Đài Loan kêu gọi WHO ‘thoát bóng’ Trung Quốc
Đài Loan tuyên bố Trung Quốc không thể đại diện cho hòn đảo tại WHO, kêu gọi tổ chức này thoát sự kiểm soát của Bắc Kinh trong đại dịch.
“Chỉ chính quyền được dân bầu của Đài Loan mới có thể đại diện cho 23 triệu người Đài Loan trong cộng đồng quốc tế”, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Đài Loan Joanne Ou nói với các phóng viên tại buổi họp báo ở Đài Bắc hôm nay.
“WHO nên thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc và để Đài Loan tham gia đầy đủ vào cuộc chiến chống virus. Đừng để sự can thiệp chính trị không đúng chỗ của Trung Quốc ngăn cản cuộc chiến đoàn kết của thế giới chống lại virus”, bà Ou nói thêm.
Đài Loan tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với tư cách quan sát viên từ năm 2009 đến 2016 khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, đắc cử.
Người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan Joanne Ou. Ảnh: RTI.
Quyết định này khiến Đài Loan rất tức giận, cho rằng điều đó đã tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19. Đài Loan đang tích cực vận động để được tham dự cuộc họp tháng này của WHA với tư cách quan sát viên, nhưng các nguồn tin chính quyền và ngoại giao nói rằng Trung Quốc sẽ phủ quyết động thái này.
Steven Solomon, quan chức phụ trách pháp chế của WHO, hôm qua cho biết WHO công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “một đại diện hợp pháp của Trung Quốc” theo chính sách của Liên Hợp Quốc từ năm 1971, và vấn đề có cho Đài Loan tham dự hội nghị hay không sẽ được 194 quốc gia thành viên WHO thảo luận.
Tuy nhiên, theo bà Ou, quyết định năm 1971, theo đó Trung Quốc đại lục tiếp quản ghế của Đài Loan tại Liên Hợp Quốc, chỉ giải quyết vấn đề ai đại diện cho Trung Quốc, chứ không trao cho Trung Quốc đại lục quyền đại diện cho đảo Đài Loan trên trường quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố nước này đã đại diện đầy đủ cho Đài Loan trên trường quốc tế và Đài Loan chỉ có thể tham gia WHO theo chính sách “Một Trung Quốc”, điều chính quyền của bà Thái Anh Văn sẽ không chấp nhận.
Trong khi đó, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan tham gia WHA với tư cách quan sát viên. Đây được coi là một vấn đề căng thẳng khác trong quan hệ Washington – Bắc Kinh, vốn đã bị phủ bóng những chỉ trích của chính quyền Trump về cách Trung Quốc và WHO ứng phó Covid-19.
WHO chối việc phớt lờ cảnh báo sớm COVID-19, Đài Loan tung email phản bác
Đài Loan nối dài cuộc khẩu chiến với WHO, đồng thời tiếp tục cáo buộc tổ chức này "chơi chữ " khi đề cập tới email mà Đài Bắc gửi tới để cảnh báo về COVID-19.
Người đứng đầu Cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung dẫn lại các thông tin trong email cảnh báo về COVID-19 mà Đài Bắc gửi tới WHO hôm 31/12.
"Các nguồn tin hôm nay chỉ ra rằng, có ít nhất 7 trường hợp mắc viêm phổi không điển hình được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc. Cơ quan y tế của họ trả lời với truyền thông rằng, các trường hợp này không phải là SARS.
Tuy nhiên, các mẫu bệnh phẩm vẫn đang được kiểm tra và các trường hợp được cách ly để điều trị. Chúng tôi sẽ rất cảm kích nếu các ngài có thông tin liên quan để chia sẻ với chúng tôi", ông Chen đọc nội dung email.
Người đứng đầu Cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung. (Ảnh: Getty Images)
Bức email được công bố không lâu sau khi WHO bác bỏ thông tin cho rằng, họ phớt lờ cảnh báo mà Đài Loan đưa ra về COVID-19 hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo đó, WHO khẳng định có nhận được email của Đài Loan hôm 31/12, trong đó đề cập về các trường hợp viêm phổi không điển hình ở Vũ Hán và thông tin chính quyền Vũ Hán xác nhận "đó không phải là virus SARS".
"Nhưng email không đề cập tới vấn đề lây truyền virus từ người sang người", WHO nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ông Chen, bất cứ chuyên gia y tế nào cũng thừa hiểu về tính chất của các trường hợp bệnh cần cách ly.
"Nếu được điều trị cách ly không phải là một cảnh báo, thì thế nào mới được cho là cảnh báo một cách đầy đủ?", ông Chen nói.
Ngày 21/1, Trung Quốc xác nhận virus SARS-CoV-2 lây truyền từ người sang người. Trước đó, ngày 12/1, WHO cho biết, không có bằng chứng về việc kiểu lây truyền này.
Tuy nhiên, Đài Loan nghi ngờ thông tin từ Trung Quốc nên đã bắt đầu sàng lọc những người đến từ Vũ Hán từ ngày 31/12/2019.
Đài Bắc đã kích hoạt hoạt động các trung tâm khẩn cấp từ hôm 2/1. Các chuyên gia tin rằng quyết định trên giúp Đài Loàn sớm kiểm soát hiệu quả sự lây lan của virus.
Video: Người mắc COVID-19 ở Hàn Quốc đi bầu cử thế nào?
Mối quan hệ giữa WHO và Đài Loan có dấu hiệu căng thẳng từ trước khi đại dịch diễn ra và tiếp tục xấu đi trong 3 tháng qua.
Bản thân Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus có cuộc khẩu chiến qua lại với chính quyền hòn đảo này.
Trong cuộc họp báo hôm 8/4, ông Tedros cho rằng đã trở thành mục tiêu tấn công, với những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc từ khi dịch bệnh xảy ra. Tổng giám đốc WHO chỉ đích danh Đài Loan "phát động cuộc tấn công này" trong 3 tháng vừa qua.
Người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan Joanne Ou sau đó kêu gọi ông Tổng Giám đốc WHO lên tiếng xin lỗi vì "hành động vu khống vô trách nhiệm" này.
SONG HY
Đài Loan - WHO tiếp tục đấu khẩu về Covid-19 Căng thẳng gia tăng khi Đài Loan cáo buộc WHO chơi chữ trong email gây tranh cãi cuối năm ngoái về nCoV. "Các nguồn tin hôm nay chỉ ra rằng ít nhất 9 ca viêm phổi lạ được báo cáo ở Vũ Hán", người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan Chen Shih-chung trong họp báo hôm nay ở Đài Bắc đã...