Đài Loan chở vật liệu ra đảo Ba Bình: Biến động mới?
Đài Loan đã thuê tàu Trung Quốc để chở nguyên vật liệu xây cầu cảng trị giá 100 triệu USD ra đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Thông tin trên được báo Japan Times ngày 7/2 dẫn nguồn Reuters cho biết. Theo đó, tàu tuần tra của Đài Loan đã hộ tống chiếc tàu thuê của một công ty công nghiệp nặng tại Thượng Hải chở nguyên vật liệu xây dựng đến đảo Ba Bình. Hai con tàu khác của Đài Loan theo dõi tàu Trung Quốc trong lúc bốc dỡ hàng.
Theo ông Liao Jaw-chang, giám đốc xây dựng thuộc Cục Kỹ thuật đường cao tốc Đài Loan, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng trái phép cầu cảng, con tàu Trung Quốc nói trên chở 11 thùng lặn đến đảo Ba Bình vào ngày 24/1 và rời khỏi đảo vào ngày 28/1.
Giới chức Đài Loan nói rằng sự kiện này chưa từng có tiền lệ.
Một tàu chở cần cẩu do công ty công nghiệp nặng Zhenhua Thượng Hải sản xuất, vào tháng 1/2011. Công ty này được giao chở vật liệu xây dựng ra đảo Ba Bình xây dựng cầu cảng trái phép.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, bác bỏ phần chủ quyền của các nước khác như Philippines, Việt Nam…
Tuy nhiên, theo giới quan sát, Bắc Kinh không mấy quan tâm việc Đài Loan xây dựng cầu cảng ở đảo Ba Bình. Đó là bởi Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình và không phản đối tỉnh đó củng cố lãnh thổ.
Video đang HOT
“Trung Quốc không quá quan tâm đến những gì Đài Loan làm trên đảo Ba Bình vì họ tin rằng một ngày nào đó họ sẽ kiểm soát được các đảo này. Trung Quốc có thể sống với điều này”, Ian Storey, chuyên gia phân tích an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện đáng kể từ khi ông Mã Anh Cửu được bầu làm lãnh đạo hòn đảo vào năm 2008. Tuy nhiên, ông Storey không cho rằng động thái thuê tàu hàng Trung Quốc nói trên sẽ mở ra một xu hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc trên Biển Đông bởi Đài Loan có quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ, trong khi đó Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề Biển Đông.
Dù vậy, giới phân tích tin rằng, nếu xảy ra xung đột tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc sẽ bảo vệ đảo Ba Bình vì Bắc Kinh coi đó là giá trị chiến lược của mình.
Tập kết phương tiện hạng nặng
Thông tin Đài Loan xây dựng cầu cảng tại Ba Bình rộ lên từ năm 2014 khi vào tháng 6/2014, Đài Loan tập kết nhiều phương tiện cơ khí hạng nặng trên đảo Ba Bình.Với việc xây dựng cầu cảng trái phép, Đài Loan dự kiến biến đảo Ba Bình thành một căn cứ bảo vệ cho các tàu đánh cá nước sâu, tàu nghiên cứu hàng hải và tàu khai thác tài nguyên trong khu vực.
Đảo Ba Bình có diện tích gần 0,5km2, la đao lơn nhât trong quân đao Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đảo có tầm quan trọng đặc biệt bởi nơi đây có đường băng cho máy bay và nguồn nước ngọt tự cấp.
