Đài Loan điều tàu tuần tra đến gần đảo của Nhật
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 1.5 đã quyết định điều 2 tàu tuần tra đến gần đảo của Nhật trong nỗ lực được Đài Bắc giải thích là nhằm bảo vệ ngư dân Đài Loan.
Đài Loan điều 2 tàu tuần tra đến gần đảo của NhậtAFP
Hai tàu tuần tra xuất phát từ Cao Hùng đến gần một đảo nhỏ ở phía Tây Thái Bình Dương đang do Nhật kiểm soát, hãng tin của Đài Loan CNA cho hay.
Động thái điều tàu của Đài Bắc diễn ra sau khi tàu cá Tung Sheng Chi số 16 bị cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ hôm 25.4 khi ở cách đảo Okinotori của Nhật khoảng 150 hải lý.
Tàu cá Đài Loan và thủy thủ đoàn gồm 10 người đã được thả một ngày sau, sau khi đã đóng tiền bảo lãnh 6 triệu yen – tương đương 55.000 USD – theo yêu cầu của giới chức Nhật.
Tuy nhiên Đài Bắc phản đối dữ dội vì cho rằng cảnh sát Nhật vi phạm quyền đánh bắt cá của ngư dân Đài Loan khi họ vẫn ở trong vùng biển quốc tế. Tokyo chưa đưa ra phản ứng về vụ này.
Đài Loan xem đảo Okinotori là bãi đá, nằm cách cực nam Eluanbi của lãnh thổ này khoảng 860 hải lý, và không được luật biển quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; trong khi Nhật phủ nhận, cho rằng Tokyo được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Video đang HOT
Ông Yao Chou-tien, phó tổng giám đốc cơ quan cảnh sát biển Đài Loan nói rằng tàu tuần tra Đài Loan sẽ không gây hấn vì mục tiêu chính là bảo vệ ngư dân. Tuy nhiên, nếu tàu Nhật sử dụng vòi rồng hoặc có hành động bắt bớ đối với tàu cá Đài Loan, tàu tuần tra biển Đài Loan được trang bị vòi rồng và súng máy sẽ ra tay bảo vệ họ.
Đài Loan và Nhật có tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông Reuters
“Nhật không có quyền cấm tàu chúng tôi đánh bắt cá ở khu vực này. Chính quyền sẽ bảo vệ quyền tự do đánh bắt của ngư dân trong vùng biển quốc tế”, cơ quan cảnh sát biển Đài Loan viết trong một thông cáo, theo AFP. Dự kiến 2 tàu tuần tra của Đài Loan sẽ ở đó từ 2 đến 3 tháng.
AFP dẫn nguồn tin từ cơ quan quốc phòng nói rằng Đài Loan cũng có kế hoạch huy động cả tàu chiến đến vùng biển nói trên, nhưng người phát ngôn của chính quyền Đài Loan phủ nhận thông tin này.
Giới chức Đài Loan cho hay hiện có gần 200 tàu cá của ngư dân lãnh thổ này đang hoạt động ở gần đảo của Nhật. Đài Loan và Nhật cũng có tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư Đài/Senkaku trong vùng biển Hoa Đông, nơi Hàn Quốc và Trung Quốc cũng tranh chấp với Nhật.
Trung Quốc và Hàn Quốc phủ nhận đòi hỏi 200 hải lý đối với đảo Okinotori của Nhật.
Dù có tranh chấp đối với một số đảo và vũng biển, Đài Loan và Nhật đã ký thỏa thuận cho phép ngư dân Đài Loan đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp từ năm 2013.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đòn 'phủ đầu' của Trung Quốc đối với lãnh đạo mới của Đài Loan
Các nhà phân tích cho rằng việc người Đài Loan gần đây bị nhiều nước trục xuất về Trung Quốc, thay vì Đài Loan, là một phần cuộc tấn công ngoại giao của Bắc Kinh nhắm vào Thái Anh Văn, lãnh đạo sắp nhậm chức của Đài Loan.
Bà Thái Văn Anh là mục tiêu của đòn phủ đầu từ Bắc Kinh? - Ảnh: Reuters
Các nhà lập pháp Đài Loan ngày 15.4 cáo buộc Bắc Kinh cố tình bỏ qua thỏa thuận liên quan đến tội phạm Đài Loan ở nước thứ ba mà 2 bên ký kết hồi năm 2011 và "phá hoại mối quan hệ giữa 2 bờ eo biển" khi gây áp lực buộc các nước như Malaysia, Indonesia, Kenya trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc đại lục.
"Những hành động vi phạm như vậy chỉ tạo ra cái nhìn tiêu cực trong công chúng Đài Loan", tờ South China Morning Post ngày 16.4 trích dẫn thông cáo của các nhà lập pháp Đài Loan.
Hồi đầu tuần này, chính phủ Kenya đã trục xuất 76 người Đài Loan và Trung Quốc bị bắt hồi tháng 1.2016 vì liên quan một đường dây lừa đảo. Hàng chục người Đài Loan, bị cáo buộc hành vi tương tự ở Malaysia và Indonesia, đang đối mặt với nguy cơ sẽ bị đưa về đại lục xét xử. Đài Bắc phản đối việc này và yêu cầu các nước trên không gửi người Đài Loan đến đại lục.
Ngày 15.4, Malaysia trục xuất 20 trong số 52 nghi phạm người Đài Loan bị bắt về Đài Bắc, thay vì đại lục, AP cho hay.
Những nghi phạm Đài Loan (che mặt) bị Malaysia trục xuất về Đài Bắc - Ảnh: AFP
Trong khi đó, 2 nghi phạm người Đài Loan đã bị đưa về Trung Quốc từ Kenya vừa thú nhận trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc - CCTV - ngày 15.4 rằng họ đã tham gia vào đường dây lừa gạt nhiều nạn nhân ở đại lục. Các nhà phân tích từ cả đại lục và Đài Loan cho rằng việc này sẽ làm tăng sự bất bình từ công chúng Đài Loan đối với Bắc Kinh.
Ông Li Fei, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đài Loan của đại học Hạ Môn, cho biết các tranh cãi về vụ trục xuất người Đài Loan là "một lời cảnh cáo từ Bắc Kinh gửi đến nhà lãnh đạo mới của Đài Loan, bà Thái Anh Văn".
Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn vốn có tư tưởng đòi độc lập cho Đài Loan, điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc rất bực tức.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Lãnh đạo Đài Loan lại muốn đến Điếu Ngư Đài/Senkaku Sau khi ghé phi pháp đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm của Đài Loan sẽ đến Điếu Ngư Đài, quần đảo tranh chấp mà phía Nhật gọi là Senkaku. Điếu Ngư Đài/Senkaku đang bị Đài Loan và Nhật tranh chấp bên cạnh Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi...