Đài Loan “giãy nảy” vì Ba Bình không phải là đảo
Đài Loan đã lên án quyết định của Tòa trọng tài rằng: Ba Bình (Itu Aba) là đá, chứ không phải là đảo.
Tòa trọng tài đã tuyên Ba Bình là đá, chứ không phải là đảo
Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VI Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines, đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines – Trung Quốc, liên quan đến quyền và quyền lợi hàng hải ở Biển Đông, trong đó có quy chế pháp lý và quyền của các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng, chiểu theo UNCLOS 1982.
Là một bên tranh chấp ở Biển Đông, cũng có yêu sách tương tự như Trung Quốc và đang kiểm soát Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), Đài Loan ngay lập tức đã có phản ứng. Phản ứng của Đài Bắc tập trung chủ yếu vào kết luận của tòa trên 2 vấn đề:
Một là, “đường 9 đoạn” mà cả Đài Loan và Trung Quốc đều vin vào để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là không phù hợp với UNCLOS 1982.
Hai là, Ba Bình là đá, chứ không phải là đảo, do đó không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.
Video đang HOT
Phủ Tổng thống Đài Loan và Bộ Ngoại giao Đài Loan ra tuyên bố nói phán quyết của Tòa trọng tài là “không có căn cứ pháp luật”, đồng thời cho rằng, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) có cái gọi là “chủ quyền” tại các đảo ở Biển Đông và được hưởng lợi ích tại khu vực biển này theo luật pháp quốc tế và Luật Biển.
Đài Bắc cũng có ý “trách móc” Tòa trọng tài khi nói rằng: “Tòa trọng tài chưa từng chính thức mời Đài Loan khi tiến hành quá trình thẩm xét, cũng chưa trưng cầu ý kiến” của họ.
Đài Bắc tuyên bố không chấp nhận phán quyết này và phán quyết này không mang tính ràng buộc về pháp luật đối với Đài Loan.
Trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết, Thủ tướng Đài Loan Lâm Toàn đã nói “nếu phán quyết của tòa không có lợi cho Đài Loan thì không mang tính ràng buộc”.
Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Thủy sản của Đài Loan tái khẳng định rằng, ngư dân Đài Loan sẽ tiếp tục đánh cá trong vùng biển xung quanh Ba Bình và Cảnh sát biển Đài Loan sẽ bảo vệ họ.
Hôm 10/7, hai ngày trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines – Trung Quốc, Cảnh sát biển Đài Loan đã phái một tàu Wei Hsing, trọng tải 1.800 tấn, ra Ba Bình làm nhiệm vụ tiếp tế và tuần tra.
Theo Văn phòng Tổng thống Đài Loan, Đài Bắc cũng có kế hoạch điều 1 tàu hải quân, 1 tàu khu trục lớp Lafeyette để tuần tra Biển Đông. Ban đầu, Đài Bắc định cho tàu khu trục khởi hành vào ngày 14/7, nhưng sau đó lại đẩy lịch lên sớm một ngày, tức vào hôm nay (13/7), dường như để phản ứng lại phán quyết của Tòa trọng tài.
Theo Năng Lượng Mới
Thủ tướng Campuchia tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA
Ông Hun Sen hôm qua cáo buộc Tòa trọng tài quốc tế (PCA) cùng một số nước thực hiện "âm mưu chính trị" khi cơ quan này sắp ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến Biển Đông.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP
"Đây không phải là vấn đề về luật pháp, nó hoàn toàn về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của tòa", AFP hôm qua dẫn lời thủ tướng Campuchia nói.
PCA được cho là sắp đưa ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong tháng này. Giới quan sát nhận định phán quyết sẽ có lợi cho Manila.
Ông Hun Sen hôm qua cũng thể hiện sự giận dữ khi nhắc đến việc một số nước cho rằng Phnom Penh chịu áp lực từ Bắc Kinh nên đã "góp phần" gây ảnh hưởng tới bản tuyên bố chung của ASEAN tuần trước.
Ông miêu tả việc cáo buộc Phnom Penh gây khó dễ cho bản tuyên bố chung là "không thể chấp nhận được" và "rất bất công với Campuchia".
Thủ tướng Campuchia cũng cho rằng các nước đưa ra lập luận đó "lợi dụng Campuchia để chống lại Trung Quốc".
Dù các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp tuần trước cùng người đồng cấp Trung Quốc tại Côn Minh vẫn ra bản tuyên bố chung nhưng sự kiện này đã kết thúc trong ồn ào khi hiệp hội bị cho là "chia rẽ" về vấn đề Biển Đông. Sau khi Malaysia đưa ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng ở Biển Đông, văn bản này đã bị thu về.
Một số tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN cho hay Lào, Campuchia và Myanmar là những nước phản đối bản tuyên bố đầu tiên.
Vụ việc này gợi lại sự cố hồi năm 2012, các Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung khi họp tại Phnom Penh, trong năm Campuchia làm chủ tịch ASEAN.
Khánh Lynh
Theo VNE
Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc Hồ sơ do Philippines đệ trình Tòa Trọng tài Thường trực gồm 15 nội dung, nhưng chỉ có 7 nội dung thuộc thẩm quyền của PCA Tại cuộc tọa đàm do báo điện tử VOV thực hiện chiều 11/7, 2 vị khách mời là Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám...