Đài Loan: Mua vũ khí Mỹ để tự vệ, không phải chạy đua vũ trang
Vào hôm 9-12, để đáp lại lời phản đối của Trung Quốc cho việc Mỹ bán tàu khu trục cho Đài Loan, đại diện bộ quốc phòng nước này đã lên tiếng khẳng định vũ khí Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Đài Loan chống lại áp lực từ phía Trung Quốc.
“Phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) và Sáu Điều đảm bảo, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ giúp giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”- Đại tướng Luo Shou-he, người đại diện của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay- “Mục đích của các hợp đồng bán vũ khí là để tăng cường khả năng tự vệ cho Đài Loan chứ không phải là chạy đua vũ trang chống lại Trung Quốc”.
Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 4 tàu khu trục lớp Perry
Ông Luo cũng lưu ý rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan lại càng quan trọng và cần thiết hơn trong bối cảnh Bắc Kinh đã tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan.
Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vì cho rằng điều này ảnh hưởng đến tình hình nội bộ của Trung Quốc. Lời phản đối này được đưa ra sau khi Thượng viện Mỹ chấp nhận bán các tàu khu trục lớp Perry để thay thế các tàu lớp Knox đã lỗi thời trong Hải quân Đài Loan.
“Sau khi cả 2 viện của Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng trên, nó sẽ được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Obama kí nhận”, giám đốc Văn phòng các Vấn đề Bắc Mỹ, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kelly Hsieh cho biết.
Video đang HOT
Ở một cuộc họp báo khác vào đầu ngày 9-12, ông Hsieh cũng khẳng định rằng quốc hội và chính phủ Mỹ đã hoàn toàn tuân theo Đạo luật TRA.
Đạo luật TRA được ban hành vào năm 1979 nhằm duy trì mối quan hệ thương mại, văn hoá và nhiều thứ khác giữa Mỹ và Đài Loan. Đạo luật này cũng cho phép Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan tự vệ trong trường hợp xảy ra tranh chấp quân sự.
Vào năm 1982, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đưa ra thêm “Sáu Điều đảm bảo”, trong đó, quy định Mỹ không cần đặt ra hạn chót trong việc buôn bán vũ khí chi Đài Loan và sẽ không thay đổi các điều khoản trong TRA, cũng như không cần phải hỏi ý kiến Trung Quốc trước khi quyết định bàn giao vũ khí cho Đài Loan.
Theo An Ninh Thủ Đô
Những dự án như trong phim của Quân đội Mỹ
Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra ý tưởng chế tạo siêu vũ khí tưởng như chỉ có trong phim.
Siêu máy bay mẹ
Hiện tại, DARPA ra đề bài cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này: chế tạo phi cơ vận tải cỡ lớn có khả năng thả các máy bay không người lái đi do thám hoặc tấn công, rồi đón chúng trở lại.
Tuy nhiên, DARPA vẫn chưa tiến gần đến việc chế tạo bất kỳ phi cơ thử nghiệm nào và mới chỉ đơn thuần xem xét các khả năng trên giấy.
Peter Singer, tác giả từng viết nhiều về đề tài robot và chiến tranh, nói: "Đây mới là giai đoạn đưa ý tưởng ra bàn luận, chưa đến lúc làm nguyên mẫu. Chúng tôi chưa đạt đến mức đó".
Bản vẽ mô phỏng các máy bay không người lái xuất kích rồi quay lại "mẫu hạm trên không".
Bản vẽ mô phỏng từ DARPA cho thấy một phi cơ vận tải, khá giống C-130, thả phi đội máy bay không người lái trông tương tự như Predator hoặc Reaper, và đón chúng quay lại.
Trong khi đó, Dan Patt, quản lý chương trình DARPA, cho biết trong một thông báo: "Chúng tôi muốn tìm cách để phi cơ nhỏ hơn mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và một ý tưởng hứa hẹn là biến các máy bay cỡ lớn hiện có, với sửa chữa tối thiểu, thành &'mẫu hạm trên bầu trời'".
Trước đó DARPA cũng hé mở thông tin chế tạo ra siêu hàng không mẫu hạm hoạt động trên không. Hoạt động quân sự trên không hiện tại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các máy bay cỡ lớn và có người lái, nhưng những sứ mệnh như vậy khiến máy bay và phi công đối mặt với nhiều rủi ro. Các hệ thống máy bay không người lái (UAS) có thể giảm tối đa những rủi ro như vậy.
Đồ họa hàng không mẫu hạm trên không trong phim của Hollywood.
Tuy nhiên, các UAS thiếu tốc độ, tầm bay và khả năng chịu đựng như máy bay có người lái. Vì thế, DARPA tin tưởng giải pháp chế tạo một tàu sân bay trên không giống như trong bộ phim khoa học viễn tưởng Avengers, một ngày nào đó có thể chở theo, phóng và tiếp nhận nhiều loại máy bay không người lái từ bất kỳ đâu trên thế giới.
"Chúng tôi muốn tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để giúp các máy bay nhỏ hoạt động hiệu quả hơn và một ý tưởng khả thi là cải tiến những máy bay cỡ lớn hiện tại trở thành tàu sân bay trên không", Giám đốc cơ quan DARPA, Dan Patt cho biết.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỹ tìm cách thiết lập một phương tiện vận tải trên không. "Ý tưởng này có từ những năm 1920, James Lewis, giám đốc Chương trình Công nghệ Chiến lược tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói.
Các không hạm, được Hải quân Mỹ đóng vào cuối những năm 1920, có thể mang theo một phi đội máy bay hai tầng cánh Sparrowhawk bên trong. Phi đội này sẽ xuất kích sau khi xà treo hạ xuống rồi quay lại và hạ cánh lên tàu mẹ. Hải quân Mỹ khi đó đóng hai không hạm nhưng chúng đều gặp nạn trong những năm 1930, làm hàng chục người thiệt mạng và đặt dấu chấm hết cho chương trình thử nghiệm.
Trong những năm 1960, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng đặt mua D-21, máy bay không người lái được thiết kế để xuất kích từ một phi cơ khác và sau này là từ oanh tạc cơ B-52, do Lockheed Martin sản xuất.
D-21 có gắn máy quay thực hiện các nhiệm vụ do thám tại Trung Quốc. Chúng sẽ thả máy quay xuống để thu hồi rồi tự hủy. Trong 4 nhiệm vụ, D-21 đều tự hủy thất bại hoặc không thể thu hồi được máy quay. Chương trình này bị "đắp chiếu" vào năm 1971.
Theo Đất Việt
Xuất khẩu vũ khí Mỹ thắng đậm nhờ đồng minh Sáng 29/10, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Mỹ tuyên bố, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ năm 2014 đạt 34,2 tỷ USD. Trong khuôn khổ Chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) do DSCA quản lý, Mỹ cung cấp cho quốc gia đồng minh, "đối tác thân thiện" các hợp đồng vũ khí...