Đài Loan lập ‘kỷ lục thế giới’ với 200 ngày không ca lây nhiễm cộng đồng
Đã 200 ngày Đài Loan không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. “Chúng tôi hi sinh 14 ngày của 340.000 dân để đổi lại cuộc sống bình thường cho 23 triệu dân”, một nhà dịch tễ học nói về một trong các “bí quyết”.
Bất chấp Bắc Kinh phản ứng, 100 dàn tên lửa Harpoon của Mỹ sẽ đến Đài Loan Hãng chip Đài Loan hứa giúp Mỹ điều tra đối tác Trung Quốc tội đánh cắp bí mật thương mại Thêm chiến đấu cơ của Đài Loan rơi, một phi công thiệt mạng
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn – Ảnh: AP
Theo Hãng tin Bloomberg, Đài Loan hiện giữ “kỷ lục thế giới” về COVID-19 khi ngày 29-10 đánh dấu vùng lãnh thổ này đã không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng 200 ngày liên tiếp. Lần gần nhất Đài Loan ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng là hôm 12-4.
Trên bảng thống kê của trang Wordometers ngày 29-10, Đài Loan đứng thứ 177 về số ca nhiễm với tổng cộng 553 ca, trong đó có 7 ca tử vong do COVID-19.
Giáo sư Peter Collignon, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Quốc gia Úc, nhận định Đài Loan “có lẽ đã đạt được kết quả tốt nhất thế giới”.
Đài Loan có thể cũng sẽ nằm trong số ít nền kinh tế tăng trưởng năm nay. Một nghiên cứu gần đây của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) chỉ ra Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là 3 nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh trong quý 3-2020.
Video đang HOT
Dẫu vậy hiện Đài Loan vẫn còn ghi nhận các ca nhiễm “nhập khẩu”. Ngày 29-10 có 3 ca “nhập” từ Philippines, Mỹ và Indonesia. Trong 2 tuần qua, Đài Loan ghi nhận hơn 20 ca như vậy.
Hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng Đài Loan có thể đạt kỷ lục 200 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng là nhờ:
1. Kiểm soát biên giới. Đài Loan bắt đầu đóng biên giới hạn chế người từ bên ngoài vào ngay sau khi dịch bùng phát vào tháng 1 và kiểm soát chặt biên giới kể từ đó.
Một tiếp viên hàng không Hãng China Airlines của Đài Loan giúp một bé gái cột tóc khi tham gia một sự kiện ở thành phố Đào Viên tháng 8-2020 – Ảnh: AFP
2. Khẩu trang. Quyết định dự trữ và phân phát khẩu trang đóng vai trò quan trọng trong thành công của Đài Loan.
Trong giai đoạn đầu, chính quyền vùng lãnh thổ này dự trữ tất cả khẩu trang sản xuất nội địa và cấm xuất khẩu. Trong vòng 4 tháng, các công ty tại Đài Loan đã tăng sản xuất từ 2 triệu lên 20 triệu đơn vị khẩu trang một ngày, giúp đáp ứng nhu cầu của người dân.
3. Truy vết, cách ly. Đài Loan có công tác truy vết hàng đầu thế giới, trung bình tìm ra 20-30 người tiếp xúc với mỗi ca nhiễm. Trong những trường hợp phức tạp, như một nhân viên địa điểm giải trí ở thành phố Đài Bắc, chính quyền đã truy ra tới 150 người tiếp xúc. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly 14 ngày tại nhà, dù có kết quả xét nghiệm âm tính.
Đến nay, khoảng 340.000 người đã phải cách ly tại nhà, trong đó chưa đến 1.000 người bị phạt vì không tuân thủ quy định. Theo ông Trần Kiến Nhân, cựu phó lãnh đạo Đài Loan và là một nhà dịch tễ học, điều đó có nghĩa là 99,7% người cách ly đã tuân thủ quy định.
“Chúng tôi hi sinh 14 ngày của 340.000 dân để đổi lại cuộc sống bình thường cho 23 triệu dân”, ông Trần nói.
Cuối cùng là kinh nghiệm từ dịch SARS. Theo Bloomberg, Đài Loan đã bắt đầu xây dựng mạng lưới phản ứng khẩn cấp để kiềm chế các bệnh truyền nhiễm sau thời kỳ dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hồi năm 2003, khi có hàng trăm người mắc bệnh và ít nhất 73 người chết ở Đài Loan.
Vùng lãnh thổ này sau đó còn trải qua dịch cúm gia cầm và H1N1. Người dân đã ý thức sâu sắc về các thói quen phòng chống bệnh như rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang.
Uy lực của tên lửa Mỹ bán cho Đài Loan đáng sợ thế nào?
Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa Harpoon với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD để phòng thủ trước Trung Quốc. Associated Press dẫn nguồn là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
"Mỹ duy trì mối quan tâm kiên định trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và coi an ninh của Đài Loan là trung tâm của an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn", các nhà ngoại giao Mỹ cho biết.
Cần lưu ý rằng tổng số tiền chuyển giao các hệ thống tên lửa chống hạm được phê duyệt sẽ là 2,37 tỷ. Đồng thời, Mỹ tin rằng giao dịch này sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định áp đặt các hạn chế đối với Lockheed Martin, Raytheon Technologies và bộ phận quốc phòng của Boeing. Các cơ cấu khác của Mỹ liên quan đến nguồn cung cấp vũ khí 1,8 tỷ USD tiềm năng cũng có thể bị trừng phạt.
Theo lời ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc "phản đối mạnh mẽ" và lên án việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, hành động này "làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc." Quan chức này kêu gọi Washington chấm dứt các thỏa thuận tương tự, cũng như hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Trong khi nêu rõ các biện pháp trừng phạt là biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không tiết lộ chi tiết hay thời hạn áp dụng những hạn chế này.
Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Năng lực tác chiến của loại tên lửa này cực nguy hiểm khiến chúng luôn được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" đặc biệt nguy hiểm.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể chẻ đôi chiếc tàu chiến hàng nghìn tấn.
Mỹ đồng ý bán 400 tên lửa diệt hạm cho Đài Loan Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt bán 100 hệ thống phòng thủ bờ kèm 400 tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất trị giá gần 2,4 tỷ cho Đài Loan. "Bộ Ngoại giao quyết định phê duyệt hợp đồng bán 100 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon (HCDS) và trang thiết bị đi kèm cho Đài Loan với giá 2,37 tỷ USD. Chúng...