Đài Loan kêu gọi Mỹ hỗ trợ đóng tàu ngầm
Lãnh đạo Mã Anh Cửu vừa kêu gọi Mỹ hỗ trợ Đài Loan đóng tàu ngầm chạy bằng điện-diesel nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của vùng lãnh thổ này.
Lãnh đạo Mã Anh Cửu – Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một hội nghị truyền hình do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức vào tối 9.4, ông Mã nhấn mạnh đội chiến đấu cơ F-16A/B của Đài Loan đang trong quá trình nâng cấp và vùng lãnh thổ này cũng cần tàu ngầm cho mục đích phòng thủ.
“Có sự đồng thuận ở Đài Loan rằng chúng tôi nên tìm kiếm công nghệ nước ngoài để hỗ trợ chúng tôi tự đóng tàu ngầm”, hãng thông tấn CNA dẫn lời ông Mã cho hay.
Ông Mã đưa ra lời kêu gọi trên hơn một tháng sau khi Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) thông báo đã giao một nhóm chuyên gia đánh giá kế hoạch đóng tàu ngầm nội địa, trong lúc Đài Bắc vẫn tiếp tục nỗ lực yêu cầu Washington bán loại tàu này.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ đã thông qua kế hoạch bán tám tàu ngầm chạy bằng diesel cho Đài Loan vào năm 2001, nhưng cho đến nay, thương vụ đó vẫn không có tiến triển.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Đài Loan đã mua được nhiều loại vũ khí từ Mỹ, trong đó có tên lửa Harpoon phóng từ tàu ngầm, trực thăng tấn công AH-64E Apache, máy bay săn tàu ngầm và hệ thống chống tên lửa Patriot-III.
Trong một báo cáo trình nghị viện, MND tuyên bố sẽ tiếp tục mua vũ khí phòng thủ từ nước ngoài mà Đài Loan không thể tự sản xuất.
Giới quan sát nhận định Đài Loan tăng cường trang bị vũ khí nhằm ứng phó mối đe đọa từ Trung Quốc, dù quan hệ hai bên được cải thiện dần kể từ khi ông Mã lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008.
Hồi tháng 3.2014, MND công bố báo cáo khẳng định mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc vẫn không giảm. CNA trích nội dung báo cáo nói rõ quân đội Trung Quốc đang tăng cường khả năng tác chiến đến mức có thể tấn công toàn diện Đài Loan trước năm 2020.
Theo TNO
Đài Loan cảnh báo nguy cơ Trung Quốc tấn công
Đài Loan khẳng định Trung Quốc đại lục vẫn để mở khả năng tấn công toàn diện vào vùng lãnh thổ này dù quan hệ hai bên đang ấm lên.
Xe tăng Đài Loan tham gia cuộc tập trận Hán Quang 2013 - Ảnh: Korkep.sk
Cuộc gặp giữa Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Trương Chí Quân và Chủ nhiệm Hội đồng phụ trách vấn đề đại lục của Đài Loan Vương Úc Kỳ tại Nam Kinh hồi tháng 2 được cho là bằng chứng rõ nhất cho thấy quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đang được cải thiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự kiện được cho là mang tính lịch sử này vẫn chưa đủ để xóa bỏ lo ngại của Đài Loan về nguy cơ bị tấn công trong tương lai.
Chỉ gần một tháng sau cuộc gặp, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) công bố báo cáo khẳng định mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc vẫn không giảm. CNA trích nội dung báo cáo nói rõ quân đội Trung Quốc (PLA) đang tăng cường khả năng tác chiến đến mức có thể tấn công toàn diện Đài Loan trước năm 2020. PLA được cho là đã triển khai nhiều chiến đấu cơ tiên tiến gần Đài Loan, nâng cao đáng kể khả năng đổ bộ dưới sự yểm trợ của không quân. Theo báo cáo, PLA vẫn sẽ trung thành với kiểu tác chiến dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các quân chủng và tiếp tục hiện đại hóa năng lực, mở rộng tầm hoạt động nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột.
Đài Loan có khả năng sống sót ít nhất một tháng nếu bị Trung Quốc tấn công mà không có sự hỗ trợ của Mỹ
Nghiêm Minh, lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan
Một tháng hay hai tuần ?
Báo cáo mới của MND trở thành một trong những chủ đề quan tâm chính hiện nay của giới nghị viên Đài Loan, đặc biệt là phe đối lập. Trong cuộc họp mới đây, nghị viên Tiết Lăng thuộc đảng Dân tiến chất vấn lãnh đạo MND Nghiêm Minh rằng nếu Đài Loan phải đơn độc chống trả một cuộc tấn công từ đại lục thì sẽ trụ được trong bao lâu. Tờ Taipei Times dẫn lời ông Nghiêm trả lời rằng dựa trên kết quả phân tích của các cuộc tập trận thường niên mang tên Hán Quang trong mấy năm qua thì "Đài Loan có khả năng sống sót ít nhất một tháng nếu bị Trung Quốc tấn công mà không có sự hỗ trợ của Mỹ".
Đáp lại, nghị viên Tiết đã chế nhạo là ông Nghiêm "có sức chịu đựng quá cao" vì trước đó, cựu lãnh đạo MND Lý Kiệt từng đánh giá Đài Loan chỉ có thể trụ được hai tuần nếu Mỹ không kịp đưa quân đến hỗ trợ. Ngoài ra, Taipei Times dẫn lời Giám đốc Cục An ninh Đài Loan Thái Đắc Thắng cho rằng tất cả còn phụ thuộc vào tinh thần chiến đấu và quyết tử của người dân. "Nếu mọi người muốn từ bỏ thì không thể chịu nổi đến một tháng", ông Thái khẳng định và lập luận rằng một cuộc chiến thời hiện đại xảy ra rất nhanh, không giống như Thế chiến 1 hay Thế chiến 2.
Theo báo cáo mới, nhằm ứng phó đe dọa quân sự từ đại lục, MND đang nỗ lực tăng cường năng lực cho binh sĩ bằng các cuộc tập trận thường xuyên kết hợp với nâng cấp, sắm khí tài quân sự. Cụ thể, lực lượng phòng vệ trên bộ Đài Loan ngày 19.3 nhận thêm 6 trực thăng AH-64E Apache trong khuôn khổ hợp đồng mua 30 chiếc từ Mỹ trị giá hơn 2 tỉ USD, theo CNA. Trước đó vài ngày, Đài Loan cũng đã tổ chức lễ đặt tên chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp tàu hộ tống tàng hình tốc độ cao Tấn Hải. Nhờ có đặc tính nhỏ gọn, cơ động, tốc độ cao cùng tên lửa đối hạm hiện đại Hùng Phong 2 và Hùng Phong 3, lớp tàu này được báo chí Đài Loan gọi là "sát thủ tàu sân bay". Dự kiến, sẽ có 12 tàu lớp Tấn Hải được trang bị cho lực lượng phòng vệ trên biển của Đài Loan. Bên cạnh đó, một quan chức Mỹ tiết lộ Washington vừa đồng ý bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Bắc.
Hơn 200 người tiếp tục chiếm nghị viện Đài Loan Ngày 21.3, hơn 200 người, chủ yếu là sinh viên, tiếp tục chiếm giữ tòa nhà nghị viện Đài Loan nhằm phản đối một thỏa thuận hợp tác thương mại quy mô lớn với Trung Quốc, do chính quyền chưa chấp thuận tổ chức đối thoại với họ. AFP dẫn lời đại diện nhóm này cho hay họ sẽ có thêm hành động nhưng chưa cung cấp chi tiết. Trong khi đó, có khoảng 12.000 người biểu tình quanh tòa nhà nghị viện để ủng hộ nhóm chiếm giữ. Chính quyền Đài Loan đã huy động cảnh sát đến bảo vệ văn phòng của lãnh đạo Mã Anh Cửu, khoảng 2.000 nhân viên an ninh vẫn đang nỗ lực tiến vào giải phóng tòa nhà nghị viện nhưng chưa thành công. Cuộc chiếm giữ diễn ra từ tối 18.3 và đến nay đã có ít nhất 48 người bị thương trong các cuộc xô xát giữa cảnh sát và người phản đối, theo AFP.
Theo TNO
Đài Loan nói đe dọa quân sự từ Trung Quốc không giảm Mặc dù quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan có dấu hiệu ấm lên trong thời gian qua nhưng Cơ quan Phòng vệ Đài Loan khẳng định mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này vẫn không giảm. Đài Loan dự kiến nhận thêm 6 chiếc AH-64E Apache vào ngày 17.3 - Ảnh: AFP...