Đài Loan giải thích việc chi 1,8 tỷ USD mua vũ khí Mỹ
Đài Loan muốn duy trì năng lực phòng thủ đáng tin cậy khi mua vũ khí Mỹ, nhưng không tìm cách chạy đua vũ trang với Trung Quốc đại lục.
“Chúng tôi đặt ra yêu cầu và phát triển lực lượng phù hợp với khái niệm về chiến lược răn đe mạnh mẽ, trong đó bao gồm năng lực chiến đấu và tác chiến phi đối xứng đáng tin cậy để củng cố khả năng phòng thủ”, Yen De-fa, người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan, hôm nay nói với các phóng viên, đề cập đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn thương vụ trị giá 1,8 tỷ USD bán nhiều loại vũ khí hiện đại cho hòn đảo.
Ông Yen cảm ơn Mỹ, cho biết những hợp đồng vũ khí vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt sẽ giúp Đài Bắc cải thiện năng lực phòng thủ để “đối phó với tình hình và những mối đe dọa mới”, nhưng cho rằng Đài Loan không tìm cách đối đầu với đại lục bằng một cuộc chạy đua vũ trang.
Tiêm kích Đài Loan diễn tập cất hạ cánh trên đường cao tốc năm 2019. Ảnh: AFP.
Phát biểu được quan chức Đài Loan đưa ra sau khi Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận các thương vụ bán cho Đài Loan 135 tên lửa hành trình AGM-84H SLAM-ER, 11 hệ thống pháo phản lực HIMARS, 6 tổ hợp cảm biến MS-110 Recce cho tiêm kích, kèm theo hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo vận hành với tổng trị giá 1,8 tỷ USD.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thương vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã xâm phạm vấn đề nội bộ của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – trung, kêu gọi Washington ngừng chuyển giao khí tài quân sự cho Đài Bắc và cảnh báo sẽ “phản ứng phù hợp” tùy theo diễn biến tình hình.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan và đang cung cấp cho hòn đảo nhiều khí tài hiện đại trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
Bắc Kinh gần đây tăng cường đáng kể hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan trong lúc quan hệ Mỹ – Trung giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Hai ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay là Donald Trump và Joe Biden đều tìm cách tỏ ra cứng rắn trong cách tiếp cận với Bắc Kinh.
Washington có trách nhiệm cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện quân sự để tự vệ, nhưng hiện chưa rõ nước này có trực tiếp can thiệp quân sự trong trường hợp Đài Loan bị tấn công hay không.
Chính quyền Trump đã phê duyệt hàng loạt hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan gần đây, nổi bật là 66 tiêm kích F-16V và 102 xe tăng M1A2 Abrams trị giá nhiều tỷ USD. Washington cũng thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa lực lượng phòng vệ nhằm thực thi chiến lược biến hòn đảo thành một “con nhím” khó bị tấn công.
Tín hiệu đằng sau việc Mỹ bán hàng trăm tên lửa cho Đài Loan
Lầu Năm Góc hôm 21-10 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng bán 3 hệ thống vũ khí cho Đài Loan, bao gồm hệ thống cảm biến, tên lửa và pháo, có trị giá tổng cộng khoảng 1,8 tỉ USD.
Tuần trước, hãng Reuters đưa tin Nhà Trắng đang thúc đẩy 5 thương vụ riêng rẽ để bán các loại vũ khí hiện đại cho Đài Loan, giá trị hợp đồng khoảng 5 tỉ USD.
Các nguồn tin của Reuters tiết lộ tổng giá trị hợp đồng vũ khí Mỹ dự định bán cho Đài Loan trước ngày bầu cử sẽ được chia thành 5 đợt. Nguồn tin của hãng này tiết lộ sẽ có từ 100 tới 400 tên lửa các loại được bán cho Đài Loan.
Trong thương vụ bán vũ khí mới được thông qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề xuất chính thức lên Quốc hội việc bán 11 bệ phóng pháo phản lực trên xe tải do nhà thầu Lockheed Martin sản xuất - Hệ thống Pháo Phản Lực Cơ động cao (HIMARS) - cho Đài Loan, với giá ước tính là 436,1 triệu USD.
Bệ phóng pháo phản lực trên xe tải do nhà thầu Lockheed Martin sản xuất - Hệ thống Pháo Phản Lực Cơ động cao (HIMARS). Ảnh: EPA
Thương vụ này bao gồm cả 135 quả tên lửa AGM-84H SLAM-ER và các thiết bị liên quan do Boeing sản xuất, với giá trị ước tính 1,008 tỉ USD.
AGM-84H SLAM-ER là loại tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất ngoài tầm phòng không. Loại tên lửa này là biến thể tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống tàu mặt nước AGM-84 Harpoon, có khả năng đạt tầm phóng tới 280 km và được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt (IIR), hệ thống dẫn đường đầu cuối giúp phi công có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở pha cuối.
Thêm vào đó còn có 6 hệ thống cảm biến MS-110 Recce do Collins Aerospace chế tạo máy bay phản lực, ước tính 367,2 triệu USD.
Dự kiến Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục đưa ra thông báo khác liên quan đến máy bay không người lái MQ9 do hãng General Atomics chế tạo và tên lửa chống hạm Harpoon trên đất liền do Boeing sản xuất, có thể cho phép Đài Loan giành được ưu thế trên biển và ưu thế trên không trong một cuộc xung đột.
Đài Loan có thể đưa tên lửa đất đối không SLAM-ER lên máy báy chiến đấu F-16. Ảnh: Nikkei
Tính cả thượng vụ này, Mỹ bán khoảng 17,5 tỉ USD vũ khí cho Đài Loan trong bốn năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump.
Phía Đài Loan nói rằng số khí tài này sẽ giúp cải thiện khả năng phòng thủ của vùng lãnh thổ này, đồng thời cho thấy "Mỹ coi trọng vị trí chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan". Dennis Weng, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Sam Houston State (Mỹ), nhận xét: "Mỹ đang cố gắng gửi một tín hiệu mạnh mẽ hơn".
Bắc Kinh giữ lập trường phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vùng lãnh thổ được Trung Quốc xem là của họ. Trước đó, hôm 13-10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết nước này sẽ có phản ứng "phù hợp và cần thiết" trước việc Mỹ bán vũ khí trong thời gian tới cho Đài Loan, đồng thời yêu cầu Mỹ nên chấm dứt ngay lập tức các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan.
Trung Quốc tuyên bố đáp trả Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện phản ứng "hợp pháp và cần thiết" sau tin Mỹ xúc tiến ba thương vụ vũ khí với Đài Loan. "Trung Quốc sẽ thực hiện phản ứng hợp pháp và cần thiết tùy theo diễn biến tình hình", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp...