Đài Loan không thể chỉ dựa vào Mỹ để đánh nhau với Trung Quốc
Đài Loan phải giảm rủi ro xung đột với Trung Quốc xuống thấp nhất, Đài Loan còn dự định mua sắm trực thăng săn ngầm tiên tiến của Mỹ.
Hãng tin VOA Mỹ ngày 28 tháng 7 đưa tin, Quân đội Đài Loan đang nghiên cứu mua sắm máy bay trực thăng săn ngầm tiên tiến, thay thế máy bay săn ngầm cũ để nâng cao sưc manh quân sư của họ.
Thiếu tướng La Thiệu Hòa, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan
Mặt khác, Quân đội Đài Loan cho biêt, Trung Quốc công bố thông tin về lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là muốn tiến hành răn đe tâm lý đối với nhân dân Đài Loan, không có lợi cho hài hòa của hai bờ.
Người phát ngôn Bô Quôc phong Đài Loan, Thiếu tướng La Thiệu Hòa trả lời phỏng vấn VOA Mỹ cho biết, Quân đội Đài Loan đang xem xét đổi mới máy bay săn ngầm, tăng cương sức chiến đấu của quân đội.
Ông cho hay: “Thời gian sử dụng máy bay trực thăng săn ngầm hiện có 500MD của Hải quân đã rất lâu rồi. Cho nên, đối với hải quân, sau khi đánh giá, họ cho rằng, máy bay săn ngầm 500MD đã không đạt hiệu quả mong muốn đối với thực hiện nhiệm vụ săn ngầm hiện nay.
Cùng với trang bị cũ đi, Quân đội cần thiết tiến hành mua sắm máy bay trực thăng săn ngầm thế hệ tiếp theo”.
Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ kỳ mới nhất cho rằng, Hải quân Đài Loan có kế hoạch mua sắm 8 – 10 máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk, thay thế máy bay săn ngầm 500MD đã nghỉ hưu. Dự tính, đơn giá mỗi chiếc máy bay săn ngầm Seahawk là 80 triệu USD, tổng kim ngạch giao dịch là 700 – 800 triệu USD.
Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60 Seahawk Mỹ
Người phát ngôn Bô Quôc phong Đài Loan La Thiệu Hòa cho biết, Quân đội Đài Loan đang tiến hành cân nhắc các loại phương án lựa chọn, trong tương lai sẽ quyết định mua sắm loại máy bay trực thăng săn ngầm nào.
Ông cho biết: “Liên quan đến tờ Tin tức Quốc phòng nhắc đến máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk, điều này chưa chắc là phương án lựa chọn chủ yếu hoặc phương án lựa chọn duy nhất của Bộ Tư lệnh Hải quân.
Hải quân Đài Loan sẽ căn cứ vào nhu cầu xây dựng và sẵn sàng chiến đấu, nhu cầu tác chiến săn ngầm, sẽ tiến hành đánh giá và quy hoạch tổng thể, từ nhiều phương án để chọn ra máy bay trực thăng săn ngầm phù hợp nhất, có thể phù hợp với nhu cầu tác chiến của họ”.
Video đang HOT
Mặt khác, tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc cũng vừa có bài viết đưa tin về “lữ đoàn đầu tiên Đông Phong” của Lực lượng tên lửa chiến lược xuyên lục địa Trung Quốc, cho biết, đây là lần đầu tiên Quân đội Trung Quốc phô trương lực lượng tên lửa chiến lược với thế giới.
Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk Mỹ
Người phát ngôn Bô Quôc phong Đài Loan La Thiệu Hòa cho rằng, tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Đài Loan, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan vào năm 1996, Trung Quốc bắn tên lửa ở vùng biển phía bắc và phía nam Đài Loan. Mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan vẫn tồn tại.
La Thiệu Hòa nói: “Mấy năm qua, Bộ Quốc phòng Đài Loan rất tích cực trong công tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, hy vọng có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa hoàn chỉnh, có thể bảo đảm an ninh của Đài Loan”.
La Thiệu Hòa cho rằng, Trung Quốc công bố thông tin về lữ đoàn tên lửa là để tiến hành răn đe tâm lý đối với Đài Loan, cách làm này không có lợi cho hài hòa giữa hai bờ, thậm chí sẽ gây ra phản cảm cho nhân dân Đài Loan.
Đài Loan không thể chỉ dựa vào Mỹ để đánh nhau với Trung Quốc
Mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn báo chí Hồng Kông đưa tin, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu vừa trả lời phỏng vấn báo chí, nội dung hầu như đều xoay quanh vấn đề hai bờ, có liên quan đến vấn đề an ninh quân sự hai bờ.
Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk Mỹ
Mã Anh Cửu cho rằng, 7 năm trước, Mỹ không cần ra tuyên bố hỗ trợ phòng thủ Đài Loan thì cũng có thể làm cho eo biển Đài Loan duy trì hòa bình. Điều quan trọng nhất là sau khi cải thiện quan hệ với Trung Quốc, rủi ro trở nên nhỏ đi. Nói cách khác, không thể chỉ dựa vào Mỹ giúp đánh trận.
Ông Mã Anh Cửu cũng bày tỏ “cảm thấy không thoải mái” khi Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức diễn tập được cho là mô phỏng tấn công Đài Loan.
Trong tháng này, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu kết thúc chuyến thăm nước ngoài, sau khi quay trở về Đài Loan 1 tuần, đã trả lời phỏng vấn BBC Anh như trên.
Trong phỏng vấn, Mã Anh Cửu cho biết, Trung Quốc cách Đài Loan chỉ có một trăm hải lý, tạo ra rủi ro và cơ hội rất lớn cho Đài Loan, bất cứ nhà lãnh đạo nào đều phải học được cách làm giảm rủi ro xuống thấp nhất và tạo ra cơ hội lớn nhất. Đây cũng là việc ông đã làm trong 7 năm qua.
Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk Mỹ
Khi được hỏi ông có muốn Tổng thống Mỹ tuyên bố rõ ràng Mỹ sẽ hỗ trợ phòng thủ Đài Loan khi Đài Loan bị Trung Quốc xâm phạm hay không, Mã Anh Cửu cho rằng, trên thực tế, trong 60 năm qua, vấn đề này luôn tồn tại. Nhưng, trong 7 năm qua, Mỹ đã không cần đưa ra những tuyên bố này thì vẫn có thể duy trì được hòa bình eo biển Đài Loan.
Theo Mã Anh Cửu, điều quan trọng nhất là, sau khi cải thiện quan hệ với Trung Quốc, rủi ro Trung Quốc xâm phạm Đài Loan này đã giảm đi.
Quan chức phụ trách vấn đề hai bờ của Bộ Ngoại giao Mỹ tái khẳng định, sự phát triển ổn định quan hệ hai bờ là nhân tố quan trọng duy trì quan hệ mang tính xây dựng giữa ho với Đài Loan.
Nói cách khác, không thể chỉ dựa vào Mỹ để đánh trận, mà là giảm khả năng rủi ro và xung đột xuống thấp nhất, đây mới là chiến lược cao nhất, cũng là “thượng sách” của Binh pháp Tôn Tử.
Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60S Seahawk Mỹ
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo Giaoduc
Phi công Việt tìm hiểu trực thăng săn ngầm Seahawk
Trong các hoạt động giao lưu Hải quân Việt - Mỹ, phi công Không quân Hải quân Việt Nam đã được giới thiệu trực thăng săn ngầm Seahawk của Hải quân Mỹ.
Chiều 7/4, trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald và tàu tác chiến USS Fort Worth, lực lượng hải quân hai nước đã có hoạt động giao lưu đầu tiên. Đây là các hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu thường niên lần thứ 6 giữa lực lượng hải quân Mỹ và Việt Nam.
Trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald, hải quân hai bên đã trao đổi trên sơ đồ một số thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển, các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.
Tại đây, hai bên đã thống nhất sử dụng những tần số vô tuyến nhất định giữa hai đài chỉ huy để liên lạc với nhau trước khi ra khơi thực hành ngày mai.
Thiếu tá Greg Adams, đại diện cho lực lượng đặc biệt 73 (Hải quân Mỹ) đóng tại Singapore, cho biết ông rất thích thú khi được thực hành huấn luyện cùng Hải quân Việt Nam.
Nói về tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử, thiếu tá Grey Adams cho rằng: Nếu ở trên biển, không có sự trao đổi hiểu biết lẫn nhau thì thật sự là một thách thức. Việc thực hành bộ quy tắc ứng xử hết sức quan trọng.
Một phi công chuyên lái máy bay săn ngầm tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth trao đổi kinh nghiệm với các phi công của lữ đoàn không quân - hải quân 954 tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh: Đăng Nam)
Cũng tại thời điểm này trên tàu USS Fort Worth, hải quân hai nước đã có cuộc trao đổi về việc điều hành các máy bay trực thăng có người lái cũng như không người lái.
Các sĩ quan Lữ đoàn không quân - hải quân 954 tham gia khóa tập huấn phi tác chiến với các phi công Mỹ ngay trên tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh: Đăng Nam)
Các sĩ quan phi công thuộc lữ đoàn không quân - hải quân 954 cũng đã lên buồng lái máy bay trực thăng SeaHawk để tham quan và trao đổi kinh nghiệm.
Thiếu tá Ted Hill, người chỉ huy toàn bộ máy bay trực thăng trên tàu USS Fort Worth, cho biết ông rất vui khi được tiếp đón các sĩ quan Hải quân Việt Nam thăm tàu.
Nói về sức mạnh chiến đấu của các trực thăng và kinh nghiệm trong quá trình trao đổi kinh nghiệm giữa lực lượng hải quân hai nước, thiếu tá Ted Hill cho rằng phi đội của ông là phi đội đầu tiên của hạm đội 7 Mỹ có thể vận hành cùng lúc hai loại máy bay có người lái lẫn không người lái.
"Đợt huấn luyện này kéo dài 16 tháng, trong đó có cả việc ghé thăm và giao lưu cùng Hải quân Việt Nam. Việc giao lưu này hết sức đặc biệt vì trong tương lai chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau" - thiếu tá Ted Hill nói.
Phi công tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth giới thiệu với các phi công của lữ đoàn không quân - hải quân 954 về máy bay không người lái được trang bị trên tàu USS Fort Worth. (Ảnh: Đăng Nam)
Được biết những ngày tiếp theo, hải quân hai nước tiếp tục trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, quân y, an ninh hàng hải. Các lĩnh vực chuyên môn như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm và các hoạt động thể thao, ca nhạc...
Theo kế hoạch, ngày 10/4, hai tàu khu trục này chính thức rời cảng Tiên Sa kết thúc chuyến thăm TP Đà Nẵng.
Theo Tuổi Trẻ
Phi công Mỹ liên tục bị Trung Quốc cảnh báo khi bay trên Biển Đông Phi công lái trực thăng trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ bị Trung Quốc chất vấn thường xuyên khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Hình ảnh cho thấy tàu thuyền Trung Quốc neo đậu trái phép quanh bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: AFP) Hải quân Mỹ ngày 10/7...