Trực thăng Apache AH-64E
Hợp đồng vũ khí 6,5 tỷ USD, trong đó bao gồm phi đội 30 chiếc trực thăng tiên tiến Apache Longbow, đã được công bố từ năm 2008 và đã gây phản ứng giận dữ từ phía Trung Quốc đại lục.
6 chiếc trực thăng Apache AH-64E đầu tiên, phiên bản mới nhất của một trong những trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới, dự kiến sẽ được chuyển tới cảng Kaohsiung sớm nhất vào ngày 4/11 tới. Thông tin được hãng thông tấn Trung ương Đài Loan dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho hay.
Theo hãng thông tấn này, quân đội Đài Loan sẽ trở thành lực lượng đầu tiên, ngoài Mỹ, có được phiên bản mới này.
Việc chuyển giao mới đầu dự kiến diễn ra vào tháng 10, nhưng đã bị hoãn lại do chính phủ Mỹ đóng cửa.
Chính phủ Mỹ đã mở cửa trở lại vào ngày hôm qua, sau khi Tổng thống Obama ký một luật chấm dứt tình trạng đóng cửa kéo dài 2 tuần và mở rộng giới hạn vay mượn của Bộ tài chính.
Đợt chuyển giao trực thăng Apache AH-64E thứ hai dự kiến diễn ra vào tháng 12, trong khi số còn lại sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2014.
Giới chức quân sự Đài Loan từ chối bình luận thông tin trên. Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã giảm đáng kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2008. Nhưng ông Mã vẫn cho rằng Đài Loan cần phải duy trì khả năng phòng vệ cần thiết và tiếp tục yêu cầu vũ khí từ phía Mỹ.
Theo Dantri
Assad bất ngờ thừa nhận sai lầm Tổng thống Bashar Assad mới đây đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận sai lầm của bản thân ông đồng thời khẳng định không bên nào trong cuộc nội chiến ở Syria là hoàn toàn không có lỗi. Những phát biểu này được ông Assad đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ tạp chí Der Spiegel của Đức và nội...