Đài Loan điều tra cáo buộc TQ chi 200 triệu USD can thiệp bầu cử
Nhà chức trách Đài Loan cho biết đã mở các cuộc điều tra trước thông tin Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD để can thiệp vào bầu cử tại hòn đảo này.
Theo SCMP, nhà chức trách Đài Loan hôm 24/11 cho biết đã khởi động cuộc điều tra sau khi một người tên Wang Liqiang tự nhận là gián điệp Trung Quốc khai nhận tham gia chiến dịch tình báo do Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm can thiệp vào bầu cử chức danh đứng đầu hòn đảo này.
Các cơ quan an ninh và điều tra Đài Loan cũng đã mở cuộc điều tra đối với Han Kuo Yu, ứng viên Quốc dân đảng có xu hướng thân Đại lục, với cáo buộc nhân 2,8 triệu USD từ Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử chức thị trưởng thành phố Cao Hùng tháng 11/2018.
Thị trưởng thành phố Cao Hùng Han Kuo Yu bị cáo buộc nhận 2,8 triệu USD từ Đại lục. Ảnh: AP.
Trong một thông báo đưa ra hôm 24/11, chính quyền Đài Loan cho biết vụ việc được đánh giá là nghiêm trọng và “các cơ quan an ninh quốc gia” đã thành lập một ủy ban để tiếp tục điều tra đối với những chứng cứ đã thu thập được.
Trước các cáo buộc mới xuất hiện, thị trưởng Cao Hùng Han Kuo Yu tuyên bố không có liên quan trong nghi án Đại lục can thiệp bầu cử tại Đài Loan.
Video đang HOT
“Tôi trân trọng tuyên bố rằng tôi không bao giờ nhận dù chỉ một đồng từ chính quyền Trung Quốc Đại lục, đừng nói là 2,8 triệu USD. Nếu có, tôi sẽ từ chức thị trưởng Cao Hùng ngay lập tức. Và trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, nếu tôi nhận dù chỉ 1 USD, tôi sẽ rút lui ngay lập tức”, ông Han khẳng định.
Wang Liqiang, người tự nhận là gián điệp Trung Quốc. Ảnh: The Age.
Quốc dân đảng đối lập tuyên bố là nạn nhân của những cáo buộc do Wang đưa ra.
Đảng này kêu gọi chính quyền Đài Loan nhanh chóng tiến hành điều tra để bảo đảm công bằng và tránh định kiến trong cử tri, trong bối cảnh tổng tuyển cử tại Đài Loan sẽ diễn ra trong năm 2020.
Mạng lưới truyền thông Nine của Australia hôm 23/11 cho biết điệp viên Trung Quốc đào thoát có tên Wang “William” Liqiang đã trao cho cơ quan phản gián của nước này danh tính của những sĩ quan tình báo cấp cao của Trung Quốc ở Hong Kong.
Đồng thời, người này cung cấp chi tiết về cách thức Bắc Kinh tài trợ và tiến hành các hoạt động ngầm tại Hong Kong, Đài Loan và Australia.
Wang cáo buộc Bắc Kinh mua tin truyền thông, thâm nhập vào các trường đại học, đóng góp cho các ứng viên thân thiện với Trung Quốc và tạo ra hàng nghìn tài khoản mạng xã hội để tấn công các ứng viên của đảng Dân Tiến.
Chiến dịch này còn thành lập 20 công ty truyền thông và Internet để tiến hành các vụ “tấn công có định hướng” và đầu tư khoảng 200 triệu USD vào các đài truyền hình ở Đài Loan.
Theo news.zing.vn
Lãnh đạo Đài Loan cảnh báo người dân về chiến dịch "mua người" âm thầm của Trung Quốc
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cảnh báo người dân về sự chi phối của Trung Quốc với truyền thông, trong bối cảnh cuộc bầu cử năm 2020 đã cận kề.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Theo SCMP, trong thông điệp ngày 10.8, bà Thái cảnh báo người dân thận trọng trước việc Trung Quốc thao túng truyền thông Đài Loan.
"Có những bằng chứng cho thấy những lo ngại này không hẳn là vô căn cứ", bà Thái nói. "Trung Quốc xâm nhập vào Đài Loan ở khắp mọi ngõ ngách và tôi hi vọng người dân cảnh giác cao độ, đặc biệt là với tin giả".
Nguồn tin trên Reuters nói Trung Quốc đã chi tiền cho ít nhất 5 cơ quan truyền thông của Đài Loan để đưa tin, làm phóng sự trên truyền hình để đăng những thông tin có lợi cho Bắc Kinh, chiếm lấy tình cảm của người dân trên đảo.
Trung Quốc "coi các doanh nhân Đài Loan như công dân của mình", một bài báo viết trên báo Đài Loan. Theo Reuters, đây được coi là ví dụ về các dạng bài hợp tác truyền thông được Bắc Kinh trả tiền.
Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc trả 30.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu đồng) cho 2 bài viết sâu về những nỗ lực của đại lục nhằm thu hút các doanh nhân từ Đài Loan, một người nắm được công việc và tài liệu nội bộ tiết lộ, theo Reuters.
"Tôi cảm thấy tôi đang viết bài và làm việc cho chính phủ Trung Quốc", nguồn tin nói.
Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc trả tiền cho hầu hết những bài viết trong các tài liệu mà Reuters có được. Những cơ quan chính phủ khác của Trung Quốc cũng làm theo cách này. Ít nhất một hợp đồng được ký bởi chính quyền cấp thành phố ở miền nam Trung Quốc với cơ quan báo chí ở Đài Loan.
Theo Danviet
Ráo riết xây dựng quân đội hàng đầu, Trung Quốc sắp mang ra dùng? Mặc dù không có mối đe dọa trực tiếp nào, Trung Quốc vẫn đang cố công xây dựng lực lượng quân đội lớn nhất thế giới kể từ sau Thế chiến 2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo tờ Economic Times, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) dù quốc gia này không ở...