Đài Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo vào năm 1946 sau khi Nhật Bản dùng nơi này làm căn cứ tàu ngầm trong Thế chiến II. Đài Loan thường xuyên triển khai binh sĩ, vũ trang trên đảo và có nhiều hành động nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
Năm 2013, Đài Loan đã chuyển nhiều súng cối tầm xa và pháo binh tới hòn đảo này, sau đó tổ chức đợt tập trận bắn đạn thật đầu tiên trên đảo, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Ba Bình.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép cũng như không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Tạm gác lại tranh chấp Biển Đông là thượng sách Trả lời truyền thông Đức nhân chuyến thăm Đức 4 ngày, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lo ngại, tranh châp chu quyên Biên Đông cộng thêm chủ nghĩa dân tộc và gánh nặng lịch sử “sẽ không thể giải quyết”. Ông cho rằng, đối mặt với tình hình như vậy, gác lại tranh chấp có lẽ là thượng sách. “Nhưng, tranh chấp có thể gác sang một bên. Các bên liên quan có thể đồng ý vấn đề không thể giải quyết, song nhìn về phía trước và tìm cách duy trì quan hệ bình đẳng, thực tế và mang tính xây dựng”, ông Lý Hiển Long nói. Hiện Philippines đang tìm cách yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế đóng ở Hamburg Đức thụ lý “tranh chấp chủ quyền”, nhưng ông Lý Hiển Long không quá kỳ vọng vào biện pháp giải quyết này, bởi vì Trung Quốc sẽ không thừa nhận quyền của Tòa án luật biển quốc tế. “Trung Quốc đã áp dụng tư thế nươc lơn: tôi tuyên bố có chủ quyền và cũng sẽ tiếp tục chủ trương như vậy”.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Singapore điều tra thông tin trên Facebook dọa giết ông Lý Hiển Long
Cảnh sát Singapore ngày 9.2 cho biết họ đang tiến hành một cuộc điều tra sau khi trên mạng xã hội Facebook xuất hiện những lời đe dọa giết Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi xác nhận thông tin về lời đe dọa thủ tướng và đang tiến hành điều tra", AFP dẫn lời một người phát ngôn của Cảnh sát Singapore ngày 9.2.
Theo AFP, trước đó, tài khoản Facebook có tên GM Pheonix ngày 6.2 đăng tải bức ảnh một viên đạn đặt trên mảnh vải ngụy trang dùng trong quân đội cùng dòng chữ: "Lý Hiển Long hãy chơi một trò chơi. Hãy tìm tôi nếu ông có thể bởi vì viên đạn này sẽ sớm bay xuyên qua đầu của ông. Tôi quên một vài điều. Có một người mặc áo khoác đen vừa đặt một quả bom ở sân bay Changi mà tôi không chắc là trong cái túi xách nào".
Đến ngày 7.2, tài khoản GM Pheonix tiếp tục đăng tải bức ảnh hai viên đạn trong một băng đạn với dòng chữ: "Lý Hiển Long... mỗi người đáng có một cơ hội thứ hai".
Đến ngày 8.2, GM Pheonix tiếp tục đăng tải một bức ảnh cho thấy Facebook ra thông báo cảnh cáo tài khoản này "cổ súy bán vũ khí" và giới hạn xem trang cá nhân này đối với những người từ 18 tuổi trở lên, cùng bình luận "Lmao" (một thuật ngữ internet dùng thể hiện sự ngạc nhiên).
Các "phát ngôn" (status - dòng trạng thái) của GM Pheonix trên Facebook đều có tag (gắn tên) tài khoản Facebook chính thức của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Những kiểu đe dọa các lãnh đạo trên mạng xã hội như thế này hiếm khi xảy ra ở Singapore, một trong những quốc gia có luật kiểm soát súng đạn rất nghiêm khắc, theo AFP.
Theo luật Singapore, bất cứ ai phạm tội sở hữu trái phép một khẩu súng hoặc đạn dược sẽ bị phạt tù 5 đến 10 năm và bị đánh bằng gậy gỗ ít nhất 6 lần. Nhưng ai phạm tội sử dụng vũ khí trái phép sẽ lãnh án tử hình.
Tài khoản GM Pheonix thu hút trên 8.000 người theo dõi, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc bắt đầu dùng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đang mang lại lợi ích kinh tế cho các nước "biết nghe lời" và trừng phạt những quốc gia phản đối tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại những "điểm nóng" tranh chấp. Các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc phải đối mặt với lựa chọn, hoặc chấp nhận tham...