Đài Loan khoe tàu chiến ’sát thủ’ tự thiết kế
Hải quân Đài Loan công bố đoạn video thử nghiệm Đà Giang, tàu chiến đầu tiên do hòn đảo này tự thiết kế.
Tàu hộ tống tên lửa tàng hình Đà Giang. Ảnh: SCMP.
Đoạn video dài gần hai phút cho thấy tàu hộ tống tên lửa tàng hình Đà Giang chạy lùi và quay đầu liên tục trong một cuộc thử nhiệm ở Biển Đông diễn ra vào khoảng tháng 11. Con tàu 500 tấn đạt vận tốc hơn 70km/h. Các kết quả trong cuộc thử nghiệm là “đạt”, hãng tin CNA dẫn lời quan chức hải quân Đài Loan cho hay.
“Tàu hộ tống này sẽ đóng vai trò ’sát thủ’, tấn công tàu địch bởi nó có thể di chuyển nhanh, áp sát mục tiêu mà không dễ bị radar phát hiện”, hãng tin cho biết thêm.
Đoạn video, được công bố hôm 10/12, còn so sánh Đà Giang với tàu chiến USS Independence của Mỹ để làm nổi bật tính năng của tàu hộ tống. Đà Giang thuộc chương trình trị giá 800 triệu USD dùng để đóng từ 7 đến 11 tàu hộ tống nhằm tự vệ trước các tàu sân bay của Trung Quốc, truyền thông Đài Loan cho hay.
Đà Giang có chiều dài 60,4 m, rộng 14 m, phạm vi hoạt động khoảng 2.000 hải lý và sức chứa 41 thủy thủ. Tàu sẽ được trang bị tên lửa chống hạm Hsiung Feng II và Hsiung Feng III, do Đài Loan sản xuất, và đặt căn cứ ở Suao, huyện Yilan, phía đông hòn đảo.
Video đang HOT
Su Guan-chiun, chuyên gia quân sự ở Đài Bắc, cho biết loại tàu mới sẽ giải quyết vấn đề thiếu vũ khí tấn công của hải quân Đài Loan.
“Hầu hết tàu chúng tôi mua từ Mỹ đều mang tính phòng vệ, như các tàu chống ngầm. Đài Loan có nguồn lực rất hạn chế khi nhập khẩu vũ khí. Bằng cách tự phát triển vũ khí, sự phát triển của hải quân Đài Loan sẽ không còn bị giới hạn, dựa vào các quốc gia khác”, Su nói.
Đoạn video được cho là động thái phô diễn sức mạnh quân sự mới nhất của Đài Bắc. Đài Loan đang phát triển các loại tên lửa đất đối không của riêng hòn đảo và tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn hồi tháng 9.
“Đài Bắc muốn Bắc Kinh biết quân đội của chúng tôi có thể phát triển đến mức nào”, Su nói, đồng thời cảnh báo loại tàu hộ tống mới tạo ra một “mối đe dọa thực sự với các tàu trên mặt biển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949 sau cuộc nội chiến. Trung Quốc coi hòn đảo là một phần lãnh thổ đang chờ thống nhất, có thể là bằng vũ lực nếu cần thiết.
Phần mũi và đuôi tàu Đà Giang. Ảnh: SCMP.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc sắp đóng tàu sân bay tự thiết kế thứ hai
Một tạp chí quốc phòng cho hay Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu đóng tàu sân bay thứ hai do nước này thiết kế tại nhà máy Giang Nam, Thượng Hải.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh trong chuyến thử nghiệm ở vùng biển Hoàng Hải. Ảnh: Reuters
Theo tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Asian Defence, khi hoàn thành, tàu này và một chiếc khác đang được đóng tại Đại Liên sẽ trở thành hai tàu sân bay đầy đủ chức năng và sẵn sàng chiến đấu của hải quân Trung Quốc.
Trái với nhiều dự đoán, tàu sân bay sắp được đóng tại nhà máy Giang Nam sẽ sử dụng năng lượng thông thường chứ không phải là hạt nhân.
Các chuyên gia quân sự cho biết Trung Quốc sẽ không xây dựng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cho đến khi Bắc Kinh giải quyết một loạt các nhược điểm trong động cơ năng lượng hạt nhân, huấn luyện thủy thủ và xây dựng cảng để bảo trì tàu.
Năm ngoái, China Shipbuilding Industry Corp, công ty đóng tàu nhà nước lớn nhất Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã phê duyệt kinh phí để phát triển công nghệ lõi cho các tàu hạt nhân. Nhiều nhà quan sát nhận xét kế hoạch này nhằm xây dựng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Li Jie, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lực hạt nhân cho mục đích hàng hải, nhưng cho đến nay, công nghệ này chỉ được sử dụng giới hạn trong hạm đội tàu ngầm ngày càng được tăng cường của quân đội Trung Quốc.
"Tàu sân bay lớn hơn tàu ngầm nhiều rất nhiều. Các kỹ sư hạt nhân của chúng tôi sẽ phải mất nhiều thời gian để phát triển động cơ an toàn và mạnh mẽ, có khả năng vận hành con tàu nặng hơn 100.000 tấn", ông Li nói.
Theo báo cáo của Kanwa, nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết việc thiết kế tàu sân bay thứ hai của nước này vẫn chưa được hoàn thành.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, vốn là tàu Varyag của Liên Xô cũ được tân trang lại. Từ khi Liêu Ninh đi vào hoạt động vào tháng 9/2012, hải quân Trung Quốc phân loại đây là tàu dùng cho mục đích huấn luyện, chứ không phải chiến đấu.
Tàu sân bay đầu tiên tự thiết kế của Trung Quốc đang được đóng tại cảng Đại Liên. Nhà máy đóng tàu Đại Liên đã tổ chức lễ cắt thép đóng tàu mới vào cuối năm ngoái. Theo SCMP, con tàu này sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Phương Vũ
Theo VNE
"Siêu vòng 3" Lan Hương dự tiệc với trang phục tự thiết kế "Siêu vòng 3" Lan Hương tự tin xuất hiện nổi bật trong sự kiện tối qua bằng chính bộ trang phục do chính cô tự thiết kế. Lan Hương đã góp mặt tại buổi tiệc kỉ niệm 6 năm thành lập của một trung tâm chăm sóc sắc đẹp mà cô làm đại diện thương hiệu. Khác với những bộ váy mềm mại,...