Đài Loan đòi đưa máy bay săn ngầm P-3C tuần tra biển Đông
Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm 20.4 lần đầu tiên tuyên bố sẽ điều động máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C ra tuần tra biển Đông.
“Sát thủ săn ngầm” P-3 Orion – Ảnh: Reuters
Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 21.4 đưa tin, trong một báo cáo trình Viện Lập pháp Đài Loan, cơ quan phòng vệ của lãnh thổ này cho biết đã nhận được 8 chiếc P-3C mua từ Mỹ và dự kiến nhận thêm 4 chiếc nữa vào cuối năm nay.
Hiện tại, P-3C chủ yếu được sử dụng cho các chiến dịch trinh sát và do thám, chống tàu ngầm tại các vùng biển xung quanh Đài Loan, cũng như bên trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của vùng lãnh thổ này, theo cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Cơ quan này dần dần sẽ mở rộng hoạt động tuần tra của P-3C ra bên ngoài, bao gồm vùng biển phía đông nam Đài Loan, cũng như cả vùng biển thuộc biển Đông, theo Want China Times.
Video đang HOT
Đài Loan hiện đang chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm”, P-3C là máy bay tuần biển kiêm tìm diệt tàu ngầm hiệu quả, do tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Mẫu máy bay này được cho là sẽ thay thế phi đội 11 chiếc máy bay săn ngầm đã lỗi thời S-2T của Đài Loan, Want China Times cho hay.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Lo ngại đường băng trái phép của Trung Quốc, Nhật cân nhắc tuần tra biển Đông với Mỹ
Mỹ và Nhât Ban đang cân nhắc cho quân đội 2 nước tuần tra, do thám chung tại biển Đông sau khi có ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quôc sắp xây xong đường băng tại Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam.
Tàu sân bay USS Washington tập trận gần đảo Okinawa (Nhât Ban) - Anh: Reuters
Hãng tin Jiji Press (Nhật Bản) hôm 19.4 dẫn lời các nguồn tin từ chinh phu Nhật cho biết đề xuất tuần tra chung có mục đích nhằm đảm bảo sự ổn định cho tuyến hàng hải mà Tokyo sử dụng để nhập khẩu dầu thô, đồng thời cũng nhằm buộc Trung Quôc ngưng các hành động khiêu khích tại biển Đông.
Ảnh vệ tinh được công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, vào hôm 17.4 cho thấy công trình xây dựng đường băng trái phép của Trung Quốc với chiều dài ước tính lên đến hơn 3.000 m trênbãi Đá Chữ Thập đã hoàn tất được hơn 2/3.
Các chuyên gia phân tích đã nhiều lần nêu nghi ngờ về việc Trung Quôc sẽ xây một đường băng tại Đá Chữ Thập, nhưng ảnh vệ tinh nói trên là bằng chứng cụ thể đầu tiên về viêc này, theo tờ The New York Times (My).
Trước các động thái gây bất ổn của Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cùng lên tiếng phản đối tại một cuộc gặp ở Tokyo hôm 8.4.
Phát biểu sau cuộc gặp, ông Nakatani cho biết Nhật sẽ xem xét khả năng phối hợp với Mỹ tại biển Đông.
Một quan chức Nhật giấu tên nói với Jiji Press rằng các tuyến hải trình vận chuyển dầu của Nhật đều đi qua biển Đông. Ông này nhận định chinh phu Nhật cần phải tiến hành tuần tra chung với Mỹ tại vùng biển này để đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Nguồn tin của hãng tin Nhật cho biết đang có tiến triển trong việc tạo một khung pháp lý cho việc tuần tra, do thám chung giữa quân đội 2 nước.
Chinh quyên Thu tương Nhât Shinzo Abe đã soạn thảo một đạo luật an ninh, trong đó có những sửa đổi trong bộ luật liên quan đến Lực lượng Phòng vệ Nhât Ban, bao gồm đề xuất cho phép lực lượng này bảo vệ tàu chiến Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, theo Jiji Press.
Hãng tin này còn cho biết thêm rằng Mỹ đang rất kỳ vọng vào triển vọng tuần tra biển Đông chung với Nhật vì điều này giúp giảm tải cho quân đội Mỹ.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chấn động: Trung Quốc do thám Ấn Độ và ASEAN Một báo cáo mới đây đã nêu chi tiết các cuộc tấn công mạng của một nhóm hacker tinh vi vào nhiều công ty và cơ quan chính quyền ở Ấn Độ và các nước ASEAN. Hôm nay, công ty an ninh mạng Mỹ Fire Eye Inc. đã công bố một báo cáo mới nhấn mạnh đến các hoạt động gián điệp mạng...