Đài Loan có kế hoạch xây hải đăng trên đảo Ba Bình
Quan chức Đài Loan (Trung Quốc) mới đây có kế hoạch xây hải đăng trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và thời điểm khởi công có thể vào tháng 7/2015.
Tờ Taipei Times dẫn tin tức từ một quan chức Đài Loan giấu tên nói rằng việc thiết kế và thi công hải đăng sẽ do cho Công ty Tư vấn Kỹ thuật Đài Loan CECI phụ trách. Dự án có thể bắt đầu được khởi công vào giữa năm 2015 hoặc năm 2016 nếu bị trì hoãn.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quan chức giấu tên Đài Loan nói rằng, “Ánh sáng hải đăng sẽ khởi động Sáng kiến Hòa bình” ở Biển Đông và việc hoàn thành dự án sẽ mang “ý nghĩa quan trọng”.
Đài Loan dự kiến tổ chức một buổi lễ khánh thành và không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ đích thân đến tham dự.
Nhà lập pháp thuộc Quốc dân đảng (KMT), Lin Yu-fang biện minh rằng việc xây hải đăng tại đảo Ba Bình sẽ có tác động tích cực đến các nỗ lực cứu hộ trên biển.
Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2, la đao lơn nhât trong quân đao Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đai Loan đã chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên triển khai lực lượng tuần duyên đến đây.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa và yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Báo Trung Quốc nhận định lực lượng của Việt Nam ở Trường Sa
Báo Global Times của Trung Quốc mới đây viết: Việt Nam đóng giữ trên 29 đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và có 2200 binh sỹ đóng trên các đảo.
Mới đây, Global Times - một tờ báo có lập trường dân tộc cực đoan của Trung Quốc đã có bài phân tích về lực lượng các nước trên vùng Biển Đông. Bài viết đã liệt kê ra 4 nước là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Trong bài trước, chúng tôi đã trích dịch phần nói về Malaysia và Philippines. Trong phần còn lại này là nói về Việt Nam và Brunei. Sau đây là nội dung bài viết:
Việt Nam đóng trên 29 điểm đảo và rạn san hô
Từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 1990, Việt Nam đóng giữ trên 29 đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và củng cố cơ sở hạ tầng phòng thủ của họ trong khu vực.
Chiến sĩ Hải quân Việt Nam tuần tra đảo. Ảnh minh họa.
Việt Nam đã sử dụng hai chiến lược phòng thủ. Việc đầu tiên là thiết lập vị trí phòng thủ bao gồm cấu trúc phòng thủ vĩnh viễn có người sinh sống và có thể phục vụ khi có chiến sự, tạo thành một cơ sở hạ tầng phòng thủ chiến lược. Thứ hai là thiết lập tiền đồn quân sự và phòng bảo vệ trên các nhà giàn, mở rộng các khu vực phòng thủ.
Lực lượng Việt Nam tập trung vào 9 hòn đảo và rạn san hô bao gồm đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Điều kiện sống ở những căn cứ đó là thoải mái vì vậy có nhiều binh lính đang đóng quân ở đó. Các đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông.
Việt Nam có 2200 binh sỹ đóng quân ở quần đảo Trường Sa, chủ yếu trang bị súng, xe tăng, tên lửa chống tăng và trực thăng vũ trang nhưng không có tên lửa đối hạm vì các hệ thống hỗ trợ phức tạp và cấu trúc bắn kiên cố mà nó yêu cầu không thể thiết kế được trên các đảo.
Đảo Trường Sa Lớn trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Một bộ ảnh trên báo Việt Nam cho thấy trên 9 đảo và rạn san hô chính mà Việt Nam quản lý có súng phòng không 23mm. 6 trong số 9 đảo và rạn san hô có pháo phòng không 37mm. 5 điểm đảo có pháo 85mm và hai điểm đảo có pháo 122m và pháo 130mm.
Tại 6 điểm đảo có xe tăng hạng trung T-54/55. Tại 4 điểm đảo có xe tăng lội nước PT-76. Tổng cộng có khoảng 120 khẩu pháo và 60 xe tăng.
Trên đảo Trường Sa và đảo Nam Yết, quân đội Việt Nam có một tiểu đoàn pháo 122mm, một đại đội pháo 85mm, một đại đội pháo 130mm, 2 đến 3 đại đội phòng không với pháo 23mm hoặc 37mm cùng 1 đại đội xe tăng. Máy bay trực thăng quân sự có thể cất cánh và hạ cánh trên ít nhất là 5 trong số các điểm đảo và rạn san hô và Việt Nam đang quản lý.
Súng phòng không tầm thấp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Với sự bố trí này, có khả năng là khi bị tấn công, Việt Nam sẽ sử dụng pháo cỡ lớn của mình để chống lại các tàu chiến đối phương trong một cuộc đấu pháo tầm xa. Các khẩu pháo 130mm có tầm bắn 27 km, tầm bắn đó là tương đương với các pháo trên tàu khu trục. Phạm vi của các loại súng, pháo mà binh sỹ Việt Nam triển khai được chuẩn bị cho cả tầm xa, tầm trung và tầm gần phòng vệ để chống lại lính đổ bộ.
Lấy đảo Trường Sa là một ví dụ, trên đảo có 4 pháo với tầm bắn hơn 16km, 21 pháo có tầm bắn hơn 14km, 31 pháo có tầm bắn hơn 10km và 48 khẩu với tầm bắn hơn 2km. Quân đội Việt Nam cũng có thể sử dụng trực thăng để yểm hộ trên không.
Ngoài 9 điểm đảo lớn, quân đội Việt Nam cũng đóng quân tại các đảo và đá ngầm dễ bị tấn công. Nhưng trên các điểm như vậy thường chỉ bao gồm một nhà tạm bê tông hoặc nhà giàn với người lính chỉ trang bị vũ khí cá nhân.
Ngoài ra, một số đơn vị đặc biệt của quân đội Việt Nam được cho là đã được đào tạo cho nhiệm vụ đổ bộ vào quần đảo Trường Sa để phản kích giành lại đảo khi bị lấn chiếm.
Brunei không có hiện diện quân sự
Sau khi Brunei tuyên bố độc lập vào năm 1984, nước này tuyên bố chủ quyền đối với Louisa Reef. Brunei đã mua 3 tàu tuần tra ven biển vào năm 1994 sau khi Trung Quốc tuyên bố bãi đá này là một phần lãnh hải của họ và sau đó mua máy bay chiến đấu từ Anh. Mặc dù Brunei tuyên bố chủ quyền với Louisa Reef nhưng không có hiện diện quân sự trên đảo hay trên toàn bộ Biển Đông.
Theo NTD
Đài Loan ngang ngược tuyên bố bắn đạn thật trên đảo Ba Bình là "chuyện bình thường" Theo tin từ tờ WantChinaTimes, Đài Loan đã có những tuyên bố xem nhẹ tính nghiêm trọng của vụ bắn đạn thật trên đảo Ba Bình ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đài Loan - bà Anna Kao. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đài Loan - bà Anna Kao - trắng trợn khẳng định...